Thực trạng kiểm soát RRTD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đà nẵng (Trang 66 - 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Thực trạng kiểm soát RRTD

Kiểm soát RRTD giúp đam bảo an toàn cho khoản tín dụng, đồng thời kiểm tra, giám sát được quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, đây cũng là cơ sở để chi nhánh tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ, nâng cao chất lượng QTRRTD trong hoạt động.

61

khoản vay theo đúng như quy định. Các khoản vay được tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo đặc điểm, điều kiện và độ an toàn của khoản vay.

- Mở sổ theo dõi: CBTD mở sổ theo dõi các thông tin của khoản vay theo hợp đồng tín dụng, bảng theo dõi nợ vay, khai thác khi cần thiết, lưu các giao dịch trên hệ thống IPCAS, sao kê chứng từ theo ngày, tháng, năm giải ngân; số tiền gia hạn nợ; thời gian gia hạn nợ; số tiền chuyển nợ quá hạn…

- Khai thác phần mềm điện toán: CBTD thường xuyên sử dụng, khai thác thông tin trên IPCAS để theo dõi, quản lý khoản vay. Nếu phát hiện có sự sai lệch với hồ sơ tín dụng phải báo cáo với trưởng phòng tín dụng phối hợp với các phòng có liên quan để xử lý.

- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư bảo đảm tiền vay:

· Kiểm tra qua hồ sơ, chứng từ: kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân. Định kỳ hàng tháng, quý hoặc trường hợp đột xuất CBTD tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng thông qua sổ hạch toán theo dõi của khách hàng, hóa đơn, chứng từ hạch toán, chứng từ thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng.

· Kiểm tra tại hiện trường nhằm giám sát tiến độ thực hiện, thị sát vật tư, hàng hóa, thiết bị…

· Lập biên bản kiểm tra: CBTD lập biên bản kiểm tra về mục đích sử dụng vốn vay và vật tư đảm bảo nợ vay ngân hàng. Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc phát sinh vấn đề ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng thì CBTD báo cáo với lãnh đạo để có thể quyết định ngừng cho vay hoặc có biện pháp thu nợ trước hạn.

- Kiểm tra, phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay: theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình tài chính và bảo đảm tín dụng của khách hàng, đánh giá tiến độ thực hiện phương án, phân tích hiệu quả tình hình tài

62

chính từ các báo cáo của khách hàng.

- Kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay:

· Đối với tài sản bảo đảm là máy móc, thiết bị, nhà xưởng… thì CBTD phải thường xuyên kiểm tra hồ sơ tiền vay và kiểm tra thực tế để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự nhượng quyền sở hữu…

· Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh của bên thứ ba thì CBTD phải thường xuyên theo dõi tình hình tài chính của bên thứ ba để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ khi có yêu cầu.

- Rà soát tín dụng định kỳ, đột xuất:

· Rà soát định kỳ: CBTD thực hiện rà soát định kỳ đối với dư nợ khách hàng doanh nghiệp ít nhất 1 năm 02 lần. Việc rà soát bao gồm việc đánh giá tiến triển kinh doanh của khách hàng kể từ lần rà soát trước, phân tích cách thực hiện và sử dụng khoản vay, kiểm tra sự tuân thủ hợp đồng và cam kết khác. Đồng thời tiến hành xếp loại khách hàng và xếp loại khoản vay tùy theochất lượng khoản vay để có những biện pháp kịp thời nếu khoản vay có chiều hướng xấu đi.

· Rà soát bất thường: CBTD tiến hành kiểm soát đột xuất, ngay lập tức các khoản vay nếu phát hiện có những thay đổi bất lợi ảnh hưởng đến khả năng trả nợ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đà nẵng (Trang 66 - 68)