6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Mô hình xếp hạng tín dụng của ngân hàng là một công cụ tối ưu quản lý rủi ro trong quá trình thẩm định và chấm điểm tín dụng. Mô hình xếp hạng tín dụng của Agribank đã xây dựng theo trình tự, tiêu chí tương đối nghiêm ngặt và chặt chẽ. Tuy nhiên mô hình này có thể lưu ý ở một số tiêu chí như:
- Khi chấm điểm theo quy mô doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp có vốn kinh doanh, số lượng lao động, doanh thu thuần và nộp ngân sách càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp. Quan niệm này không hẳn lúc nào cũng đúng. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp lớn nhưng hoạt động lại không ổn định thậm chí phá sản, trong khi nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ
92
thì ngày càng phát triển và tạo được uy tín.
- Việc cho điểm với chỉ tiêu kinh nghiệm quản lý: không hẳn thời gian điều hành của ban quản lý càng lớn thì càng tốt. Trên thực tế, có những nhà lãnh đạo lâu năm dễ đưa doanh nghiệp đi vào lối mòn chỉ vì thiếu sự sáng tạo không đi kịp với xu hướng phát triển. Vì vậy, khi đánh giá kinh nghiệm của ban quản lý, cần bổ sung thêm một số yếu tố như trình độ học vấn, quá trình công tác, vị trí từng nắm giữ trong công việc,…
- Ngoài ra, mô hình xếp hạng tín dụng của ngân hàng cũng cần lưu ý thêm một số tiêu chí ví dụ như như: uy tín đối với Agribank ở những lần giao dịch trước đây hay cơ sở pháp lý liên quan đến việc thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng….
- Đẩy mạnh công nghệ ngân hàng
Công nghệ là " đòn bẩy " cho sự đột phá trong mọi hoạt động kinh doanh. Do vậy, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ giúp giảm tới 75% chi phí. Trong vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng, khi ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại có chất lượng thì việc đánh giá khách hàng, các dự án đầu tư dựa vào các tiêu chuẩn, chỉ tiêu, chỉ số sẽ nhanh chóng và chính xác. Đồng thời, các thông tin cần thiết liên quan đến khách hàng sẽ được lưu trữ và phân tích phục vụ cho công tác đánh giá và chia sẻ thông tin với các chi nhánh khác trong hệ thống. Agribank cần xác định một nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về quản lý nội bộ của ngân hàng, quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản, và có khả năng kết nối một cách thuận tiện với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật công nghệ ngân hàng hiện đại.
93
- Các thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng của Agribank (CIH) cần cập nhật thường xuyên và đa dạng.
Tại CIH, các thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng vẫn còn có những hạn chế nhất định. Các thông tin tại đây chủ yếu là lưu trữ thông tin về các khách hàng đã giao dịch với ngân hàng và các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.Các thông tin về việc đánh giá những biến động của môi trường kinh doanh còn chưa đa dạng.Vì vậy, CIH cần cung cấp thêm các thông tin đánh giá về sự biến động của môi trường kinh doanh đối với từng ngành nghề. Ngoài ra, CIH cũng có thể đăng các thông tin về văn hóa, xã hội, pháp luật của các nước có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh quốc tế của khách hàng. Qua các thông tin này, cán bộ tín dụng có thể tư vấn cho khách hàng để hoạt động kinh doanh của họ được diễn ra thuận lợi hơn.
- Phối hợp với các tổ chức tài chính, đối tác nước ngoài tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ trong toàn hệ thống Agribank.
Công nghệ hiện đại nhưng con người vẫn là nhân tố quyết định. Hoạt động của ngân hàng rất phức tạp, đặc biệt là hoạt động cho vay, do đó công nghệ kĩ thuật chỉ mang tính trợ giúp chứ không thể thay thế được kinh nghiệm và sự nhạy cảm của cán bộ tín dụng. Vì vậy, Argibank trung ương cần phối hợp với các tổ chức tài chớnh, các đối tác nước ngoài để các cán bộ trong ngân hàng được tham gia vào các khóa đào tạo, tham quan, khảo sát trong và ngoài nước nhiều hơn nữa nhằm nâng cao trình độ và nắm bắt được thực tế hoạt động, nhiệm vụ của các tổ chức tài chính và các ngân hàng tiên tiến trên thế giới từ đó tích lũy thêm kinh nghiệm cho công việc của mình.
94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Nội dung chương 3 đã xây dựng các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp. Mặc dù vậy chi nhánh chỉ có thể hạn chế ở mức thấp nhất các rủi ro, nâng cao khả năng quản trị, điều hành, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng trưởng ổn định và bền vững. Các đề xuất đối với Chính phủ, NHNN và hội sở chính về cơ chế, chính sách, luật pháp...nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay.
95
KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của NHTM nói chung và hoạt động của chi nhánh nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro. Một trong những vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu đó là công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng” một phần nào đó giúp chi nhánh tìm thêm những giải pháp mới để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu và thực tế đã ghi nhận được trong quá trình nghiên cứu đề tài đã đạt được những kết quả như sau:
1/. Nêu lên những vấn đề cơ bản nhất về tín dụng và rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng; đưa ra một số giải pháp thường được các NHTM áp dụng để phòng ngừa hạn chế rủi ro.
2/. Trên cơ sở phân tích thực trạng hạn chế RRTD tại Agribank Đà Nẵng. Qua đó, tìm hiểu được những thành tựa và tồn tại cũng như tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó.
3/. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Luận văn đã để xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế RRTD tại chi nhánh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] PGS.TS. Lâm Chí Dũng (2011), n trị N â h thươ
mại.
[2] ThS. Lê Thị Huyền Diệu (2010), "Quản lý rủi ro tín dụng – kinh
nghiệm các ngân hàng thế giới và bài học cho Việt Nam", Tạp chí
thị trường tài chính – Tiền tệ, số 1 + 2, trang 72 – 75
[3] TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân
hàng, Nhà xuất bản Tài chính.
[4] Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – Chi nhánh TP Đà Nẵng (2013-2015),
Báo cáo tổng kết hoạt độ k h doa h ăm 2013 -2015.
[5] Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tài liệu tập
huấn (2006), hệ thống xếp hạng nội bộ và chính sách phân loại nợ,
trích lập dự phòng rủi ro
[6] Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà
nước “Qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các Ngân hàng thương mại
[7] Quyết định số 18/207/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Ngân hàng Nhà
nước “Nội dung sửa đổi về trích lập dự phòng rủi ro"
[8] Thông tư 13/2010/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày
20/5/2010 về việc “Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”
Website