ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm tại các phố chuyên doanh trường hợp các tuyến phố thời trang tại đà nẵng (Trang 92 - 93)

7. Bố cục của đề tài

4.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U

Qua quá trình phân tích và nghiên cứu, chúng ta thấy được vai trò của các nhân tốảnh hưởng đến ý định mua sắm tại các tuyến phố chuyên doanh – Trường hợp các tuyến phố thời trang tại Đà Nẵng, ý định mua sắm được tác động bởi 4 nhân tố: sự thuận tiện, bầu không khí và khung cảnh, thói quen và môi trường vật lý. Hai thành phần có ảnh hưởng mạnh nhất và có ý nghĩa thống kê đến ý định mua sắm tại tuyến phố chuyên doanh thời trang Đà Nẵng là sự thuận tiện (Beta = 0.402) và bầu không khí, quan cảnh (Beta = 0.316).

Kết quả cho thấy có 4 nhân tố tác động đến ý định mua sắm tại các tuyến phố chuyên doanh thời trang tại Đà Nẵng, là sự thuận tiện, bầu không khí và quan cảnh, thói quen và môi trường vật lý. Khi tác giả đối chiếu kết quả thu được từ nghiên cứu này với các kết quả từ các mô hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài được đề cập trong phần lý thuyết, thì thấy có những nhân tố tương đồng ảnh hưởng đến ý định mua sắm của người tiêu dùng đối với các trung tâm mua sắm hay các khu phố mua sắm nói chung và các cửa hàng thời trang trong các trung tâm mua sắm đó nói riêng. Đầu tiên là những nhân tố có sự tác động mạnh nhất được kế đến là bầu không khí và cảnh quan, sự thuận tiện, môi trường, nhân viên, nhận thức thương hiệu và kế đến là các nhân tố khác như các dịch vụ liên quan (ngân hàng, nhà hàng, quán café,…) và sự giải trí, hòa nhập xã hội đã được tác giả gộp chung vào nhân tố bầu không khí trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, có một nhân tố mới được phát hiện thông

“thói quen”. Bởi khi người được phỏng vấn được hỏi về ý định mua sắm thời trang thì trong tâm trí khách hàng liền nghĩ ngay đến hai tuyến đường thời trang có từ lâu đời ở Đà Nẵng, là tuyến đường Lê Duẩn và Phan Châu Trinh. Hai tuyến đường này tập trung rất nhiều cửa hàng thời trang dành cho cả nam và nữ. Nhân tố này chưa từng được nhắc đến trong các mô hình nghiên cứu về ý định mua sắm tại các trung tâm mua sắm của các tác giả khác. Đây được xem như là một phát hiện mới trong nghiên cứu này. Chính vì thế, để gia tăng ý định mua sắm của khách hàng trong điều kiện kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các nhà quản lý bán lẻ và nhà quản lý các khu vực mua sắm cần tập trung củng cố và phát triển các yếu tố trên và tập trung thêm vào yếu tố “thói quen”. Yếu tố này đó có sẵn trong tâm trí khách hàng và các nhà quản lý nên tìm ra các biện pháp nhằm khơi dậy và kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Có như vậy thì những chiến lược, giải pháp đề ra mới có tính thực tiễn và mang lại hiệu quả cao.

Đề tài nghiên cứu này còn mới mẻ ở nước ta nên các kết quả của nghiên cứu này có thể làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về ý định mua sắm tại các tuyến phố chuyên doanh thời trang tại Đà Nẵng nói riêng cũng như các tỉnh thành khác ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm tại các phố chuyên doanh trường hợp các tuyến phố thời trang tại đà nẵng (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)