Nguyên tắc trong quản trị RRTD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đà nẵng (Trang 25 - 26)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Nguyên tắc trong quản trị RRTD

Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng dựa trên hàng loạt các nguyên tắc, sau đây là một số nguyên tắc cơ bản.

- Chấp nhận rủi ro: bản thân hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro, vì vậy một trong những nguyên tắc của ngân hàng là chấp nhận rủi ro. Rủi ro là sự hiện hữu khách quan trong hoạt động tín dụng ngân hàng, ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro cho phép nếu như mong muốn một mức thu nhập phù hợp. Bỏi muốn loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là điều không thể. Đây là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường.Việc chấp nhận mức độ, loại bỏ rủi ro tín dụng nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cựu của chúng trong quá trình quản tri rủi ro tín dụng.

- Điều hành rủi ro cho phép: ngân hàng phải tính toán khả năng gánh chịu rủi ro của mình để thực hiện việc cấp tín dụng cho phù hợp. Không cấp tín dụng cho những món vay không có khă năng khống chế và kiểm soát.

- Quản lý độc lập các rủi ro tín dụng riêng biệt: các rủi ro trong ngân hàng là độc lập nhau chính vì vậy phải có biện pháp quản lý riêng rẽ, không được gộp các rủi ro để đưa ra cùng một phương pháp điều hành. Cùng một loại rủi ro nhưng phải được sắp xếp, phân loại và quản lý theo từng nhóm nhằm phù hợp với yêu cầu quản lý và tuân theo quy đinh của pháp luật.

- Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập: thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng chính vì vậy không ít ngân hàng đã chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà mắc sai sót trong việc quản trị rủi ro. Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro tín dụng. Các ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro tín dụng mà thiệt hại khi chúng xẩy ra không được cao quá mức thu nhập phù hợp. Có nghĩa rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao

20

hơn mức độ thu nhập mong đọi cần phải được loại bỏ.

- Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính: giá trị thiệt hại mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro tín dụng phải phù hợp vói phần vốn mà ngân hàng có thể trích lập dự phòng cho những thiệt hại do chúng gây ra. Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng vì khi rủi ro tín dụng xẩy ra nó kéo theo sự thiệt hại thu nhập, giảm tiềm năng lọi nhuận và nhịp độ phát triển ngân hàng trong tương lai.

- Hiệu quả kinh tế: mục đích cơ bản của việc quản trị rủi ro tín dụng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng khi xẩy ra. Cùng với điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro tín dụng ngân hàng có khă năng xẩy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xẩy ra.

- Phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng: hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển cũng như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng. Điều này sẽ tạo sự phát triển đồng đều, hiệu quả, an toàn và bền vững trong hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đà nẵng (Trang 25 - 26)