Nội dung phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh krông bông tỉnh đăk lăk (Trang 36 - 44)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.2.2. Nội dung phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh

a. Phân tích về môi trường cho vay ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng luôn bị ảnh hƣởng và chi phối bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài của ngân hàng. Cụ thể:

 Những nhân tố bên trong ngân hàng: năng lực tài chính của ngân hàng, chính sách tín dụng, khả năng tiếp cận thị trƣờng, thƣơng hiệu của ngân hàng.

 Những nhân tố bên ngoài ngân hàng: môi trƣờng pháp lý, kinh tế, chính trị - xã hội, các nhân tố thuộc về HKD.

Việc đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài để có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động cho vay HKD, từ đó xác định đúng những thuận lợi và khó khăn của môi trƣờng bên ngoài cùng những điểm mạnh và điểm yếu của môi trƣờng bên trong để ngân hàng có thể đề ra mục tiêu hoạt động, chiến lƣợc kinh doanh cụ thể và các giải pháp điều chỉnh hoạt động cho vay HKD phù hợp với điều kiện thực tiễn.

b. Phân tích công tác tổ chức, quản lý hoạt động cho vay hộ kinh doanh

 Về quy trình cho vay: Hiện nay, quy trình cho vay HKD đƣợc chia thành những giai đoạn nhƣ hƣớng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay; thẩm định; quyết định cho vay; giải ngân vốn vay; giám sát, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Đây là một quá trình liên tục, theo một trình tự nhất định, có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Quy trình cho vay là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp trong đó chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận liên quan đến hoạt động cho vay HKD của ngân hàng đƣợc phân định rõ ràng, cụ thể. Điều này giúp cho quy trình cho vay đƣợc thực hiện nhanh chóng, gọn gàng, chính xác hơn.

 Về thẩm quyền phê duyệt cho vay HKD: tùy vào quy mô vay vốn lớn hay nhỏ quyền phán quyết và phê duyệt tín dụng sẽ do Hội đồng tín dụng hay một cá nhân phụ trách. Hội đồng tín dụng bao gồm những ngƣời có quyền hạn và trách nhiệm quan trọng trong ngân hàng, thƣờng phán quyết những hồ sơ vay có quy mô lớn và mức độ rủi ro cao. Các hồ sơ có quy mô nhỏ thƣờng do cá nhân (Giám đốc hoặc Phó giám đốc) phê duyệt.

Mỗi cấp chi nhánh khác nhau của ngân hàng thƣơng mại tùy thuộc vào quy mô hoạt động của đơn vị, thời hạn, loại hình cho vay... sẽ đƣợc hội sở chính ủy quyền về mức phán quyết cho vay đối với hộ kinh doanh để có thể kiểm soát rủi ro tín dụng của từng chi nhánh, phát huy tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của chi nhánh.

c. Phân tích về các hoạt động triển khai cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại

Nhằm hƣớng đến mục tiêu trong cho vay hộ kinh doanh của mình, các ngân hàng thƣơng mại có thể thực hiện những hoạt động để đạt đƣợc mục tiêu

của mình. Bao gồm:

Hoạt động nghiên cứu thị trường, củng cố và phát triển khách hàng

 Có chính sách chăm sóc khách hợp lý phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng.

 Mở rộng thị trƣờng đến các xã vùng sâu, vùng xa nơi mà khách hàng khó tiếp cận với nguồn thông tin về cho vay HKD

 Vận dụng chính sách cho vay phù hợp với đặc thù HKD trên địa bàn.  Tăng cƣờng các điểm giao dịch, phòng giao dịch mới.

Về các chính sách cạnh tranh nhằm đạt mục tiêu về thị phần

 Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của mình thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.

 Hoàn thiện sản phẩm cho vay, cung ứng các sản phẩm cho vay có tính cạnh tranh phù hợp với nhu cầu kinh doanh của hộ kinh tế.

 Có chính sách marketing phù hợp đi đôi với định hƣớng phát triển của chi nhánh.

Hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ

 Trang bị cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, hiện đại để khách hàng đến giao dịch cảm thấy thoải mái, an toàn, tiện lợi.

 Có bộ phận chuyên trách việc hỗ trợ khách hàng về các vấn đề trong giao dịch qua đƣờng dây nóng hoặc thùng thƣ góp ý.

 Bồi dƣỡng, tập huấn nhân viên về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và phong thái phục vụ khách hàng.

 Đo lƣờng chất lƣợng cung ứng dịch vụ bằng việc khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm cho vay, cơ sở vật chất, thủ tục vay vốn, quan hệ khách hàng…..

 Kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng, sự tuân thủ trong quy trình cho vay.

 Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định.

 Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng.

d. Phân tích kết quả hoạt động cho vay hộ kinh doanh

d1. Phân tích về quy mô cho vay hộ kinh doanh

Để đánh giá quy mô cho vay hộ kinh doanh, có thể sử dụng các chỉ tiêu:

 Dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh

 Số lƣợng khách hàng HKD vay vốn: Chỉ tiêu này phản ánh số lƣợng khách hàng của ngân hàng qua từng thời kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm …), qua đó phản ánh khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng.

 Dƣ nợ bình quân trên một khách hàng HKD =

Đây là chỉ tiêu đánh giá việc phát triển cho vay HKD của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ ngân hàng thực hiện luôn tốt công tác phát triển khách hàng và gia tăng dƣ nợ.

d2. Phân tích về cơ cấu cho vay hộ kinh doanh

 Theo kỳ hạn: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn.

 Theo ngành kinh tế, cho vay theo ngành nông nghiệp, lâm, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp, thủ công nghiệp, thƣơng mại – dịch vụ.

 Theo hình thức đảm bảo tiền vay: cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (cho vay tín chấp).

Việc phân tích cơ cấu cho vay HKD phản ánh mức độ tƣơng quan về tỷ trọng của từng bộ phận dƣ nợ trong tổng thể dƣ nợ cho vay HKD xét theo từng tiêu chí phân loại khác nhau

d3. Phân tích về thu nhập từ cho vay hộ kinh doanh

Thu nhập từ cho vay hộ kinh doanh chủ yếu là thu lãi cho vay sau khi trừ đi chi phí vốn và các chi phí liên quan khác. Tuy nhiên, ở đây chúng ta phân tích thu lãi từ cho vay hộ kinh doanh vì khó có thể tách riêng chi phí liên quan đến cho vay hộ kinh doanh.

Tỷ trọng thu nhập cho vay HKD (%) = x 100%

Tỷ trọng thu nhập cho vay HKD cho biết trong 100 đồng tổng thu nhập từ hoạt động cho vay thì có bao nhiêu đồng là đến từ hoạt động cho vay HKD. Tỷ trọng này nhằm giúp nhận biết hoạt động cho vay HKD của ngân hàng có mang lại nhiều lợi ích cho chính ngân hàng đó hay không. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ hoạt động cho vay HKD càng có hiệu quả.

d4. Phân tích về chất lượng dịch vụ cho vay

Trong điều kiện các ngân hàng thƣơng mại đang cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay thì chất lƣợng dịch vụ là một trong những yếu tố hàng đầu thu hút và giữ chân đƣợc khách hàng. Việc đánh giá chất lƣợng dịch vụ đƣợc thực hiện bởi chính ngân hàng hay khách quan hơn đó là khảo sát thăm dò ý kiến của khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng.

d5. Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD

 Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là những khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Đây là những khoản nợ rất khó có khả năng hoàn trả.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) và tổng dƣ nợ cho vay ở một thời điểm nhất định, thƣờng là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay HKD (%) = x 100%

Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng càng tốt.

Mỗi một ngân hàng có một cách đánh giá về chỉ tiêu này khác nhau song hầu nhƣ không có một con số chính xác cụ thể nào để làm căn cứ đƣa ra so sánh, mà các ngân hàng dựa vào chỉ tiêu này của từng dự án cụ thể của từng năm để đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng mình.

Nhiều tác động khác khó có thể đánh giá qua các chỉ tiêu định lƣợng mà chỉ có thể đánh giá qua các chỉ tiêu định tính nhƣ tác dụng của cho vay với việc đổi mới cơ cấu kinh tế xã hội, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tăng năng suất lao động xã hội…

 Tỷ lệ trích lập DPRR

DPRR là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay. DPRR đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. DPRR bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

“Dự phòng chung” là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất chƣa xác định đƣợc trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trƣờng hợp khó khăn về tài chính của các TCTD khi chất lƣợng các khoản suy giảm. “Dự phòng cụ thể” là khoản tiền đƣợc trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

Tỷ lệ DPRR HKD đã trích = x 100%

Tỷ lệ trích lập DPRR cụ thể đối với từng nhóm nợ nhƣ sau: nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100% .

Tùy theo cấp độ rủi ro mà các ngân hàng phải trích lập DPRR tín dụng từ 0 đến 100% giá trị của từng khoản vay (sau khi trừ giá trị TSBĐ đã đƣợc định giá lại). Nhƣ vậy, nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập DPRR cũng sẽ càng cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 trình bày kết quả nghiên cứu về các nội dung chủ yếu:

 Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay hộ kinh của NHTM

 Luận giải các vấn đề liên quan đến nội dung phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh của NHTM.

 Những nội dung trình bày trong chƣơng 1 là cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá tình hình cho vay khách hàng hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Bông trong chƣơng 2 và đề xuất những khuyến nghị trong chƣơng 3.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN CHI NHÁNH HUYỆN KRÔNG BÔNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh krông bông tỉnh đăk lăk (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)