7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
2.2.3. Phân tích tình hình triển khai các hoạt động để đạt đƣợc mục tiêu
a. Mục tiêu cho vay hộ kinh doanh
Với mục tiêu tăng trƣởng tín dụng ở mức hợp lý đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả; tiếp tục ƣu tiên vốn đầu tƣ tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các lĩnh vực ƣu tiên và các lĩnh vực hoạt động hiệu quả; kiểm soát chất lƣợng tín dụng, tích cực thu hồi nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu phát sinh Agribank huyện Krông Bông đã đề ra mục
tiêu phấn đấu trong thời gian qua nhƣ sau:
Về dƣ nợ cho vay nền kinh tế tăng trƣởng 14 – 18%
Tỷ trọng dƣ nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân chiếm tối thiểu 70% tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế.
Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế tối đa 45%.
Thu hồi toàn bộ nợ đã xử lý rủi ro
Tỷ lệ nợ xấu dƣới 3%. Trong đó tỷ lệ nợ xấu HKD dƣới 1.5%/tổng dƣ nợ cho vay HKD.
b. Các hoạt động Agribank huyện Krông Bông đã triển khai
Hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, củng cố và phát triển khách hàng
Agribank Krông Bông đã chủ động cử các CBTD đi tới các vùng sâu, vùng xa tiếp cận với các hộ kinh doanh để tìm hiểu nhu cầu về vốn của họ, tham mƣu cho lãnh đạo để có biện pháp tiếp cận phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất vốn cho các hộ.
Phân công CBTD phụ trách từng khu vực trên địa bàn huyện để nắm rõ tình hình về hoạt động cho vay của HKD, đồng thời cũng khoanh vùng để CBTD dễ dàng tiếp cận với thị trƣờng mục tiêu.
Ban lãnh đạo ngân hàng giao chỉ tiêu dƣ nợ cho vay HKD, số lƣợng khách hàng HKD hàng tháng, hàng quý cho từng CBTD. Khuyến khích cán bộ phụ trách khai thác tối đa các mối quan hệ để gia tăng số lƣợng khách hàng.
Trong thời gian qua chi nhánh đã tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động ngân hàng trên địa bàn nhƣ treo biển quảng cáo tại những nơi đông ngƣời qua lại (trung tâm văn hóa huyện, UBND các xã...).
tặng quà nhân dịp sinh nhật khách hàng; gửi thƣ chúc mừng vào các dịp lễ, tết; thông báo bằng tin nhắn những chính sách tín dụng ƣu đãi với từng đối tƣợng khách hàng.
Tuy nhiên, hạn chế là lực lƣợng cán bộ tín dụng mỏng, áp lực chỉ tiêu cao nên việc phát triển khách hàng không thận trọng dẫn đến gia tăng rủi ro.
Về các chính sách cạnh tranh nhằm đạt mục tiêu về thị phần
Chi nhánh luôn theo dõi nắm bắt kịp thời các quy định về lãi suất của NHNN và Agribank. Có chính sách ƣu đãi về lãi suất, điều kiện vay vốn, phƣơng thức cho vay nhƣ: lãi suất linh hoạt, điều kiện ƣu đãi cho khách hàng tín nhiệm có phƣơng án sản xuất kinh doanh tốt; cho vay không cần tài sản bảo đảm....Đồng thời cũng tìm hiểu các chính sách về lãi suất của các đối thủ cạnh tranh để có sự điều chỉnh về lãi suất và phí dịch vụ liên quan phù hợp và có tính cạnh tranh.
Ngoài những hoạt động truyền thông đƣợc thực hiện đồng bộ trên toàn hệ thống Agribank thì chi nhánh Agribank Krông Bông còn thực hiện các hoạt động quảng bá hình ảnh của mình nhƣ liên kết với chính quyền huyện tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao; tham gia các hoạt động từ thiện: xây dựng nhà tình thƣơng, đóng góp vào quỹ vì ngƣời nghèo; thăm hỏi các buôn kết nghĩa…
Các biện pháp nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ cho vay HKD
Hộ kinh doanh là một thị trƣờng đầy tiềm năng trong hoạt động tín dụng, do đó khách hàng HKD là nhân tố then chốt. Chính khách hàng là ngƣời mang lại thu nhập chính của ngân hàng vì vậy việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ là nhiệm vụ hàng đầu để giữ đƣợc chân khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Nhận thức đƣợc điều đó, Agribank Krông Bông đã thực hiện một số biện pháp để nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Cụ thể:
Hàng quý, hàng năm thực hiện khảo sát ý kiến khách hàng về chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng.
Đa dạng hóa các dịch vụ hỗ trợ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng: dịch vụ thông báo nợ qua điện thoại, dịch vụ bảo an tín dụng...
Chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, tác phong làm việc nghiêm túc, thái độ phục vụ khách hàng ân cần, lịch sự để đảm bảo “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
Hạn chế của hoạt động này là các hoạt động khảo sát khách hàng vẫn chƣa đƣợc tiến hành một cách bài bản, còn mang tính hình thức chƣa mang lại kết quả thực sự. Một số cán bộ vẫn chƣa thấy đƣợc hết tầm quan trọng của việc đổi mới phong cách phục vụ nên đôi khi còn có những biểu hiện không đúng mực trong khi tiếp xúc với khách hàng.
Chính sách kiểm soát rủi ro tín dụng
Để hạn chế rủi ro tín dụng, chi nhánh đã chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ trƣớc, trong và sau khi cho vay HKD. Ban lãnh đạo ngân hàng luôn giám sát chặt chẽ từng cán bộ khi giao việc, bắt đầu từ khâu thẩm định đến quy trình cấp tín dụng và tài sản bảo đảm.
Ngân hàng luôn chú trọng công tác kiểm tra sau khi cho vay HKD để có thể đánh giá đƣợc hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khi thấy có chiều hƣớng không tốt, công tác giám sát sẽ đƣa ra khuyến cáo cảnh báo sớm rủi ro, từng bƣớc tính toán mức độ ảnh hƣởng để từ đó đƣa ra các biện pháp chủ động điều chỉnh quy mô, cơ cấu tài sản có.
Phân công cán bộ đến chia sẻ, giúp đỡ, xem xét nắm bắt tình hình hoạt động của khách hàng, nhất là trong lúc khó khăn. Từ đó có giải pháp cùng khách hàng khắc phục khó khăn, giúp khách hàng ổn định hoạt động kinh doanh…
ro luôn nằm trong giới hạn đã đƣợc phê duyệt cũng giúp ngân hàng đảm bảo an toàn vốn và kiểm soát, hạn chế phát sinh rủi ro.
Tuy nhiên, nguồn thông tin để phân tích khách hàng còn hạn chế, chất lƣợng thông tin chƣa cao nên gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích và thẩm định cho vay.
2.2.4. Phân tích kết quả cho vay hộ kinh doanh tại Agribank huyện Krông Bông