Nội dung của quản trị RRTD ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đà nẵng (Trang 26 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Nội dung của quản trị RRTD ngân hàng

a. Nhn dng ri ro tín dng:

Đây là tiêu thức quan trọng đánh giá chất lượng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Một hoạt động quản trị chỉ có chất lượng cao khi giúp ngân hàng nhận dạng rủi ro tín dụng càng sớm càng tốt. Nhận dạng rủi ro tín dụng bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cả các rủi ro. Để nhận diện rủi ro, nhà quản trị phải lập được bang liệt kê các dấu hiệu rủi ro đã, đang và có thể xuất hiện đối với ngân hàng bằng phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều

21

tra, phân tích các tài liệu, thông tin về khách hàng, về phương án hoặc dự án vay vốn, báo cáo tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; phương pháp lưu đồ; thanh tra hiện trường; phân tích các hợp đồng; làm việc với cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Cụ thể một số nhóm dấu hiệu như sau:

Các dấu hiệu từ phía khách hàng:

- Khách hàng đi vay không tuân thủ các quy định và thỏa thuận trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ.

- Trì hoãn, gây cản trở Ngân hàng trong việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, hoặc có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định trong Hợp đồng tín dụng.

- Giá trị Tài sản bảo đảm bị sụt giảm so với khi định giá ban đầu, có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán, hay trao đổi hoặc đã biến mất, không còn tồn tại.

- Không thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, chạy theo doanh thu, mở rộng kinh doanh quá mức kiểm soát.

- Không trả nợ đúng số tiền, đúng ngày theo quy định. Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu căn cứ thuyết phục.

- Sự gia tăng bất thường về hàng tồn kho, các khoản nợ. Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.

- Có dấu hiệu cho thấy Khách hàng trông chờ vào các nguồn thu nhập bất thường khác, không phải từ hoạt động kinh doanh chính hoặc hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán.

- Những thay đổi bất ngờ về số dư tiền gửi tại Ngân hàng, vốn tự có giảm dần một cách đáng nghi ngờ.

- Tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, bán hàng vội vã, sản phẩm giảm về chất lượng và số lượng, nhân sự chuyển việc hoặc nghỉ việc nhiều.

22

- Chấp nhận nguồn vốn vay với lãi suất cao, với mọi điều kiện.

Các dấu hiệu từ phía ngân hàng:

- Vì mục tiêu thực hiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nên đôi lúc xem nhẹ mục tiêu an toàn, hiệu quả.

- Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho một số khách hàng mới quan hệ lần đầu, khách hàng không thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của ngân hàng.

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt cấp tín dụng; không thực hiện kịp thời, thường xuyên giám sát khoản vay, khách hàng vay vốn.

- Cạnh tranh không lành mạnh trong việc cấp tín dụng như: Giảm điều kiện, thủ tục cấp tín dụng; hạ thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụ quá mức bình thường hoặc thực hiện chiến lược giữ chân khách hàng bằng các khoản tín dụng mới để họ không quan hệ với các tổ chức tín dụng khác mặc dù biết rõ các khoản tín dụng sẽ cấp tiểm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ không tốt, ý thức trách nhiệm với công việc chưa cao, tinh thần thái độ làm việc chưa nghiêm túc.

b. Đánh giá ri ro tín dng

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chỉ có tác dụng khi nó đánh giá, đo lường được mức độ rủi ro của từng khoản vay và của danh mục tín dụng, từ đó giúp ngân hàng đưa ra các biện pháp, hành động ứng xử kịp thời thích hợp. Vì thế, hoạt động quản trị có chất lượng hay không thể hiện ở việc nó có góp phần hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng hay không.

Đo lường rủi ro tín dụng là việc tất cả các ngân hàng đều phải làm để lượng hóa rủi ro tín dụng trên cơ sở đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Nếu việc đo lường được chính xác, biết được mức độ rủi ro sẽ cho phép ngân hàng chủ động trong việc theo dõi, đối phó và kiểm soát bằng những

23

biện pháp được tính toán trước khi rủi ro xảy ra.

Ngày nay hầu hết các ngân hàng đánh giá rủi ro tín dụng thông qua các mô hình định tính và mô hình định lượng. Các mô hình này không loại trừ nhau mà có thể phối hợp đồng thời với nhau tùy vào mục tiêu và đặc thù của từng ngân hàng để phát hiện rủi ro.

Mô hình định tính:

Mô hình định tính thường đượng thể hiện trong quá trình phân tích tín dụng và kiểm tra tín dụng như:

· Mô hình 6C:

Thông qua mô hình này có thể để đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, người đi vay có khả năng trả nợ khi khoản vay đến hạn hay không?

- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ: trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng,…

- Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia. Đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

- Thu nhập của người đi vay (Cash): Trước hết, phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán,…

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

24

- Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương theo từng thời kỳ...

- Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?

Quá trình kiểm tra tín dụng:

- Tiến hành kiểm tra tín dụng theo định kỳ (30, 60, 90 ngày ...).

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra thận trọng và chi tiết, bảo đảm những khía cạnh quan trọng nhất được kiểm tra.

- Kiểm tra các thường xuyên các khoản tín dụng lớn. - Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề. - Kiểm tra những ngành nghề có dấu hiệu suy thoái.

Mô hình định lượng:

Mô hình điểm Z

Để đo lường rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bài viết sử dụng mô hình điểm số Z của Giáo Sư Edward I. Altman để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Từ mô hình điểm số Z được Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau:

· Mô hình 1: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 1.00X5

25

Nếu 1.8 < Z < 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. · Mô hình 2: Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất Z’ = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5

Nếu Z’ > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.23 < Z’ < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z’<1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. · Mô hình 3: Đối với các doanh nghiệp khác

Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra. Công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau:

Z’’ = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4

Nếu Z’’ > 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.2 < Z’’ < 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z’’ <1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Trong đó:

X1: Hệ số vốn lưu động/trên tổng tài sản X2: Hệ số lãi chưa phân phối/tổng tài sản

X3: Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản

X4: Hệ số giá thị trường của tổng vốn sở hữu/giá trị hạch toán của nợ. X5: Hệ số doanh thu/tổng tài sản

· Chấm điểm tín dụng:

Chấm điểm tín dụng là kỹ thuật sử dụng các dữ liệu nghiên cứu thống kê và hoạt động để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với khách hàng. Điểm

26

tín dụng thể hiện ở một con số do ngân hàng xác định dựa trên cơ sở phân tích thống kê của chuyên viên tín dụng, của phòng tín dụng hoặc của công ty chuyên thực hiện dịch vụ chấm điểm tín dụng.

Ở Việt Nam, một số NHTM cũng đã quan tâm và triển khai thực hiện dịch vụ chấm điểm tín dụng đối với khách hàng, tuy nhiên việc này cũng chưa được áp dụng phổ biến rộng rãi vì còn trong quá trình thử nghiệm và cần hoàn thiện dần.

Ở Mỹ, The US Fair Isaac Company (FICO) là công ty phát triển hệ thống chấm điểm tín dụng tự động vào những năm 1960 và 1970. Điểm tín dụng do FICO xây dựng có giới hạn từ 300 đến 850, điểm trung bình là 720 và điểm càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp. Hệ thống tín dụng FICO dựa vào 5 yếu tố với trọng số như bảng sau:

Bảng 1.1. Các yếu tố xem xét khi chấm điểm tín dụng của FICO

Yếu tố Trọng số (%) Giải thích

Lịch sử thanh toán nợ 35 Thanh toán nợ đúng hạn không? Có lần nào không trả nợ hay không? Trị giá khoản tín dụng 30 Doanh số khoản tín dụng là bao

nhiêu?

Thời hạn tín dụng 15 Khoản tín dụng có thời hạn bao lâu? Lịch sử quan hệ tín

dụng 10

Đây có phải là khoản tín dụng mới hay không? Còn khoản tín dụng nào khác nữa không?

Loại tín dụng 10 Trả góp tiêu dùng hay mua bất động sản?

Dựa vào các yếu tố tác động với trọng số nêu trên, FICO xây dựng thang điểm và chấm điểm tín dụng. Sau đây là ví dụ về kết quả chấm điểm và xếp loại tín dụng theo hệ thống chấm điểm của FICO:

27 Bảng 1.2. Kết quả chấm điểm và xếp loại tín dụng theo hệ thang chấm điểm FICO Điểm tín dụng FICO Xác suất mất khả năng trả nợ Trên 800 1% Từ 700 – 799 5% Từ 680 – 699 15% Từ 500 – 679 71%

Nói chung, khách hàng có điểm tín dụng dưới 680 được xem là khách hàng có rủi ro tín dụng cao. Dựa vào quan hệ giữa điểm và xác suất mất khả năng trả nợ do FICO xây dựng, các ngân hàng quyết định “điểm ngưỡng” của mình tuỳ thuộc vào khả năng chấp nhập rủi ro của ngân hàng. Chẳng hạn, hầu hết các ngân hàng ở Mỹ sử dụng thang điểm của FICO để xếp hạng tín dụng cho khách hàng như sau:

Bảng 1.3. Thang điểm để xếp hạng tín dụng của FICO

Điểm tín dụng FICO Kết quả xếp loại

Từ 720 trở lên Rất tốt

Từ 680 – 719 Tốt

Từ 620 – 679 Trung bình

Từ 585 – 619 Rủi ro cao

Dưới 584 Rủi ro rất cao

Trên đây đã trình bày hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng như là những biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Trên thực tế, công việc này đã được vi tính hoá, hầu hết các ngân hàng ngày nay đều sử dụng hệ thống vi tính để thực hiện công việc chấm điểm tín dụng. Với hệ thống chấm điểm vi tính hoá, nhân viên tín dụng chỉ cần thu thập dữ liệu từ hồ sơ vay của khách hàng nhập vào hệ thống. Hệ thống sẽ tự động chạy chương trình chấm điểm và cho ra kết quả. Dựa vào kết quả chấm điểm, nhân viên tín dụng sẽ đề nghị và trình lãnh đạo cấp trên duyệt chấp nhận hoặc từ chối cho vay. Nhờ

28

vậy, việc chấm điểm tín dụng trở nên nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên, việc chấm điểm và quyết định cho vay như thế chủ yếu dựa vào các mô hình thống kê, do đó vẫn còn tiềm ẩn rủi ro.

· Xếp hạng tín dụng:

Đây là kỹ thuật đánh giá rủi ro tín dụng do các tổ chức xếp hạng thực hiện và công bố dựa trên các tiêu chí phản ánh uy tín tín dụng của người vay nợ. Ở Mỹ có các tổ chức xếp hạng tín dụng như Standard & Poor (S&P) và Moody’s Invester Service and Fitch. Hai tổ chức xếp hạng tín dụng này rất uy tín không chỉ thực hiện xếp hạng tín dụng trên thị trường vốn của Mỹ mà còn xếp hạng tín dụng trên thị trường vốn của nhiều nước.

Ở Việt Nam, các NHTM thường tự xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cho khách hàng. Cần lưu ý một điều là việc xếp hạng tín dụng do ngân hàng thực hiện có nhược điểm là không phản ánh trung thực và khách quan uy tín tín dụng của khách hàng. Kết quả xếp hạng có thể ảnh hưởng bởi sự nhìn nhận và tiêu chí chủ

c. Kim soát ri ro tín dng

Công việc trọng tâm của công tác quản trị rủi ro tín dụng là kiểm soát rủi ro tín dụng. Kiểm soát rủi ro tín dụng là sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra với ngân hàng. Có các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro tín dụng như sau:

Xây dựng và thực thi các chính sách, công cụđể kiểm soát RRTD:

- Chính sách tín dụng: Để đảm bảo hoạt động tín dụng của NHTM phát triển đúng định hướng, đạt mục tiêu an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro tín dụng thì mỗi NHTM phải xây dựng được một chính sách tín dụng nhất quán, hợp lý và phù hợp với đặc điểm của ngân hàng mình.

29

góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng: làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình thích hợp tại ngân hàng, trong đó nhiệm vụ các phòng ban bộ phận chức năng được xác định rõ ràng, các công việc liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, từ đó làm cơ sở cho phân công trách nhiệm ở từng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đà nẵng (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)