Giải pháp về nhân sự

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đà nẵng (Trang 92 - 93)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4.Giải pháp về nhân sự

Cán bộ, nhân viên là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Kết quả này phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ khách hàng, đó là những vấn đề mà khách hàng phàn nàn nhiều nhất. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng và tạo được hình ảnh thân thiện trong mắt khách hàng thì việc nâng chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên là giải pháp rất quan trọng trong mọi giai đoạn phát triển của ngân hàng.

Ngân hàng cần phải đề ra các tiêu chuẩn về bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp làm cơ sở lựa chọn cán bộ. Thường xuyên tổ chức các khóa học để nâng cao trình độ nhân viên, đồng thời khuyến khích các cán bộ cũ của Ngân hàng không ngừng tự bồi dưỡng và trau dồi kiến thức nằng lực.

Lãnh đạo ngân hàng cũng nên thường xuyên theo sát hoạt động của nhân viên để đánh giá chính xác năng lực của họ từ đó cân nhắc để bố trí nhân sự hợp lý, phát huy thế mạnh và hạn chế được nhược điểm của mỗi nhân viên.

Ngoài ra ngân hàng cũng không thể bỏ qua việc xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự, thực hiện cơ chế tài chính thông thoáng nhằm thu hút được nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất lượng để đảm trách các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì việc tăng trưởng tín dụng hàng ngày không đồng bộ với số lượng và chất lượng của cán bộ tín dụng rất dễ dẫn đến rủi ro tiềm tàng

87

trong hoạt động tín dụng. Do vậy việc xây dựng chính sách đãi ngộ là vấn đề rất cần thiết với mỗi ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đà nẵng (Trang 92 - 93)