Khái quát trải nghiệm du lịch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch du khách nội địa lựa chọn trải nghiệm tại điểm đến thành phố đà nẵng (Trang 25 - 27)

8. Tổng quan tài liệu

1.2.1. Khái quát trải nghiệm du lịch

a. Khái niệm

Trải nghiệm du lịch là một khái niệm phổ biến trong các tài liệu du lịch. Tuy nhiên khái niệm về trải nghiệm du lịch rất nhiều và mỗi một khái niệm được tiếp cận ở một khía cạnh khác nhau gây không ít khó khăn cho nghiên cứu. Dưới đây là một số khái niệm về trải nghiệm du lịch:

Theo McCabe, 2002 thì trải nghiệm du lịch được xem là một sự kết hợp giữa “trải nghiệm chính” đáng nhớ (khác hẳn với cuộc sống hằng ngày) và những “trải nghiệm hỗ trợ” (như ăn, ngủ…). Điều này có thể hiểu là trải nghiệm du lịch sẽ bao gồm những cảm giác, niềm vui, sự thích thú…đối với những điều khác với cuộc sống hàng ngày kết hợp với những nhu cầu cơ bản như ăn, uống, ngủ, nghỉ mà khách du lịch có được khi đi du lịch.

Trải nghiệm du lịch được thể hiện cả về nhận thức và phản ứng cảm xúc, nó sẽ có khác nhau tùy thuộc vào yếu tố môi trường và cá nhân du khách trải nghiệm (Andereck, Bricker, Kerstetter, & Nickerson, 2006; Pine & Gilmore, 1999; Sundbo & Bærenholdt, 2007). Những trải nghiệm du lịch được tạo lập thông qua quá trình du khách tham quan, học hỏi và tham gia các hoạt động trong một không gian mà họ đi đến, nằm ngoài nơi mình cư trú (Stamboulis & Skayannis, 2003). Fesenmaier và Tussyadiah (2007) lại khái niệm” Trải nghiệm của khách du lịch trong một điểm đến là kết quả của sự tương tác giữa du khách với cơ sở hạ tầng dịch vụ và môi trường điểm đến”.

Theo Knutson và ctg (2006) “ Trải nghiệm du lịch: Mỗi người tạo ra các

trải nghiệm của riêng mình dựa trên nền tảng kiến thức, giá trị, thái độ và niềm tin dẫn đến tình huống trải nghiệm”.

Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà tiếp cận với những khái niệm về trải nghiệm du lịch khác nhau. Trong phạm vi bài nghiêm cứu này thì khái niệm của Knutson và ctg (2006) được tiếp cận chính.

b. Đặc điểm

Cutler và Carmichel (2010) đã thiết lập một mô hình trải nghiệm du lịch trên cơ sở những yếu tố tác động đến sự trải nghiệm và kết quả đạt được. Trong mô hình này, các trải nghiệm của du khách là tất cả những gì xảy ra trong suốt một chuyến du lịch, bao gồm (vị trí thăm viếng, các hoạt động tại vị trí đó và trở lại). Trong quá trình trải nghiệm, có ba yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả trải nghiệm của một cá nhân khách du lịch (theo Nickerson, 2006; và Mossberg, 2007). Các yếu tố đó bao gồm:

(1) Khía cạnh vật lý (liên quan đến những yếu tố tại các vị trí du lịch và môi trường trải nghiệm ở điểm đến du lịch)

(2) Khía cạnh xã hội (bao gồm sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội khác nhau đến sự trải nghiệm)

(3) Sự ảnh hưởng của các sản phẩm và dịch vụ (đại diện cho các yếu tố như chất lượng sản phẩm dịch vụ, các hoạt động giải trí hoặc sự sẵn có các sản phẩm liên quan đến du lịch).

Vậy, để tạo nên trải nghiệm du lịch thú vị cho du khách cần phải có sự kết hợp của tài nguyên du lịch, không gian tại điểm du lịch, cơ sở vật chất, sản phẩm dịch vụ, các hoạt động giải trí…Tuy nhiên, theo Oh và các đồng nghiệp, 2007 đã thừa nhận rằng: Việc trải nghiệm du lịch của một du khách tại một điểm du lịch bất kỳ sẽ được quyết định bởi những nhận thức, cảm xúc thông qua hình ảnh và niềm tin mong đợi ban đầu hơn là các đặc tính vật lý thật sự của điểm đến đó. Qua nghiên cứu này chứng tỏ việc cung cấp những thông tin ban đầu của điểm du lịch cho khách là cực kỳ quan trọng để tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho họ. Vì thế ngành du lịch muốn đem lại những trải nghiệm đáng nhớ cho khách du lịch thì cần phải biết được hành trình trải nghiệm của họ như thế nào để làm cơ sở cho việc cung cấp các thông tin về các điểm du lịch đáp ứng cho khách.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch du khách nội địa lựa chọn trải nghiệm tại điểm đến thành phố đà nẵng (Trang 25 - 27)