NHỮNG HÀM Ý CHO QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch du khách nội địa lựa chọn trải nghiệm tại điểm đến thành phố đà nẵng (Trang 81)

8. Tổng quan tài liệu

4.2. NHỮNG HÀM Ý CHO QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN ĐÀ NẴNG

4.2.1. Cơ sở để đưa ra hàm ý quản lý

a. Chiến lược phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng

- Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, Đà Nẵng phấn đấu xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, gắn phát triển du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Giá trị tăng thêm của ngành văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2011- 2020 tăng bình quân 18,8%. Nâng tỷ trọng ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành phố từ 6,56% năm 2010 lên 7,97% vào năm 2015 và 11,12% vào năm 2020.

- Định hướng phát triển lĩnh vực du lịch

+ Định hướng về thị trường và sản phẩm du lịch:

Mở rộng và khai thác có hiệu quả quy mô các thị trường khách du lịch hiện có. Bên cạnh đó, chú trọng tìm kiếm và phát triển các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Ấn Độ. Phát triển du lịch Đà Nẵng theo 3 hướng chính:

* Du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái:

Phát triển du lịch biển tại cả 3 vùng du lịch: Non Nước - Ngũ Hành Sơn - Bắc Mỹ An; Mỹ Khê - Sơn Trà; Xuân Thiều - Nam Ô - Hải Vân. Bên cạnh đó, cần chú trọng các dịch vụ khác như thuyền buồm, lướt ván, câu cá thể thao trên biển, lặn biển, du thuyền ban đêm... hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Xem đây là là hướng đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Tăng cường đầu tư, xây dựng khu du lịch Bà Nà và vùng phụ cận trở thành khu nghỉ dưỡng núi đặc trưng, riêng có của thành phố. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng Nghệ - Phước Nhơn kết hợp với vùng Bạch Mã, Cù Lao Chàm tạo thành liên vùng du lịch sinh thái đa dạng và đặc sắc.

* Du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề:

Tiếp tục nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, nâng cấp hệ thống đường kết hợp xây dựng Khu du lịch sinh thái sông Cổ Cò gắn với văn hoá Phật giáo tại đây. Ngoài ra, phát triển du lịch văn hoá cần gắn với di tích văn hoá, lịch sử của các vùng phụ cận như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.

Khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê phía Nam và phía Tây thành phố Đà Nẵng, sông Hàn, sông Trường Định..., tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho các chương trình du lịch tại Đà Nẵng.

* Du lịch công vụ, mua sắm, hội nghị - hội thảo: Đây là loại hình du lịch mới mà Đà Nẵng có lợi thế để phát triển nhằm thu hút nguồn khách công vụ trong và ngoài nước đến tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm kết hợp tham quan, nghỉ mát.

+ Định hướng không gian phát triển du lịch:

Khoanh vùng để phát triển du lịch, tạo các điểm đến, kết nối với du lịch các địa phương, nâng cấp các tuyến du lịch.

Định hướng không gian mở, quy hoạch một cách tập trung và có hệ thống cũng như đáp ứng đủ nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách.

Tổ chức các hoạt động du lịch một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và giữa các ngành. Có chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch phát triển.

Xây dựng các quy định nghiêm ngặt về môi trường, dịch vụ, văn hóa xã

hội.

Xây dựng hệ thống lữ hành phục vụ khách tốt nhất, hiệu quả và uy tín nhằm làm cho khách yên tâm và quyết định nghỉ ở Đà Nẵng. Hướng thành phố trở thành trung tâm du lịch với các tiêu chí như thân thiện, an toàn, yên bình, xinh đẹp…

+ Định hướng liên kết, hợp tác trong hoạt động du lịch:

Tăng cường mối liên kết giữ ba lĩnh vực của ngành, liên kết các ngành, các lĩnh vực khác; đồng thời mở rộng liên kết, hợp tác với các địa phương trong nước, liên kết với các nước nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây, liên kết, hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch thành phố.

+ Định hướng đầu tư:

Triển khai theo đúng quy hoạch trên cơ sở các dự án đầu tư được đánh giá tác động môi trường theo quy định, cần đặc biệt ưu tiên các dự án trọng điểm.

+ Định hướng xúc tiến, quảng bá du lịch:

Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng để thu hút du khách đến với Đà Nẵng ngày càng tăng.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch không chỉ ở trong nước mà còn trên trường quốc tế, không ngừng tìm kiếm thị trường mới.

b. Kết quả nghiên cứu định tính

Như kết quả nghiên cứu được trình bày trên chương 3 cho thấy khách du lịch nội địa đi theo hình thức tự do ngày càng phổ biến tại Đà Nẵng. Khi tới đây phần lớn khách đánh giá khá là hài lòng chứng tỏ thành phố đang thu hút và quan tâm rất nhiều đến phát triển trong lĩnh vực này. Cũng trong nghiên cứu này cho thấy mười sáu điểm du lịch tại Đà Nẵng có cấu trúc mạng lưới và mang những đặc điểm của mạng lưới nhất định như: tính trung tâm, mật độ… Vì thế đây là một trong những cơ sở quan trọng để đưa ra những hàm ý cho quản lý điểm đến Đà Nẵng.

4.2.2. Hàm ý cho quản lý điểm đến

Từ kết luận phần 4.1 về mười sáu điểm du lịch mà du khách nội địa lựa chọn trải nghiệm tại Đà Nẵng, một số hàm ý cho quản lý điểm đến được đưa ra như sau:

- Phát triển các điểm du lịch + Những điểm ngoại vi:

* Kết quả cho thấy các điểm du lịch như: Làng chiếu Cẩm Nê (P2), Làng Cổ Túy Loan (P12), Đình làng Đại Nam (P13) là những điểm liên kết rất yếu trong mạng lưới và được xem là những điểm ngoại vi của mạng lưới. Cùng với hình 3.1 minh họa mạng lưới 16 điểm du lịch thì điểm P2 có các liên kết đi vào từ P3, P9, P1 và P5; điểm P12 chỉ có liên kết đi vào từ P9; điểm P13 chỉ có liên kết đi vào từ P16. Vậy để phát triển 3 điểm du lịch này trong hành trình trải nghiệm của du khách thì từ các điểm P1, P3, P5, P9, P16 phải cung cấp những thông tin liên quan quảng bá đến 3 điểm này để khách có thể dễ dàng có được thông tin và lựa chọn chúng cho điểm trải nghiệm tiếp theo. Đặc biệt, tại P1, P5 và P16 là những điểm trung tâm quan trọng thì cần phải

chú trọng cung cấp thông tin bằng cách phát tờ rơi, đặt bảng giới thiệu hoặc đặt mô hình…vì những điểm này lượng khách đến rất đông.

* Bên cạnh việc thông tin, quảng bá tại các điểm như trên thì chính những điểm du lịch như P2, P12, P13 cần có nổ lực phát triển cho xứng tầm: Đối với P2 thì cần tổ chức làng nghề tập trung, bố trí không gian, đào tạo nghệ nhân, đầu tư cơ sở vật chất … để tiến hành phục vụ khách viếng thăm làng nghề; Đối với P12 cần trùng tu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa riêng có của làng, phát động người dân cũng chung tay tái hiện lại nét đẹp văn hóa của làng bằng cách mô hình hóa hình ảnh cuộc sống làng quê với cây đa bến nước con đò, đầu tư phát triển nghề bánh tráng truyền thống nơi đây trở thành làng nghề thu hút khách, nghiên cứu phát triển món bánh tráng, mỳ quảng nơi đây trở thành nét riêng có của làng…; Đối với P13 nên bảo tồn, gìn giữ nét độc đáo trong kiến trúc đình làng để thu hút khách có đam mê khám phá về kiến trúc.

* Ngoài ra, các điểm du lịch này là những điểm ngoại vi trong mạng lưới du lịch thì những thông tin, nguồn lực được truyền trong mạng lưới rất khó đến được nên các cơ quan chức năng quản lý những điểm này cần tạo mối liên hệ lên kết với các điểm lân cận và những điểm có kết nối trong mạng để dòng thông tin được truyền đến dễ dàng.

+ Điểm trung tâm:

Tại những điểm du lịch mà tần số xuất hiện lớn trong tất cả các hành trình trải nghiệm của du khách P1, P5, P6, P16 thì cần phải đầu tư mở rộng, tập trung các điều kiện để phục vụ khách với số lượng lớn, hạn chế tình trạng thắt nút cổ chai cho dòng khách trải nghiệm.

- Phát triển các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch thích hợp

Tại những điểm được đánh giá là điểm du lịch bắt đầu và kết thúc cần đầu tư phát triển những sản phẩm liên quan đến vận chuyển du lịch để thuận

tiện cho việc đến và đi của du khách. Đối với chợ Hàn cần quy hoạch giao thông thuận lợi, có bãi đậu đỗ xe, các tuyến đường thông thoáng, có kế hoạch đầu tư các dịch vụ cho thuê phương tiện vận chuyển để khách dễ dàng từ điểm này đến các điểm khác còn lại. Đối với khu du lịch Ngầm đôi, suối Hoa (P14) cần đầu nâng cấp hệ thống đường xá, mở các tuyến đường nối từ điểm này đến những điểm lân cận hoặc trung tâm và cũng cung cấp những dịch vụ cho thuê phương tiên vận chuyển. Các điểm này nằm trên trục đường quốc lộ 14B thuận lợi đón khách từ các tỉnh phía tây và nam vì thế có thể đầu tư bãi đỗ xe hoặc khu vực bến xe du lịch để có thể đón khách và phục vụ khách trong chuyến hành trình tiếp theo. Đối với điểm du lịch Bà Nà – Núi chúa nằm ở phía tây của Đà Nẵng và cũng được xem là điểm du lịch xa trung tâm thành phố nhất. Vậy khi khách đến đây để thuận tiện cho việc trải nghiệm những điểm khác trong hành trình thì cần đầu tư hệ thống giao thông thuận lợi.

Vì những điểm được đánh giá là điểm bắt đầu sẽ mở đầu cho chuyến thăm viếng trải nghiệm vì thế tại đây cần đầu tư thêm các trung tâm cung cấp thông tin cho khách hàng như các ki- ốt du lịch, bản đồ du lịch hay trung tâm lữ hành…để cung cấp thông tin và gởi mở nhu cầu cho khách hàng.

Đối với những điểm du lịch trung tâm, trung gian thì cần quy hoạch để kinh doanh những sản phẩm về lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí vì tại những điểm này khách sẽ có nhu cầu ngủ, nghỉ để tiếp tục chuyến hành trình của mình. Bên cạnh đó còn bố trí những dịch vụ cung cấp nhiên liệu, trạm sửa chữa phương tiện giao thông để phục vụ nhu cầu của khách hàng trên các tuyến đường có nối những điểm này.

- Xây dựng kế hoạch marketing và thiết kế hệ thống thông tin hỗ trợ Đối với khách du lịch chủ động có đặc điểm là tự họ sẽ quyết định tất cả

kế hoạch marketing, cung cấp thông tin kịp thời cho du khách là cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, đối tượng khách này không thông qua các đơn vị kinh doanh lữ hành mà thông tin của họ có được đều do họ tự tìm kiếm. Cũng theo nghiên cứu định lượng vừa được thực hiện thì hầu hết khách du lịch chủ động khi đến trải nghiệm tại Đà Nẵng đều sử dụng thiết bị công nghệ di động để tìm kiếm thông tin. Vậy để có thể marketing cho điểm du lịch hay cung cấp thông tin về các điểm du lịch, sản phẩm du lịch…cho khách thì việc thiết kế một hệ thống thông tin nhằm hỗ trợ cho khách có thể tìm kiếm bằng thiết bị công nghệ di động là cực kỳ cần thiết.

Để cung cấp thông tin trên thiết bị công nghệ di động thì cần có sự nghiên cứu phát triển một phần mềm mà trên đó hiển thị được mạng lưới các điểm du lịch khách nội địa đi theo hình thức chủ động đến Đà Nẵng thường lựa chọn để trải nghiệm. Tại mỗi nút của mạng khi được chọn thì phần mềm sẽ cho phép hiển thị thông tin liên quan đến đường đi đến các điểm du lịch, điểm du lịch, thông tin giới thiệu về các điểm du lịch, sản phẩm đặc trưng, những dịch vụ hỗ trợ…và đặc biệt tại mỗi nút như vậy sẽ cho khách thấy được tất cả lựa chọn có thể liên kết đến những điểm khác trong mạng lưới để khách có thể lựa chọn theo sở thích của mình. Ngoài ra, tại mỗi nút sẽ cho phép người dùng có thể xác định vị trí của mình và liên lạc với những người khác tại các nút khác nhau trong mạng lưới... Phần mềm này có thể được cài đặt miễn phí hoặc được đăng tải trên trang web của Sở du lịch thành phố để thuận tiện cho người sử dụng.

4.3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 4.3.1. Những hạn chế trong nghiên cứu 4.3.1. Những hạn chế trong nghiên cứu

Mặc dù nghiên cứu đã được thực hiện trên cơ sở tham khảo, kế thừa nhiều tài liệu thứ cấp chuyên môn cả về lý thuyết lẫn thực tiễn và được thực

hiện một cách nghiêm túc, trung thực trong khoảng thời gian gần một năm nhưng nghiên cứu không thể tránh khỏi những hạn chế như sau:

- Từ ngữ, thuật ngữ khó hiểu

Vì nghiên cứu mạng lưới mới được thực hiện lần đầu tại Việt Nam nên tài liệu tham khảo khó tìm, đa số là tài liệu nước ngoài nên vấp phải sự khó khăn khi chuyển tải ý từ một ngôn ngữ khác sang tiếng việt. Bên cạnh đó, đặc thù của mạng lưới có rất nhiều thuật ngữ toán học, thống kê được đưa vào phân tích tác nhân xã hội nên xuất hiện những thuật ngữ khó hiểu. Cuối cùng, có thể do quá trình diễn đạt ý của tác giả không tốt dẫn đến lời văn gây khó hiểu và có thể làm cho người đọc hiểu sai vấn đề.

- Mạng lưới chưa hoàn chỉnh

Vì việc định nghĩa điểm du lịch cũng khá mơ hồ nên việc xác định 16 điểm du lịch tại điểm đến Đà Nẵng đưa vào nghiên cứu chưa hoàn toàn bao quát hết các điểm du lịch tại Đà Nẵng. Có thể còn những điểm du lịch mang những đặc điểm quan trọng trong mạng lưới bị bỏ qua.

- Thời gian thu thập dữ liệu ngắn

Mặc dù thời gian tổng thể của nghiên cứu là 1 năm nhưng thời gian tiến hành thu thập dữ liệu chỉ trong vòng 1 tháng. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả. Trong du lịch, tính thời vụ được xem là một đặc điểm rất quan trọng chi phối đến mọi hoạt động. Nghiên cứu được thực hiện vào mùa chính du lịch Đà Nẵng cho nên mạng lưới có thể không phù hợp đối với những khách đi vào trái mùa du lịch.

- Quy mô mẫu hạn chế

Vì nguồn lực có hạn nên bài nghiên cứu là 200 mẫu. Tuy nhiên số lượng mẫu khá khiêm tốn so với số lượng khách đi du lịch theo hình thức chủ động đến Đà Nẵng trong vòng một năm.

- Đặc tính vật lý của các điểm du lịch

Nghiên cứu chỉ mới đề cập đến tính xã hội của các điểm đến mà chưa lồng ghép những yếu tố về vật lý tại các điểm đến, các tuyến đường du lịch chỉ mới đề cập đến hướng dịch chuyển mà chưa đề cập đến khoảng cách.

4.3.2. Định hướng nghiên cứu

Trong tương lai để nghiên cứu có thể hoàn chỉnh hơn thì bài nghiên cứu sẽ tiếp tục với quy mô mẫu lớn hơn và sẽ mở rộng nghiên cứu mạng lưới trải nghiệm của du khách nội địa đi theo hình thức chủ động đến Đà Nẵng trong cả hai mùa: mùa chính du lịch và trái mùa du lịch. Bên cạnh đó, nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch du khách nội địa lựa chọn trải nghiệm tại điểm đến thành phố đà nẵng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)