Mô hình sự hài lòng đối với dịchvụ hành chính công MORI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của công dân đối với dịch vụ hành chính công tại UBND phường thạc gián quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.5.3. Mô hình sự hài lòng đối với dịchvụ hành chính công MORI

Viện nghiên cứu xã hội hội học MORI (2004) của Anh đại diện cho Văn phòng cải cách dịch vụ công thuộc Chính phủ đã đưa ra mô hình nghiên cứu sự hài lòng dịch vụ hành chính công. Nghiên cứu này nhận định một nhóm gồm năm nhân tố quan trọng tạo ra sự thoả mãn cho những dịch vụ công. Mô hình này nên được ứng dụng như một công cụ trợ giúp tất cả những gì liên quan đến việc cung ứng dịch vụ công, nhận dạng và kiểm soát những phạm vi quan trọng đến khách hàng (những kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu này có thể chuyển đổi được). Những dịch vụ công cho cá nhân cũng có những nguyên tố khác biệt cần được để ý, nhưng 5 nhân tố quan trọng nhất nên được ứng dụng đến tất cả các lĩnh vực có liên quan

Những nhân tố quan trọng, theo thứ tự tác động của chúng gồm:

Đáp ứng - Dịch vụ này cung cấp kết quả như đã hứa, đồng thời quản lý việc giải quyết bất kỳ vấn đề nào xảy ra.

Kịp thời - Dịch vụ phản hồi ngay tức thì đến việc liên hệ khách hàng đầu tiên và giải quyết những vấn đề một cách tránh nhiệm và nhanh chóng

Thông tin - Những thông tin mà khách hàng nhận được là chính xác và đầy đủ; khách hàng luôn nhận được những thông tin cập nhật về sự cải cách của dịch vụ hành chính công

Chuyên nghiệp - Đội ngũ đầy năng lực và phục vụ khách hàng một cách công bằng.

Thái độ phục vụ - đội ngũ nhân viên thì thân thiện, lịch sự và thông cảm với yêu cầu của những khách hàng.

Hình 1.4. Mô hình sự hài lòng đối với dịch vụ hành chính công MORI 1.5.4. Mô hình mức độ hài lòng của tổ chức, công dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại thành phố Đà Nẵng

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội thành phố (2010) đã sử dụng mô hình SERVPERF của Corin & Taylor (1992) để đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công qua việc đo lường sự đánh giá của người được khảo sát về chất lượng cung ứng dịch vụ thông qua 4 nhóm yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ, bao gồm:

- Khả năng tiếp cận dịch vụ: thể hiện sự thuận tiện về địa điểm và hồ sơ, thủ tục cũng như cơ sở vật chất tại tổ tiếp nhận và trả hồ sơ tại các sở, ban ngành và các địa phương.

- Khả năng đáp ứng thể hiện sự nhiệt tình, trách nhiệm của cán bộ công chức (CBCC) tại tổ Một cửa khi tiếp nhận hồ sơ; cũng như mức độ đúng hạn của dịch vụ.

- Chi phí sử dụng dịch vụ: thể hiện sự hợp lý, đúng qui định và công khai của các loại phí, lệ phí của dịch vụ.

- Cơ chế giám sát, khiếu nại, tố cáo: thể hiện qua việc tiếp thu, phản hồi mọi thắc mắc và khiếu nại của người sử dụng dịch vụ.

Đáp ứng Kịp thời Thông tin Sự hài lòng Chuyên nghiêp Thái độ phục vụ

Nguồn : Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội TPĐN

Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu mức độ hài lòng của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội TPĐN (2010)

1.5.5. Mô hình đ á nh giá mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với dịch vụ hành chính công cấp Quận của TS. Lê Dân – Đại học kinh tế - với dịch vụ hành chính công cấp Quận của TS. Lê Dân – Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Mô hình đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ hành chính công cấp Quận, TS. Lê Dân đã sử dụng 7 nhóm yếu tố để đánh giá mức độ hài lòng của người dân bao gồm:

(1) Về cán bộ công chức: Thái độ khi tiếp xúc, giải quyết công việc; tinh thần trách nhiệm khi giải quyết công việc; tác phong trong công việc; năng lực giải thích, hướng dẫn thủ tục và các yêu cầu liên quan trong giải quyết hồ sơ; năng lực chuyên môn trong giải quyết công việc.

(2) Về cơ sở vật chất: Chất lượng của phòng làm việc và điều kiện hỗ trợ trong khi chờ hay làm việc; sơ đồ bố trí phòng, bàn làm việc có thuận tiện hay không.

(3) Về công khai công vụ: Việc đeo thẻ công chức và đặt bảng tên có thuận tiện cho quan sát hay không; nội dung công vụ được niêm yết công khai tại nơi làm việc có rõ ràng và đầy đủ không.

(4) Về thời gian làm việc: Lịch làm việc trong tuần và trong ngày đã Khả năng tiếp cận dịch vụ

Mức độ sử dụng dịch vụ

Phí sử dụng

Cơ chế tiếp nhận phản hồi khiếu nại tố cáo

Sự hài lòng của tổ chức, cá nhân

hợp lý chưa; thời gian chờ đợi để tiếp nhận và giải quyết hồ sơ; việc trả kết quả giải quyết hồ sơ có bao giờ trễ không; thời gian trả kết quả giải quyết hồ sơ so với giấy hẹn trả.

(5) Về thủ tục, quy trình làm việc: Quy trình giải quyết hồ sơ hiện hành như thế nào; trong khi giải quyết, các quy trình có được giải quyết sai so với quy định không; thủ tục hồ sơ hiện hành như thế nào; thủ tục hồ sơ hiện hành có cần bổ sung thêm giấy tờ gì không.

(6) Về phí, lệ phí: Các loại phí và lệ phí có phù hợp với nguồn tài chính của công dân hay không, các loại phí và lệ phí có công khai đầy đủ tại nơi làm việc không; công dân có phải đóng phí và lệ phí ngoài qui định không.

(7) Về cơ chế giám sát và góp ý: Số điện thoại đường dây nóng, hòm thư góp ý có công khai nơi làm việc không; cơ quan và cán bộ có tiếp thu các phản ánh, kiến nghị, góp ý không; cơ quan và cán bộ công chức phản hồi các kiến nghị, góp ý.

Hình 1.6. Mô hình đ á nh giá mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với dịch vụ hành chính công cấp Quận của TS. Lê Dân

Cán bộ công chức

Cơ sở vật chất

Công khai, công vụ

Cơ chế giám sát, góp ý

Thời gian làm việc

Thủ tục, quy trình làm việc

Phí và lệ phí

Sự hài lòng của công dân đối với

dịch vụ hành chính công

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 đã trình bày tổng quan về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ hành chính công và sự hài lòng của khách hàng để làm cơ sở, nền tảng cho việc lựa chọn mô hình và thang đo sự hài lòng của công dân tại UBND Phường Thạc Gián

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ UBND PHƯỜNG THẠC GIÁN 2.1.1. Quá trình hình thành 2.1.1. Quá trình hình thành

Sau ngày 29/3/1975 Thành phố Đà Nẵng được giải phóng, Khu phố Thạc gián chia thành 02 phường: Thạc Gián và Vĩnh Trung thuộc Quận II, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Tháng 4/1978, Thạc Gián là một trong 28 phường của Thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ngày 23/01/1997, Đà Nẵng là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Thạc Gián là một trong 08 phường của Quận Thanh Khê (nay 10 phường).

Thạc Gián xưa chỉ có 04 con đường chính có tên Ông Ích Khiêm, Hùng Vương, Thống Nhất (Lê Duẩn) và Lý Thái Tổ còn lại là đường đất, kiệt hẻm nay với nhiều con đường mới mở và nâng cấp, có những con đường lớn như Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Tri Phương, Hàm Nghi, Lê Đình Lý. 100% kiệt hẻm được bê tông hóa và có điện chiều sáng.

Cùng với qũy “Vì người nghèo” và nguồn vốn của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, từ thiện, Đảng bộ và Chính quyền phường luôn tìm cách hổ trợ, tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn thoát nghèo. Là một phường của Quận thoát nghèo về trước 02 năm giai đoạn 2009 - 2013 theo chuẩn 500.000 đồng của Thành phố.

Công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” là lương tâm và trách nhiệm của Đảng bộ và nhân dân trong phường. Luôn chăm lo cho người có công cách mạng, các gia đình Thương binh, Liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, người về hưu, chế độ Bão trợ xã hội.

Công tác Quốc phòng, An ninh được Đảng bộ, chính quyền quan tâm lãnh đạo, xây dựng lực lượng công an, dân quân trong sạch vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ an ninh trật tự. Các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” phát triển mạnh và đều khắp ở các khu dân cư. Vệ sinh môi trường được đảm bảo.

Công tác xây dựng Đảng, Chính quyền, Đoàn thể được chú trọng; Đảng bộ nhiều năm liền là “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu”; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân để xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của phường.

Những thành tựu trong quá trình xây dựng và phát triển của phường Thạc gián đã phát huy giá trị to lớn của một phường anh hùng, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và phát triển của quận Nhì trước đây và quận Thanh Khê cũng như của thành phố ngày nay; vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Phường có tổng diện tích là 0,77 km2 với tổng số dân là 16098 người. Mật độ dân số đạt 20906 người/ km2

Địa chỉ: 147 Phan Thanh – Thành phố Đà Nẵng

2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của UBND phường Thạc Gián

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;

Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định;

Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật, tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

2.2.3. Cơ cấu tổ chức của UBND phường Thạc Gián

Nguồn. Văn phòng- Thống kê UBND phường Thạc Gián

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của UBND phường Thạc Gián

2.2.4. Thực trạng cung cấp dịch vụ hành chính công tại UBND phường Thạc Gián phường Thạc Gián

Thực hiện Quyết định số 9754/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng, công văn số 60/SNV - CCHC ngày 13/01/2015 của Sở nội vụ về việc triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2015 của thành phố, UBND phường đã tổ chức triển khai thực hiện nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ, trong giao tiếp, giải quyết công việc có liên quan của tổ chức và công dân tại phường, cử cán bộ tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng

Chủ tịch

Phó Chủ tịch

Công chức chuyên môn

B an c hỉ huy công a n B a chỉ h uy q uân sự Tư pháp h ộ t ịch V ăn phòng - Thống kê Tiế p nh ận và tr ả kế t quả V ăn hóa – x ã hộ i Đ ịa c hí nh - X ây dự ng Tài ch ính k ế t oán Tổ kiể m tr a quy tắc

nghiệp vụ. Vấn đề khiếu nại ít xảy ra và được UBND quận Thanh Khê kiểm tra đánh giá đã thực hiện tốt công tác này.

Tuy nhiên, theo phản ánh của cán bộ và công dân trong công tác phục vụ của phường vẫn còn một số hạn chế: các trang thiết bị phục vụ còn thiếu (diện tích phòng chờ còn hạn chế, nhà để xe chật hẹp..); việc xử lý và trả hồ sơ còn chậm chạp, gây lỡ hẹn; thủ tục hành chính rườm rà và quá trình tiếp nhận hồ sơ còn nhiều bất cập…

Số lượng cụ thể về hồ sơ tiếp nhận từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/10/2015 là 2433 hồ sơ, trong đó đã giải quyết 2426 hồ sơ (đúng hạn: 2369 hồ sơ, trễ hẹn: 57 hồ sơ), đang giải quyết là 07 hồ sơ, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Kết quả tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (từ 01/01/2015 đến ngày 31/10/2015)

STT Lĩnh vực, công việc giải quyết theo cấp

Số hồ sơ nhận

giải quyết

Kết quả giải quyết Số hồ sơ đã giải quyết Số hồ đang giải quyết Trả đúng hạn Trả quá hạn 1 Hộ tịch 535 518 17 0 2 Chứng thực 1656 1619 37 0 3 Xây dựng nhà ở và đất đại 56 54 2 0 4 Bảo trợ xã hội 171 165 0 06 5 Người có công 15 13 1 01 Tổng cộng 2433 2369 57 07

2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 2.2. Quy trình nghiên cứu sự hài lòng của công dân đối với dịch vụ hành chính công tại UBND phường Thạc Gián

2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.3.1. Cơ sở áp dụng mô hình 2.3.1. Cơ sở áp dụng mô hình

Mô hình SERVQUAL là mô hình phổ biến và được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu marketing rất có ích trong việc khái quát hóa các tiêu chí đo lường chất lượng dịch vụ nhưng vẫn có nhiều nhược điểm và nếu áp dụng

Cơ sở lý

thuyết Mô hình đề nghị

(1)

Nghiên cứu sơ bộ: Thảo luận nhóm Phỏng vấn thử

Điều chỉnh mô hình (nếu có) Mô hình và thang đo

(2) Bảng câu hỏi

Nghiên cứu chính thức

Kiểm định thang đo Điều chỉnh mô hình

(nếu có)

Kiểm định mô hình

Nghiên cứu định lượng: Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phỏng vấn bảng câu hỏi

Kiểm định hệ số tin cậy Crombach Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng hồi quy bội

Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu học đối với sự hài lòng

triệt để đo lường chất lượng dịch vụ của công dân thì không thích hợp ở những khía cạnh sau:

-Khó khả thi do các tiêu chí đo lường còn mang tính chung chung

-Vì đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là công dân với nhiều trình

độ khác nhau nên việc sử dụng phương pháp đo lường càng đơn giản,càng dễ thực hiện thì càng sẽ hiệu quả hơn do đó việc so sánh khoảng cách giữa chất lượng kỳ vọng và chất lượng cảm nhận rất khó xác dịnh do việc phải xem xét nhiều thang điểm và không xác định trực tiếp dựa vào thực tế thực hiện dịch vụ.

Do đó các tiêu chí đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL không thể áp dụng hàng loạt trong tất cả các lĩnh vực mà phải được hiệu chỉnh phù hợp với từng trường hợp nghiên cứu để đảm bảo tính chính xác cao.

Từ mô hình SERVPERF của Cronin & TayLor (1992) cũng ta thấy chất lượng dịch vụ được đánh giá theo những yếu tố sau:

-Tin cậy

-Đáp ứng

-Năng lực phục vụ

-Đồng cảm

-Phương tiện hữu hình

Bên cạnh đó, căn cứ vào đặc điểm của dịch vụ hành chính công và mô hình đánh giá mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với dịch vụ hành chính công cấp quận của TS. Lê Dân- Đại học Đà Nẵng, ta nhận thấy sự hài lòng của công dân đối với dịch vụ hành chính công còn được đánh giá dựa trên một số tiêu chí sau:

-Cán bộ, công chức

-Thủ tục, quy trình làm việc

-Phí, lệ phí

Từ những cơ sở trên, nghiên cứu này sẽ sử dụng kết hợp giữa một số thanng đo mô hình SERVPERF của Cronin & Taylor (1992) và sử dụng một số thang đo từ nghiên cứu của TS. Lê Dân- Đại học Đà Nẵng (2011) để xây dựng mô hình nghiên cứu riêng phù hợp với đặc điểm và thực trạng dịch vụ hành chính công tại UBND phường Thạc Gián.

2.3.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu

a. Xây dựng mô hình

Qua cơ sở áp dụng mô hình được trình bày ở trên, trong nghiên cứu này, mô hình được đề xuất như sau:

Hình 2.3. Mô hình đề xuất nghiên cứu

Qua cơ sở áp dụng mô hình được trình bày ở trên, trong nghiên cứu này, mô hình được đề xuất như sau:

Thành phần phương tiện hữu hình: Bao gồm các nguồn lực của UBND phường trong quá trình cung cấp dịch vụ như địa điểm giao dịch, cơ sở vật

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của công dân đối với dịch vụ hành chính công tại UBND phường thạc gián quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)