So sánh kết quả nghiên cứu so với các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm chức năng của người tiêu dùng tại đà nẵng (Trang 86 - 90)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

4.1.3. So sánh kết quả nghiên cứu so với các nghiên cứu trước đây

- So vi kết qu nghiên cu ca Christine Mitchell và Elin Ring (2010)

Dựa trên các lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm chức năng gồm có thái độ, chuẩn chủ

quan, niềm tin kiểm soát. Trong đó thái độ có tác động mạnh nhất đến ý định mua của người tiêu dùng Thuỵ Điển.

Trong nghiên cứu của tác giả có sự khác biệt so với kết quả của Christine Mitchell và Elin Ring( 2010) là việc bổ sung thêm nhân tố mới kiến thức và ý thức khoẻ. Các nhân tố này này đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng

- So với nghiên cu ca G. Rezai, P.K.Teng, Z. Mohamed và M.N Shamsudin (2012).

Sử dụng mô hình TPB điều chỉnh để điều tra kiến thức , thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi của giới trẻ sử dụng thực phẩm chức năng ở Malaysia. Trong đó thái độ, kiến thức đối với thực phẩm chức năng và nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng. Người có thu nhập ở mức cao có khả năng mua thực phẩm chức năng hơn so với người có thu nhập thấp.

Nghiên cứu của tác giả cũng đánh giá, so sánh các nhân tố trên nhưng kiến thức và thái độđã được gộp lại thành biến nhận định của người tiêu dùng và khi tiến hành phân tích hồi quy thì nhân tố này mặc dù có ảnh hưởng đến ý

định mua nhưng chỉ ở mức thấp. Ngoài ra, nghiên cứu tác giả cho thấy không có sự ảnh hưởng giữa các nhóm thu nhập khác nhau với ý định mua thực phẩm chức năng.

- So với nghiên cu ca Jorgelina Di Pasquale và cng s( 2011)

Nghiên cứu nhằm phân tích hành vi của người tiêu dùng liên quan đến thực phẩm chức năng, phân tích lý do người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm chức năng hoặc không sử dụng thực phẩm chức năng, đánh giá việc tiêu dùng và sẵn sàng chi trả cho các loại thực phẩm chức năng gồm các nhân tố: Chi phí, thu nhập, độ tuổi, kiến thức, kênh mua sắm (siêu thị), chế độăn.

Nghiên cứu này khác với tác giả vì nghiên cứu tập trung phần lớn vào

đặc điểm nhân khẩu học của người tiêu dùng và đó là lý do ảnh hưởng đến ý

định mua, cụ thể là người có lối sống lành mạnh chế độ ăn uống hợp lý là người lựa chọn chi trả cho các thực phẩm chức năng. Ngoài ra ảnh hưởng của quảng cáo, nhãn mác sản phẩm và marketing có vai trò quan trọng đến sự lựa chọn thực phẩm chức năng của người tiêu dùng.

- So với nghiên cu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thc phm chc năng giàu Omega-3 ti th trường M (Patch và cng s, 2005)

Nghiên đã báo cáo rằng thái độ là yếu tố quyết định duy nhất ảnh hưởng

đến ý định của người tiêu dùng đối với các loại thực phẩm chức năng giàu Omega-3, trong khi chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi không có dấu hiệu nào tác động lên ý định mua loại thực phẩm này.

Trong khi nghiên cứu trên chỉ kết luận duy nhất thái độ là yếu tố ảnh hưởng nhưng đối với nghiên cứu của tác giả cũng dựa trên mô hình TPB và có hiệu chỉnh cho phù hợp với thị trường Việt Nam nhưng lại có kết quả là ý thức sức khoẻ mới đóng vai trò quan trọng lên ý định mua thực phẩm chức năng, kế tiếp là truyền thông xã hội niềm tin kiểm soát và nhận định của người tiêu dùng.

4.2.MT S KIN NGH

4.2.1. Đối vi cơ quan qun lý

Dựa trên kết quả thống kê cho thấy, một trong những rào cản lớn nhất giữa người tiêu dùng và thực phẩm chức năng hiện nay là kiến thức của người tiêu dùng đối với thực phẩm này. Đa số nắm vững các kiến thức cơ bản về

thực phẩm chức năng như tồn tại dưới nhiều dạng, chi phí nghiên cứu tốn kém… Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng còn chưa có kiến thức đầy đủ về thực phẩm chức năng có thể gây tác dụng phụ hay không vì thực tế truyền thông từ các doanh nghiệp và nhà cung cấp các sản phẩm chức năng đều đem lại công dụng hữu hiệu khi sử dụng nhưng không phải loại thực phẩm chức năng nào cũng phù hợp với mọi người và thị trường tràn lan các sản phẩm vừa tốt vừa kém chất lượng.

Chính vì vậy các cơ quan chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu

những phương án truyền thông một cách sâu rộng về thực phẩm chức năng và những lợi ích của nó như tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị về các vấn đề

liên quan đến sản phẩm, giúp người tiêu dùng có thể hiểu rõ rằng các loại thực phẩm chức năng không phải là thần dược có thể chữa được tất cả các bệnh hay sử dụng tuỳ tiện.

Một trong các nhân tố gây ra sự nhầm lẫn lớn cho người tiêu dùng chính là các doanh nghiệp với các quảng cáo, truyền thông sai sự thật, thổi phồng lợi ích của thực phẩm chức năng. Chính vì vậy các cơ quan quản lý cần có những chế tài phù hợp nhằm răn đe những vi phạm từ phía các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất. Để làm được điều này cần tăng cường công tác thanh tra, phát hiện sớm những sai phạm đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo, kiên quyết xử lý nghiêm để tăng cường hiệu quả quản lý. Ngoài ra, không chỉ chú trọng

đến người tiêu dùng mà các cơ quan chức năng, ban ngành cần tăng cường công tác giáo dục, truyền bá cho các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như sản xuất kinh doanh về một chiến lược kinh doanh lành mạnh, chú trọng vào lợi ích của người tiêu dùng để các doanh nghiệp tạo được một vị thế vững chắc và lâu dài trên thị trường đầy tiềm năng này. Theo định nghĩa thực phẩm chức năng là sản phẩm hỗ trợ chức năng các bộ phận cơ thể của con người, tạo sự

thoải mái nâng cao sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Trong quy định quản lý thực phẩm chức năng luôn luôn yêu cầu bắt buộc phải ghi dòng chữ

“Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Ngoài ra, thực phẩm chức năng khác thuốc chữa bệnh ở chỗ có thể sử

dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, sử dụng lâu dài, kể cả người khỏe hay người bệnh cũng có thể sử dụng. Nhưng riêng đối với thuốc, phải sử dụng theo sự chỉđịnh của bác sĩ và sử dụng theo phác đồ điều trị trong những bệnh cụ thể. Trong quy chế công bố tiêu chuẩn cũng như cấp phép để sản xuất, lưu

hành và ghi nhãn thì bao giờ cũng phải có quy định ghi rõ thông báo cho người tiêu dùng biết đó là thực phẩm chức năng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm chức năng của người tiêu dùng tại đà nẵng (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)