Đặc điểm nhân khẩu của khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch du khách nội địa lựa chọn trải nghiệm tại điểm đến thành phố đà nẵng (Trang 62 - 64)

8. Tổng quan tài liệu

3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu của khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng

- Đặc điểm về nơi sinh sống của du khách

Bảng 3.1. Thống kê đặc điểm về nơi sinh sống của du khách

Miền Số lượng Tỷ trọng

Bắc 110 55

Trung 46 23

Nam 4 22

Tổng 200 100

Qua kết quả thống kê nhận thấy rằng: Khách du lịch đến Đà Nẵng phần lớn là người miền Bắc, có tới 110 khách trên tổng số 200 khách chiếm 55%; Miền Nam là khu vực có số lượng khách đến thăm Đà Nẵng ít nhất, chỉ có 44 trên tổng 200 khách chiếm 22%.

Mặc dù Đà Nẵng là địa phương ở trung tâm của đất nước, nếu tính từ khu vực miền bắc đi vào và miền nam đi ra thì quảng đường có thể xem là như nhau nhưng số lượng khách viếng thăm có sự chênh lệch khá lớn chứng tỏ tài nguyên du lịch ở Đà Nẵng thu hút khách miền Bắc nhiều hơn. Điều này có thể lý giải như sau: Khu vực phía bắc phần lớn tài nguyên du lịch chủ yếu liên quan đến vùng núi, đồng bằng, trung du..tương đối hạn chế về tài nguyên biển và từ bắc đầu từ bắc miền trung trở vào tới Đà Nẵng thì Đà Nẵng được xem là địa phương nổi tiếng với loại hình du lịch này. Vì thế đây được xem là loại hình du lịch được đối tượng khách tại đây rất yêu thích. Ngược lại, miền nam và nam miền trung đến Đà Nẵng thì có khá nhiều địa phương phát triển

loại hình du lịch biển nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang, Ninh Thuận, Quy Nhơn… nên khách du lịch ở những khu vực này có nhiều sự lựa chọn gần hơn và họ ít đến Đà Nẵng.

Vậy đối tượng khách nội địa đến Đà Nẵng đại diện được xem là khu vực miền Bắc nên để có thể phục vụ tốt đối tượng này, ngành du lịch Đà Nẵng cần nắm rõ về đặc điểm nhân khẩu học của miền Bắc để phục vụ được tốt hơn. Ngoài ra, cần có chính sách thu hút khách ở khu vực miền Nam và những địa phương khác thuộc khu vực miền Trung. Để làm được điều này thì du lịch Đà Nẵng cần tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm du lịch của mình với những địa phương khác như đã kể ở trên trong khi khai thác loại hình du lịch biển.

- Đặc điểm về giới tính của khách du lịch

Bảng 3.2. Thống kê về đặc điểm giới tính của khách du lịch

Giới tính Số lượng Tỷ trọng (%)

Nam 116 58

Nữ 84 42

Tổng 200 100

Theo kết quả thống kê thì số lượng khách du lịch nam đến Đà Nẵng đông hơn so với nữ tới 16%. Vì đối tượng nghiên cứu ở đây là khách nội địa đi du lịch chủ động. Với đặc điểm của du lịch chủ động: du khách phải tự mình lên kế hoạch cho hành trình; tự sắp xếp thời gian; tự quyết định tài chính… nên đối tượng nam được xem là phù hợp hơn so với nữ. Tuy nhiên, càng ngày phụ nữ Việt Nam đã dần khẳng định sự mạnh mẽ của mình nên xu hướng trong tương lai thì loại hình du lịch này không chỉ phù hợp với nam mà sẽ là lựa chọn của khách du lịch nữ muốn tự do khám phá khi đi du lịch.

Bảng 3.3. Thống kê về độ tuổi của khách du lịch Chỉ tiêu Giá trị Số tuổi nhỏ nhất 13 Số tuổi lớn nhất 60 Số tuổi trung bình 30.89 Số lượng khảo sát 200

Độ tuổi trung bình của khách du lịch nội địa đi theo hình thức chủ động trải nghiệm tại Đà Nẵng là 31 tuổi. Độ tuổi nhỏ nhất có thể tự mình hoặc cùng với nhóm của mình tự đi du lịch trải nghiệm Đà Nẵng là 13 và độ tuổi lớn nhất là 60 tuổi.

Qua đây một lần nữa khẳng định, khách du lịch đi theo hình thức chủ động này có độ tuổi tương đối nhỏ (trung bình 31). Điều này hoàn toàn phù hợp bởi lẻ ở độ tuổi này khách du lịch vừa có điều kiện về sức khỏe, vật chất và hơn hết là nhiệt huyết, khả năng linh hoạt cao giúp họ muốn trải nghiệm với loại hình du lịch chủ động. Với cách trải nghiệm này giúp họ tìm được sự thỏa mãn hơn phù hợp với sở thích tìm tòi, khám phá của mình.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch du khách nội địa lựa chọn trải nghiệm tại điểm đến thành phố đà nẵng (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)