7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh
a. Các nhân tố bên trong ngân hàng
Các nguồn lực của ngân hàng: là cơ sở quyết định khả năng cho vay của ngân hàng, bao gồm:
Quy mô vốn điều lệ, tuy nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, nhƣng đây lại là nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng để thu hút đƣợc các nguồn vốn khác, là tiền đề của sự uy tín của ngân hàng.
Cơ sở vật chất, mạng lƣới của ngân hàng, bao gồm hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch, các điểm giao dịch….
Nguồn nhân lực của ngân hàng: số lƣợng cán bộ tín dụng phụ trách cho vay hộ kinh doanh, trình độ của nhân viên, thái độ phục vụ trong quá trình hoạt động….
Hệ thống công nghệ của ngân hàng: hạ tầng công nghệ và các phần mềm quản lý hoạt động cho vay hộ kinh doanh.
Chính sách tín dụng: là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đƣa ra định hƣớng và hƣớng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Tổng thể các quy định này bao gồm toàn bộ các vấn đề liên quan đến cấp tín dụng nhƣ: quy mô, lãi suất, kỳ hạn, tài sản đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội
dung khác…
Chính sách tín dụng của ngân hàng nhằm xác định phƣơng hƣớng sử dụng vốn của mình để tạp ra các tài sản có chất lƣợng cao, ít rủi ro, đồng thời hƣớng dẫn cho cán bộ tín dụng thực thi các hoạt động của mình.
Chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động cho vay. Ngƣợc lại, chính sách tín dụng không phù hợp với điều kiện của ngân hàng và thị trƣờng thì có thể gia tăng rủi ro trong hoạt động này.
Quy trình cho vay: là những bƣớc thực hiện theo một thủ tục nhất định từ khi xét đơn vay đến khi thu hồi nợ để đảm bảo an toàn vốn. Đây là một quá trình liên tục, theo một trật tự nhất định, có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau. Hoạch định và thực thi một quy trình cho vay phù hợp sẽ góp phần hoàn thiện cho hoạt động cho vay hộ kinh doanh và ngƣợc lại sẽ hạn chế hiệu quả hoạt động này.
Khả năng thu thập và xử lý thông tin: thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh hiện nay. Đơn vị có càng nhiều thông tin thì càng có lợi thế, với ngân hàng, thông tin tín dụng lại càng quan trọng hơn, nó là cơ sở để quyết định cho vay. Thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì độ an toàn về vốn vay càng cao, rủi ro càng thấp.
Khả năng tiếp cận thị trƣờng cho vay: là việc phát triển khách hàng hộ kinh doanh, duy trì nguồn khách hàng hiện có và mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng nhằm tạo thị phần ngày càng cao trong lĩnh vực cho vay hộ kinh doanh.
Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng cũng nhƣ định hƣớng phát triển của thị trƣờng, ngân hàng hoạch định chiến lƣợc phù hợp với hoạt động cho vay hộ kinh doanh. Đồng thời, khả năng tiếp cận thị
trƣờng còn là việc đơn vị đƣa ra các chiến lƣợc marketing phù hợp với thị trƣờng mục tiêu đã lựa chọn.
Trong bối cảnh các ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt, việc tiếp cận thị trƣờng càng nhanh, dứt khoát, chính xác càng có ý nghĩa trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh.
Thƣơng hiệu của ngân hàng
Trong tất cả các lĩnh vực thì thƣơng hiệu là một nhân tố tạo nên sự thu hút với khách hàng, ngân hàng cũng không ngoại lệ. Một ngân hàng có sức mạnh về thƣơng hiệu sẽ thuận lợi hơn trong phát triển thị phần tín dụng nói chung và cho vay hộ kinh doanh nói riêng.
Vì vậy, ngân hàng cần phải tạo dựng và duy trì niềm tin với khách hàng, nâng cao uy tín, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, cải thiện năng lực quản trị rủi ro. Đó là cách ngân hàng củng cố và phát triển thƣơng hiệu bền vững.
b. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
Môi trƣờng kinh tế vĩ mô
Môi trƣờng kinh tế vĩ mô ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung, hoạt động của ngân hàng thƣơng mại nói riêng trong đó có hoạt động cho vay hộ kinh doanh.
Các yếu tố của môi trƣờng kinh tế vĩ mô bao gồm: tổng sản lƣợng nội địa (GDP), tỷ lệ lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái, biến động lãi suất….
Ngoài ra, các chính sách của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế, bao gồm chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách về cơ cấu kinh tế, chính sách kinh tế vùng… đều ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.
Môi trƣờng pháp lý
động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, môi trƣờng pháp lý giữ vai trò hết sức quan trọng, buộc mọi thành phần kinh tế phải tuân thủ pháp luật tạo sự bình đẳng trong kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế. Một ngân hàng hoạt động phải tuân thủ đầy đủ các quy định về luật pháp của Nhà nƣớc và của NHNN. Một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng.
Môi trƣờng tự nhiên
Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trƣờng tự nhiên sẽ ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành nghề có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản, hải sản. Vì vậy, khi môi trƣờng tự nhiên không thuận lợi thì việc đầu tƣ vào nền kinh tế có thể dẫn đến rủi ro làm ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng.
Chính sách kinh tế của Nhà nƣớc, của địa phƣơng
Với nền kinh tế thị trƣờng phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn có những chính sách kinh tế để khuyến khích phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần làm giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống cho ngƣời dân và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Đối với sự phát triển kinh tế của nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ luôn có các chính sách tín dụng phục vụ cho phát triển nông nghiệp nhƣ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Thông tƣ số 10/2015/TT- NHNN…Tại mỗi địa phƣơng, cũng có những chính sách khuyến nông phù hợp với điều kiện tự nhiên – xã hội của vùng để giúp các nông hộ có điều kiện mở rộng sản xuất. Chính vì vậy, các ngân hàng cũng có điều kiện phát triển hoạt động cho vay hộ kinh doanh của mình.
Yếu tố khách hàng
Khi thực hiện hoạt động cho vay, ngân hàng cần phải tìm hiểu về khách hàng: nhu cầu vay vốn, mục đích vay vốn, phƣơng án sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính…. Đây là những nhân tố quyết định đến việc khách hàng có đủ điều kiện vay vốn hay không. Nếu năng lực của khách hàng có hạn, họ không dự đoán đúng những biến động lên xuống của nhu cầu thị trƣờng, không có kinh nghiệm trong việc sản xuất, quyết định những phƣơng án kinh doanh không phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng dẫn đến tình trạng phá sản không trả đƣợc nợ vay thì sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Mặt khác, khách hàng là yếu tố then chốt trong hoạt động cho vay. Nếu ngân hàng có những chính sách khách hàng tốt thì hoạt động cho vay hộ kinh doanh sẽ là một thị trƣờng rộng mở đối với việc phát triển hoạt động tín dụng nói chung của ngân hàng.
Tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng cho vay hộ kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trƣờng mở cửa nhƣ hiện nay, xu hƣớng đông đảo ngƣời dân tham gia vào hoạt động kinh doanh để phát triển kinh tế cho bản thân là điều tất yếu. Vì vậy nhu cầu vay vốn ngân hàng ngày càng tăng, cũng vì thế các ngân hàng thƣơng mại cạnh tranh nhau ngày càng gay gắt để giữ chân đƣợc khách hàng.
Yếu tố cạnh tranh vừa là động lực vừa là trở ngại đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ảnh hƣởng đến việc gia tăng quy mô, làm giảm thu nhập do phải thực hiện chinh sách giá cạnh tranh…Mặt khác, cạnh tranh giúp cho ngân hàng hoàn thiện hoạt động cho vay của mình, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng dịch vụ…để thu hút đƣợc ngày càng nhiều khách hàng hơn.