KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RRTD TẠI AGRIBANK CN ĐÀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đà nẵng (Trang 72 - 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RRTD TẠI AGRIBANK CN ĐÀ

ĐÀ NẴNG

Bảng 2.8. Tình hình nợ xấu của Agribank CN Đà Nẵng 2013- 2015

Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2013 Năm 2014 Năm2015

Nợ nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn 38 52 8

Nợ nhóm 4: nợ nghi ngờ 61 28 2

Nợ nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn 54 103 14

Tổng dư nợ 6.093 5.897 6.475

Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,51 3,1 0,37

Qua biểu trên ta nhận thấy rằng, mặc dù tổng dư nợ qua 3 năm 2013 – 2015 có thay đổi, năm 2014 giảm hơn năm 2013 , đến năm 2015 lại tăng và tỷ nợ nợ xấu qua các năm lại thay đổi, từ 2,51 năm 2013 lên 3,1 năm 2014 và giảm mạnh xuống chỉ còn 0,37% năm 2015 và tỷ lệ này là tương đối thấp. Mặc dù CN đã tập trung xử lý nợ xấu, tuy nhiên các năm qua các Chi nhánh của Ngân hàng No& PTNT trên cả nước gặp khá nhiều khó khăn và Agribank đang thực hiện tái cơ cấu, do đó Agribank CN Đà Nẵng không nằm ngoài tình trạng chung đó.

Phân tích nguyên nhân nợ xấu

a. Nguyên nhân khách quan

- Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, thị trường có nhiều

67

biến động khó lường, giá cả tăng cao, thị trường Bất động sản ở các thành phốgặp nhiều khó khăn. Một sỗ lĩnh vực, ngành Kinh tế bị ảnh hưởng lớn như xuất khẩu, vận tải biển, xây dựng… gặp khó khăn. Dẫn đến nhiều doanh nghiệp thua lỗ mất vốn dẫn đến phá sản, tác động xấu đến chất lượng tín dụng.

- Trên địa bàn TP Đà Nẵng ngày càng có nhiều TCTD hoạt động, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Để giữ chân được khách hàng của mình Agribank CN Đà Nẵng buộc phải cho vay kể cả các khách hàng chưa thực sự tốt, dẫn đến chất lượng tín dụng không cao, dễ xảy ra rủi ro.

- Rủi do do môi trường pháp lý chưa thực sự thuận lợi: NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật và văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng. Tuy nhiên việc áp dụng vào các hoạt động ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Trên thực tế, các NHTM là một tổ chức kinh tế, không có quyền cưỡng chế buộc khách hàng giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để ra tòa xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn động, tài sản tồn đọng.

- Hệ thống thông tin quản lý còn nhiều bất cập: hiện nay, ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Mặc dù trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã đạt được những kết quả trong việc cung cấp thông tin về hoạt động tín dụng nhưng nó chỉ cung cấp được ở các thành phố lớn, thông tin cung cấp được vẫn còn khá đơn điệu, chưa kịp thời. Tại Agribank CN Đà Nẵng, thông tin của khách hàng chủ yếu được cung cấp qua tài liệu của khách hàng và điều tra của cán bộ tín dụng, thông tin chưa đầy đủ và không thực sự chính xác nên dễ xảy ra rủi ro.

68

b. Nguyên nhân ch quan

- Phía khách hàng: Nợ xấu của Agribank CN Đà Nẵng chủ yếu xuất phát từ phía khách hàng vay là các doanh nghiệp.

· Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích cố ý lừa đảo Ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều, tuy nhiênnhững sự việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín cán bộ tín dụng và làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.

· Các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp không tuân thủ các chế độ hạch toán kế toán Việt Nam, số liệu chưa đầy đủ, trung thực. Do vậy, báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp mang tính hình thức hơn là thực tế, dễ xảy ra gian lận, thiếu sót.

· Khách hàng không có thiện chí trả nợ mặc dù hoạt động kinh doanh có hiệu quả, làm mất uy tín trong kinh doanh. Do đó, việc xác định uy tín khách hàng rất quan trọng và rất khó thực hiện.

- Phía ngân hàng

· Về năng lực của hệ thống quản lý:

Chất lượng quản lý điều hành ở một số đơn vị còn yếu kém, quản lý lỏng lẻo, thiếu kiểm tra kiểm soát, dẫn đến chất lượng kinh doanh kém, các tồn tại chậm được phát hiện và xử lý.Trong điều hành kinh doanh, nhiều đơn vị còn thụ động, chủ yếu tổ chức thực hiện theo chỉ đạo chung của NHNo ; chưa chủ động khảo sát đánh giá tình thực tế tại đơn vị, phát hiện sớm những biến động bất thường để xác định nguyên nhân và cụ thể hoá các giải pháp phù hợp. Việc xử lý các tồn tại ở một số đơn vị không kịp thời, thiếu cương quyết, còn nể nang, né tránh,việc xử lý quy trách nhiệm cá nhân đối với các khoản thất thoát do nguyên nhân chủ quan nhiều đơn vị thực hiện không

69

nghiêm túc nên làm suy giảm hiệu lực của các công cụ điều hành, không làm chuyển biến được nhận thức của cán bộ trong việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, dẫn đến tình trạng sai sót vẫn lặp đi lặp lại.

Lãnh đạo các phòng nghiệp vụ ở một số đơn vị còn yếu, còn nặng về công việc sự vụ, chưa làm tốt vai trò tham mưu điều hành hoạt động chuyên đề trên các lĩnh vực: Tham mưu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo chuyên đề, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cho cán bộ; kiểm tra, giám sát quá trình tác nghiệp của cán bộ.

· Về phía cán bộ tín dụng:

Năng lực thẩm định và quản lý khách hàng của một số cán bộ tín dụng còn yếu, nhất là tín dụng doanh nghiệp.Việc quản lý khách hàng vay vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp ở một số đơn vị thực hiện chưa tốt, nên việc nắm bắt thông tin về tình hình khó khăn của doanh nghiệp không kịp thời, dẫn đến lúng túng khi xử lý những trường hợp doanh nghiệp vỡ nợ. Một số đơn vị khi có trường hợp khách hàng vỡ nợ còn dấu diếm thông tin, tự xử lý còn nhiều lúng túng nhưng không báo cáo kịp thời về NHNo TP để xin ý kiến chỉ đạo, gây khó khăn thêm cho việc xử lý thu hồi nợ.

Một bộ phận cán bộ, chưa tự giác, tích cực trong việc học tập, nghiên cứu các văn bản, chế độ, quy chế quy trình nghiệp vụ của ngành và các kiến thức pháp luật, kiến thức ngoại ngành phục vụ cho công việc nên năng lực công tác yếu, để xảy ra nhiều sai sót, làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Một số cán bộ, nhất là cán bộ trẻ ý thức tổ chức kỷ luật kém, chưa nghiêm túc trong việc chấp hành quy trình nghiệp vụ và nội quy lao động, thiếu ý thức trong tu dưỡng phẩm chất đạo đức, sống buông thả, bị lôi kéo vào các tiêu cực xã hội.

Tại một số đơn vị cán bộ tín dụng chưa bám sát khách hàng để tham mưu, đề xuất thực hiện các chính sách linh hoạt để giữ khách hàng tốt, một số

70

trường hợp đến khi khách hàng chuyển sang quan hệ với TCTD khác cán bộ tín dụng mới nắm được.

Các chỉ tiêu KH tuy đều được giao cụ thể đến từng cán bộ, song một số đơn vị chưa quan tâm đến việc định hướng các giải pháp tổ chức thực hiện, không thường xuyên theo dõi, đánh giá đôn đốc tiến độ thực hiện nên kết quả đạt thấp.

· Về công tác kiểm tra, kiểm soát:

Công tác kiểm tra kiểm soát tại một số đơn vị thực hiện chưa tốt, chưa chủ động tăng cường kiểm tra để phát hiện và khắc phục sai sót, kể cả hoạt động của kiểm tra viên ở cơ sở và công tác tự kiểm tra của đơn vị. Một số đơn vị có sai sót do các đoàn kiểm tra phát hiện và kiến nghị nhưng tổ chức chỉnh sửa không nghiêm túc hoặc có sửa các món sai sót nhưng không chấn chỉnh các khoản phát sinh mới nên để sai sót lặp đi lặp lại.

Công tác kiểm tra kiểm soát còn nặng về kiểm soát hồ sơ thủ tục mà chưa chú trọng đúng mức tới việc kiểm soát chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ. Một số đơn vị chưa quan tâm đến công tác tự kiểm tra, còn mang nặng tính hình thức, thậm chí còn đối phó với cấp trên, cách làm tuỳ tiện, buông lỏng quy trình, đã tạo điều kiện cho cán bộ tác nghiệp lợi dụng, tiêu cực.

Năng lực của kiểm soát viên ở một số đơn vị cơ sở còn yếu, chưa đủ tầm để kiểm soát toàn diện mọi hoạt động của đơn vị được phân công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đà nẵng (Trang 72 - 76)