Các đặc điểm của mạng lưới các điểm du lịch du khách nội địa trả

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch du khách nội địa lựa chọn trải nghiệm tại điểm đến thành phố đà nẵng (Trang 73 - 79)

8. Tổng quan tài liệu

3.2.2. Các đặc điểm của mạng lưới các điểm du lịch du khách nội địa trả

trải nghiệm tại Đà Nẵng

a. Mật độ

Bảng 3.13. Mật độ của toàn bộ hệ thống mạng lưới 16 điểm du lịch tại Đà Nẵng

Số điểm du lịch trong mạng lưới 16

Mật độ 0.328

Qua kết quả bảng 3.13 cho thấy mạng lưới 16 điểm du lịch của điểm đến thành phố Đà Nẵng có thông số mật độ (density) là 0.328. Con số này phản ánh mức độ tất cả 16 điểm du lịch được kết nối trong mạng lưới là yếu vì nếu mạng lưới hoàn chỉnh thì chỉ số này là 1. Mức độ liên kết yếu chỉ ra rằng trong 16 điểm du lịch tại Đà Nẵng này việc kết nối rất ít được thực hiện hay việc liên lạc, chia sẻ thông tin, liên minh, hợp tác cũng như trao đổi các nguồn lực rất ít. Điều này cho thấy, giữa các điểm du lịch trong thành phố chưa thật sự liên kết chặt chẽ trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách du lịch.

b. Tính trung tâm

Các chỉ số phân tích mạng lưới cho những khu du lịch chủ động được tính bằng UCINET 6.614, phần mềm phân tích mạng lưới được sử dụng rộng

Bảng 3.14. Thống kê các chỉ số đo lường của mạng lưới điểm du lịch du khách nội địa trải nghiệm

S tt Điểm Dl Degree centrality Closeness centrality Betweennes centrality Effective

size Efficiency Constraint

In – degree Out- degree In – closeness Out - closeness 1 P1 142 106 0.833 0.882 14.912 8.34 0.642 0.366 2 P2 12 22 0.652 0.577 0.635 4.568 0.571 0.593 3 P3 74 76 0.789 0.882 11.824 8.201 0.631 0.4 4 P4 24 22 0.517 0.652 0.125 4.667 0.583 0.59 5 P5 164 142 0.833 0.938 15.444 10.015 0.668 0.36 6 P6 146 110 0.750 0.714 4.695 6.403 0.534 0.45 7 P7 90 90 0.714 0.682 1.949 5.913 0.538 0.505 8 P8 34 34 0.682 0.789 14.221 9.642 0.643 0.371 9 P9 42 50 0.75 0.833 13.278 9.206 0.658 0.394 10 P10 48 72 0.789 0.682 2.929 7.391 0.616 0.419 11 P11 46 56 0.714 0.714 4.575 6.761 0.615 0.447 12 P12 8 10 0.577 0.484 0.286 4.106 0.684 0.63 13 P13 10 10 0.556 0.577 0.543 4.262 0.609 0.688 14 P14 18 40 0.682 0.652 2.433 7.339 0.667 0.415 15 P15 26 24 0.682 0.6 4.852 5.418 0.602 0.55 16 P16 124 144 0.833 0.833 12.299 8.63 0.664 0.384 17 Sum (S) 1008 1008 11.353 11.491 105 110.762 9.925 7.562 18 Min 8 10 0.0517 0.0484 0.125 4.106 0.534 0.36 19 Max 164 144 0.0833 0.0938 15.444 10.015 0.684 0.688

- Mức độ trung tâm (degree centrality):

Chỉ số mức độ trung tâm (degree centrality) cho thấy tổng số lượng liên kết thực tế của đỉnh đó với các đỉnh khác trong mạng. Những điểm du lịch nào có tổng số liên kết thực tế của đỉnh đó tới đỉnh khác lớn thì được xem là trung tâm. Với kết quả cho ở bảng 3.14 cho thấy Đà Nẵng có 4 điểm du lịch trung tâm: điểm du lịch Ngũ Hành Sơn/ Làng đá Non Nước (P1); cầu rồng (P5); bãi biển Mỹ Khê (P6) và Bà Nà núi chúa (P16). Đây được xem là các điểm du lịch trung tâm với các thông số về các liên kết đi vào và đi ra rất cao. Những điểm du lịch này được xem là tiêu biểu của Đà Nẵng mang những ý nghĩa và có giá trị khai thác khác nhau. Kết quả khảo sát này một lần nữa khẳng định 4 điểm du lịch này có một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng. Các điểm du lịch này rất dễ tiếp cận với những điểm du lịch khác. Những điểm du lịch khác nếu muốn phát triển thì việc liên kết với 4 điểm du lịch kể trên là rất cần thiết. Bên cạnh đó, điểm du lịch Làng Cổ Túy Loan (P12), Đình làng Đại Nam (P13) và Làng chiếu Cẩm Nê (P2) dường như tính trung tâm rất thấp, điều này chứng tỏ 2 điểm du lịch này dường như rất ít khách du lịch đến đây cũng như từ đây đi các điểm khác. Do đó, trong lộ trình của khách du lịch đến Đà Nẵng thì dường như không có 2 điểm du lịch này.

Ngoài ra, so sánh thông số tổng liên kết đi vào 1 điểm (in – degree) - là số lượng du khách từ những điểm du lịch khác đi vào điểm đang xét và tổng số liên kết đi ra từ 1 điểm (out – degree) – là số lượng khách từ điểm đang xét đi đến những điểm du lịch khác có thể cho thấy một điểm du lịch nhất định có thể là điểm bắt đầu, điểm kết thúc hay là điểm trung gian, trung chuyển:

+ Nếu tại một điểm du lịch đang xét số lượng liên kết đi vào một điểm (in – degree) lớn hơn số lượng liên kết đi ra tại đỉnh đó (out- degree) thì điểm

đó có thể được kết luận là điểm kết thúc của cuộc hành trình du lịch trải nghiệm của khách.

+ Nếu tại một điểm du lịch đang xét số lượng liên kết đi vào một điểm (in – degree) nhỏ hơn số lượng liên kết đi ra tại đỉnh đó (out- degree) thì điểm đó có thể được kết luận là điểm bắt đầu hoặc là điểm liên kết với các điểm khác (cầu nối) trong chuyến hành trình trải nghiệm của khách.

+ Nếu tại một điểm du lịch đang xét số lượng liên kết đi vào một điểm (in – degree) đương đương với số lượng liên kết đi ra tại đỉnh đó (out- degree) thì điểm đó có thể được kết luận là điểm trung chuyển hoặc dừng chân trong hành trình trải nghiệm của du khách.

+ Tuy nhiên tại một số điểm được xem là trung tâm khi số lượng liên kết đi vào và đi ra đều lớn thì nó cũng được kết luận là điểm bắt đầu, kết thúc hoặc là điểm trung gian, trung chuyển…

Bảng 3.15. So sánh số liên kết đi vào và đi ra tại các điểm du lịch tại Đà Nẵng

Stt (1)

Điểm Dl (2)

Degree centrality Đặc điểm (3)-(4) In – degree (3) Out- degree (4)

1 P1 142 106 36 2 P2 12 22 -10 3 P3 74 76 -2 4 P4 24 22 2 5 P5 164 142 22 6 P6 146 110 36 7 P7 90 90 0 8 P8 34 34 0 9 P9 42 50 -8 10 P10 48 72 -24 11 P11 46 56 -10 12 P12 8 10 -2 13 P13 10 10 0 14 P14 18 40 -22 15 P15 26 24 2 16 P16 124 144 -20

Qua bảng 3.15, có thể thấy tại điểm đến du lịch Đà Nẵng thì điểm bắt đầu và điểm kết thúc không thể hiện một cách rõ ràng. Tuy nhiên, các điểm như: Bà Nà – Núi chúa (P16), Chợ Hàn (P10), Khu du lịch ngầm đôi/ Suối hoa (P14) và làng chiếu Cẩm Nê (P2) có số liên kết đi vào nhỏ hơn số liên kết đi ra rất nhiều chứng tỏ những điểm này là điểm bắt đầu hoặc là những điểm mà tại đó cuộc hành trình của khách du lịch chủ động vẫn còn tiếp tục đến những điểm khác còn lại trong mạng lưới. Bên cạnh đó, các điểm như: Ngũ Hành Sơn (P1), Cầu Rồng (P5), Bãi biển Mỹ Khê (P6) có số liên kết đi vào lớn hơn số liên kết đi ra chứng tỏ những điểm này là điểm kết thúc trong hành trình du lịch trải nghiệm tại Đà Nẵng. Ngoài ra các điểm như: khu du lịch Sơn Trà (P7), Viện Cổ Chàm (P8), Đình làng Đại Nam (P13), Công viên Châu Á/Khu giải trí Helio (P3), Siêu thị Lotte mart (P4), Làng Cổ Túy Loan (P12), Khu du lịch nước khoáng Phước Nhơn (P15) chỉ là điểm dừng chân của du khách.

- Vị trí trung tâm (betweenness centrality)

Cũng từ kết quả của bảng 3.14 cho thấy Đà Nẵng tính vị trí trung tâm (betweenness centrality) của các điểm du lịch không tập trung cao tại một vài điểm như các địa phương khác. Các điểm (P1), (P5), (P8) có vị trí trung tâm cao thể hiện tính trung gian cho lộ trình trải nghiệm của du khách, thông tin trong mạng lưới muốn kết nối và truyền tải đến những điểm du lịch khác đều thông qua những điểm du lịch này. Bên cạnh đó, các điểm (P3), (P9), (P16) tính vị trí trung tâm cũng tương đối cao nên chúng cũng dễ dàng tương tác với các điểm khác trong mạng. Trong những điểm có vị trí trung tâm cao thì có các điểm như (P3), (P8), (P9) có số liên kết đi ra và số liên kết đi vào không cao nhưng nó lại là những điểm du lịch dễ dàng tương tác với tất cả các điểm khác trong mạng lưới. Ngoài những điểm du lịch có vị trí trung tâm cao thì các điểm (P2), (P4), (P12), (P13),(P7) có chỉ số vị trí trung tâm rất thấp cho

thấy những điểm du lịch này tương tác với toàn bộ mạng lưới rất yếu và thông tin truyền tải trong mạng lưới rất khó đến được với các điểm này.

Phân tích sâu hơn chỉ số này ta xét đến 2 chỉ số phụ là in- closeness và out- closeness.Với các điểm du lịch (P1), (P5), (P8) có vị trí trung tâm cao và đều có chỉ số out- closeness cao hơn in- closeness chứng tỏ khả năng liên kết với những điểm du lịch bên ngoài mạng lưới của các điểm này tương đối cao, vì thế nó có tiềm năng lớn trong việc quảng bá du lịch của mạng lưới với những điểm nằm ngoài trong tương lai.

- Ngoài các chỉ số về vị trí trung tâm thì các chỉ số khác đo lỗ hổng cấu trúc cũng cho thấy rõ (P5), (P8), (P9),(P16) giữ vị trí quan trọng trong mạng lưới, các điểm này có thể kết nối với các điểm đến khác và làm trung gian của dòng dịch chuyển du khách. Những điểm du lịch này có vị trí không thể thay thế và tại đây có thể gây ra hiện tượng thắt nút cổ chai đối với dòng dịch chuyển của khách du lịch từ các điểm khác qua và đến những điểm khác nữa. Vậy tại những điểm này trong mạng lưới sẽ có lợi thế cạnh tranh do sự phân bổ nguồn lực bởi các cơ quan chức năng. (Shih, 2006).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi sử dụng hai phần mềm là SPSS 16.0 và Ucinet 6.614 để phân tích những dữ liệu sơ cấp được thu thập cộng với những tài liệu tham khảo, nội dung chương 3 trình bày thống kê về đặc điểm nhân khẩu của khách du lịch nội địa khi đến Đà Nẵng du lịch, hành vi đi du lịch của họ, mức độ hài lòng của du khách tại đây…Ngoài ra, phần lớn nội dung của chương tập trung vào mô tả cấu trúc và đặc điểm của mạng lưới các điểm du lịch mà du khách nội địa trải nghiệm tại điểm đến thành phố Đà Nẵng. Trong đó, đưa ra các đặc điểm về tính trung tâm, mật độ… của mạng lưới này để làm cơ sở đưa ra các

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CÁC CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch du khách nội địa lựa chọn trải nghiệm tại điểm đến thành phố đà nẵng (Trang 73 - 79)