Giải pháp bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đà nẵng (Trang 93 - 94)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5.Giải pháp bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

Đối với các khoản vay chuyển nợ quá hạn do khách hàng gặp khó khăn tài chính, Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với khách hàng khi khách hàng đưa ra phương án kinh doanh hợp lý, có khả năng thay đổi tình hình hiện tại để tái cơ cấu lại nợ cho khách hàng.

Đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo: Ngân hàng có thể xử lý tài sản đảm bảo bằng biện pháp thu hồi tài sản, cho thuê tài sản, liên doanh hoặc góp vốn bằng chính tài sản đó để trừ nợ, bán nợ cho công ty mua bán nợ.

Đối với những khách hàng cố ý chây ỳ có thể sử dụng phương pháp kiện ra tòa để xử lý.

Ngân hàng cũng nên sử dụng các công cụ đảm bảo và bảo hiểm tiền gửi: Bảo hiểm tiền gửi là một biện pháp phòng ngừa rủi ro được nhiều ngân hàng thực hiện nhằm bảo vệ các khoản tiền gửi của khách hàng trong trường hợp ngân hàng không có đủ khả năng trả nợ cho khách hàng. Trên thế giới, hầu hết các hệ thống bảo hiểm tiền gửi đều do chính phủ thành lập hoặc là một bộ phận của ngân hàng trung ương. Do đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một định chế an toàn, có thể tạo lập và duy trì niềm tin của người gửi tiền ngay cả trong thời điểm khó khăn nhất. Ngoài việc bảo vệ người gửi tiền, bảo hiểm tiền gửi cũn cú những mục đích ngăn ngừa những vụ hỏa hoạn ngân hàng, đảm bảo an toàn, ổn định hoạt động hệ thống tài chính - ngân hàng, góp phần ổn định nền kinh tế.

Ngoải ra, ngân hàng cũng cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa các quy trình phân loại nợ và trích lập dự phong rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

88

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đà nẵng (Trang 93 - 94)