Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch du khách nội địa lựa chọn trải nghiệm tại điểm đến thành phố đà nẵng (Trang 43 - 59)

8. Tổng quan tài liệu

2.2.1. Nghiên cứu định tính

Để xác định các điểm du lịch tại Đà Nẵng mà du khách nội địa có thể đến để thăm viếng/trải nghiệm du lịch, phương pháp phỏng vấn chuyên gia đã được thực hiện. Ba chuyên gia trong ngành du lịch Đà Nẵng được lựa chọn bao gồm:

(1) Chủ tịch hiệp hội lữ hành, (2) Giám đốc khách sạn, (3) Đại diện Sở du lịch.

Vì đây là những người đại diện cho các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ quan quản lý du lịch của Đà Nẵng nên họ có thể tư vấn về các điểm du lịch mà du khách thường đi khi đến Đà Nẵng. Mặt khác, họ khá am hiểu về thứ tự các địa điểm khách du lịch đi trong hành trình trên địa bàn thành phố nên có thể tư vấn để thiết kế bản câu hỏi.

Câu hỏi chính đối với các chuyên gia trong nghiên cứu này là: Theo hiểu

biết của Anh/Chị, những điểm du lịch nào du khách nội địa đã tự lựa chọn để thăm viếng/ trải nghiệm khi họ đến du lịch tại Đà Nẵng?

Kết quả của nghiên cứu sẽ có được dữ liệu về các điểm du lịch trong hành trình trải nghiệm của du khách khi du lịch Đà Nẵng. Dữ liệu này sẽ giúp cho việc thiết kế đo lường ở câu hỏi số 4 trong bản câu hỏi của nghiên cứu định lượng. Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia thì 16 điểm du lịch được cho là điểm du lịch phổ biến ở Đà Nẵng được đưa ra như sau:

(1) Ngũ hành Sơn/ Làng Đá Non Nước (P1):

- Điểm du lịch này thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng. Ngũ hành Sơn hay còn gọi là núi Non Nước là tên chung của một danh thắng gồm 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Hội An. Ngày 22 tháng 3 năm 1990, khu danh thắng này đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.

Hình 2.1. Ngũ hành Sơn

Nguồn: http://www.cst.danang.gov.vn

- Làng đá Non Nước: Cũng nằm trong khu vực địa lý với Ngũ Hành Sơn. Làng nghề được hình thành từ giữa thế kỷ XVII, do những người thợ thủ công từ vùng Thanh - Nghệ di cư đến vùng đất này lập nên. Lúc đầu nghề đá chỉ là nghề phụ của một số ít gia đình khi nông nhàn, sản phẩm tạo ra chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Thời gian sau chuyển dần sang điêu khắc, tạo nên các sản phẩm có giá trị nghệ thuật ngày càng cao hơn, thu hút nhiều lao động, hình thành nên một làng nghề điêu khắc đá truyền thống khá độc đáo được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Hình 2.2. Làng đá Non Nước

Nguồn: http://www.cst.danang.gov.vn

(2) Làng chiếu Cẩm Nê (P2): Làng Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây-Nam, nằm giữa một vùng đồng bằng do phù sa sông Cẩm Lệ bồi tạo nên. Chẳng những người quanh vùng mà cả người ở xa tận Huế, Đông Hà ngoài Quảng Trị cũng biết cái tên của làng quê nhỏ bé này: Làng Cẩm Nê bởi làng có nghề dệt chiếu truyền thống và nổi tiếng từ nhiều đời nay. Theo nhiều tài liệu thì nghề chiếu Cẩm Nê có nguồn gốc từ Hoằng Hóa, Thanh Hóa, được truyền vào miền Nam khoảng từ thế kỷ 15, lúc vua Lê Thánh Tôn chiến thắng Chiêm Thành, sát nhập thành Đồ Bàn vào Quảng Nam- Đà Nẵng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và bị cạnh tranh gay gắt, nghề chiếu Cẩm Nê vẫn tồn tại và phát triển đến nay. Cẩm Nê dệt nhiều loại chiếu, khổ rộng, khổ hẹp, dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa. Chiếu trơn là loại chiếu để nguyên sợi màu trắng không nhuộm màu. Chiếu trơn dệt loại lác dài không chắp, sợi nhỏ bán đắt tiền hơn loại dệt lác chắp, dệt hai sợi lác ngắn tiếp nối nhau. Loại chiếu trơn trắng này dùng loại lác phơi khô vừa phải, khi khô còn ửng màu xanh, đem vào dệt. Chiếu dệt xong đem phơi nắng, vừa để cho lá chiếu trắng sáng bóng, vừa cho khô giòn những đầu thừa thòi ra trên mặt lá chiếu của sợi lác, sợi đay, để dùng dao sắc, phạt cho đứt hết.

Hình 2.3. Làng chiếu Cẩm Nê

Nguồn: http://www.cst.danang.gov.vn

(3) Công viên châu Á/ khu giải trí Helio (P3):

- Công viên Châu Á (Asia Park): Với khát vọng xây dựng một thế giới giải trí quy mô quốc tế tại Việt Nam, Sun Group đã lựa chọn Đà Nẵng – thành phố du lịch biển trên dẻo đất miền Trung là nơi xây dựng công viên văn hóa giải trí đặc sắc mang tên Asia Park. Trải rộng trên diện tích 868.694 m2 bên bờ Tây sông Hàn, công viên Châu Á - Asia Park Đà Nẵng là sự kết hợp những nét độc đáo, mới lạ của các mô hình giải trí trên thế giới với những nét văn hóa đặc sắc đậm chất Á Đông. Asia Park bao gồm ba khu vực chính: công viên giải trí ngoài trời hiện đại, công viên văn hóa với các công trình kiến trúc và nghệ thuật thu nhỏ mang tính biểu trưng của 10 quốc gia châu Á và khu Sun Wheel - nơi giao thoa giữa nét hiện đại và truyền thống. Công viên giải trí tại Asia Park mang đến hàng loạt trò chơi độc đáo, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Các trò chơi thường được nhắc đến như tàu lượn siêu tốc, tàu điện trên cao, tháp rơi tự do, máng trượt tốc độ cao... Công viên văn hóa mở ra một không gian phương Đông kỳ thú qua từng nét văn hóa đa dạng, các công trình kiến trúc lịch sử và những hoạt động nghệ thuật, ẩm thực độc đáo

của 10 quốc gia Châu Á: Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nepal, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam. Bên cạnh đó, hàng loạt công trình tuyệt tác như Cổng Thành, Tháp Đồng hồ, Sun Wheel, Thuyền rồng, Tượng Phật… cũng là những điểm đến không thể bỏ qua tại Khu trung tâm của Asia Park. Tại đây, vòng quay Sun Wheel với độ cao ấn tượng 115m, thuộc top 5 vòng quay lớn nhất thế giới, được ví như một biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng. Không chỉ có các trò chơi và công trình kiến trúc, Asia Park còn là điểm đến của những hoạt động văn hóa sôi nổi như biểu diễn nghệ thuật, làm thủ công, trò chơi dân gian, cùng các lễ hội văn hóa đặc sắc.

Hình 2.4. Công viên Châu Á

Nguồn: http://www.cst.danang.gov.vn

- Khu giải trí Helio: Nằm gần với công viên châu Á, Helio Center là một trung tâm vui chơi giải trí dành cho gia đình, bạn trẻ và du khách tại du lịch Đà Nẵng. Là điểm giải trí vui chơi Đà Nẵng lớn nhất, Helio Center Đà Nẵng lần đầu tiên ra mắt với hệ thống giải trí phức hợp hiên đại nhất. Với những khu vực trò chơi hấp dẫn giới trẻ và chuỗi những nhà hàng ẩm thực với rất nhiều món ăn phong phú. Helio Center – Trung tâm giải trí phức hợp hiện đại, có sức chứa đáp ứng cùng lúc cho từ 7.000 đến 10.000 người đến vui chơi, giải trí cùng lúc.

Hình 2.5. Khu giải trí Helio

Nguồn: http://www.cst.danang.gov.vn

(4) Siêu thị Lotte mart (P4): Là trung tâm thương mại thứ 4 của Lotte Mart tại Việt Nam và trung tâm thương mại lớn nhất tại Đà Nẵng hiện nay, Lotte Mart được xây theo phong cách hiện đại, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Lotte Mart tọa lạc tại Khu Đông Nam Đài tượng niệm, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu. Tp. Đà Nẵng, xung quanh là các điểm du lịch nổi tiếng của Đà Nẵng như Cổ Viện Chàm, Cầu Sông Hàn, Cầu Rồng và Cầu Trần Thị Lý. Tại Lotte Mart, có hơn 20.000 mặt hàng, trong đó đa số là hàng Viêt Nam chất lượng cao, giá cả phải chăng và chất lượng đảm bảo.

Hình 2.6. Lotte mart Đà Nẵng

(5) Cầu Rồng (P5): Cầu được thiết kế và xây dựng với hình dạng của một con rồng có khả năng phun lửa và phun nước như thật. Điểm đặc biệt của cây cầu hình con Rồng này là có thể phun được lửa và nước để phục vụ khách du lịch và người dân vào tối thứ 7 và Chủ Nhật hàng tuần. Vì cây cầu có hình dáng giống 1 con rồng nên được gọi là Cầu Rồng. Cây cầu hiện đại này bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương/Bạch Đằng, tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các đường chính trong thành phố Đà Nẵng, và một tuyến đường trực tiếp đến bãi biển Mỹ Khê và Bãi biển Non Nước ở rìa phía đông của thành phố.

Hình 2.7. Cầu Rồng

Nguồn: http://www.cst.danang.gov.vn

(6) Bãi biển Mỹ Khê (P6): Bãi biển Mỹ Khê thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà cách trung tâm 3km. Bãi biển này được tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ Forbes đã bình chọn bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Có thể nói, bãi biển Mỹ Khê đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí bình chọn cơ bản của Forbes, như: Bãi biển Mỹ Khê thuận tiện về giao thông, bãi biển mở miễn phí cho tất cả du khách, Bãi Biển có bờ cát dài và phẳng, ánh nắng và mức sóng phù hợp cho việc chơi các môn thể thao, có khả năng đảm bảo an toàn cho du khách, có các khu nghỉ dưỡng hạng sang, các biệt thự đạt tiêu chuẩn quốc tế...

Hình 2.8. Bãi biển Mỹ Khê

Nguồn: http://www.cst.danang.gov.vn

(7) Khu du lịch Sơn Trà (P7): Khu du lịch thuộc địa phận quận Sơn Trà, nằm phía đông của thành phố Đà Nẵng. Nơi đây là tổng thể mới được đưa vào phát triển du lịch trong những năm gần lại đây, bao gồm nhiều loại hình du lịch mới lạ và nổi tiếng như: du lịch tâm linh (Chùa Linh Ứng), du lịch sinh thái (khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà) hay du lịch mạo hiểm (lặn ngắm san hô)…Ngoài ra nơi đây còn có những khu resort nổi tiếng như Intercontinental, resort Sơn Trà…

Hình 2.9. Khu du lịch Sơn Trà

Nguồn: http://www.cst.danang.gov.vn

(8) Viện Cổ Chàm (P8): Hay còn gọi là bảo tàng điêu khắc Chăm, nằm tại số 02 đường 2 Tháng 9, Bình Hiên, hải Châu, là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là bảo

tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên.

Hình 2.10. Viện Cổ Chàm

Nguồn: http://www.cst.danang.gov.vn

(9) Bảo tàng Đà Nẵng/ Thành Tiện Hải (P9):

- Bảo tàng Đà Nẵng: Nằm trong khuôn viên Di tích quốc gia Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng - thành lập từ năm 1989 - được đầu tư phương tiện trưng bày, thiết bị nghe nhìn và hệ thống chiếu sáng hiện đại, đội ngũ hướng dẫn khách tham quan được đào tạo bài bản. Bảo tàng Đà Nẵng mở cửa đón khách từ ngày 26-4-2011 và trở thành một địa điểm ưa thích của du khách.

Hình 2.11. Bảo tàng Đà Nẵng

- Di tích thành Điện Hải tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền đọc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Thành Điện Hải là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Ngày 16/11/1988 thành đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia và được gắn bia di tích ngày 25/8/1998.

(10) Chợ Hàn (P10): Chợ Hàn thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, nằm giữa bốn đường phố Trần Phú, Bạch Đằng, Hùng Vương và Trần Hưng Đạo. Chợ Hàn vốn có lịch sử từ lâu, ban đầu là một tụ điểm buôn bán nhỏ tự sản, tự tiêu. Nhưng với điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ và đường thủy nên dần dần trở thành một chợ lớn, do nằm bên cạnh sông Hàn nên có tên là chợ Hàn. Chợ được xây dựng đưa vào hoạt động vào những năm 1940. Tại đây, Pháp cho xây dựng ga xe lửa trung chuyển Tourane marché để chuyên chở hàng hoá đến ga chính. Theo đà buôn bán phát triển, một số thương gia người Hoa và người Việt đã xây dựng quanh chợ một khu thương mại khá sầm uất với các cửa hiệu tạp hóa, vàng bạc, thuốc bắc... Năm 1989, chợ được xây mới hoàn toàn, gồm hai tầng khang trang với diện tích 28.000m². Kiến trúc chợ đẹp và thoáng, cách bày trí hàng hoá gọn gàng tạo cho những người đi chợ không có cảm giác mệt mỏi.

Hình 2.12. Chợ Hàn

(11) Siêu thị Big C/ Chợ Cồn (P11):

- Siêu thị Big C tọa lạc tại 255-257 Hùng Vương, Thanh Khê, Đà Nẵng. Đây là siêu thị đầu tiên của Big C tại Đà Nẵng, thứ năm tại Việt Nam và là một trong số 860 siêu thị của Big C trên toàn thế giới. Khu vực bán hàng khổng lồ này được chia làm 2 tầng, với tầng trệt gồm các cửa hàng cho thuê chuyên bán các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng và tầng trên là siêu thị với số lượng hàng hóa khổng lồ. Hàng hóa trong siệu thị Big C có thể chia thành 4 loại chính: thực phẩm tươi sống (thịt, cá, rau); hàng có sức tiêu dùng lớn (đồ ăn khô, các loại gia vị…); hàng may mặc; hàng điện tử…

Hình 2.13. Siêu thị Big C

Nguồn: http://www.cst.danang.gov.vn

- Chợ Cồn: Nằm đối diện với Big C, ở trung tâm thành phố, có một mặt hướng về đường Hùng Vương, một mặt hướng về đường Ông Ích Khiêm, được khởi công xây dựng từ tháng 12/1984, với 3 tầng có tổng diện tích 14.000 m2, và được đặt tên chính thức là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng. Dù vậy, người dân thành phố vẫn quen gọi là “chợ Cồn”. Cái tên "chợ Cồn" có từ thập niên 40 của thế kỷ trước, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên. Thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng

những vật liệu kiên cố hơn. Đã có thời kỳ, chợ Cồn là chợ bán sỉ và lẻ lớn nhất của Đà Nẵng và cả miền Trung. Năm 2012, dựa theo tính chất hoạt động của các hộ kinh doanh buôn bán tại đây, và theo nguyện vọng của người dân thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết đổi tên Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng thành Chợ Cồn.

Hình 2.14. Chợ Cồn

Nguồn: http://www.cst.danang.gov.vn

(12) Làng Cổ Túy Loan (P12): Làng Túy Loan nằm ở hướng tây nam thành phố Đà Nẵng, thuộc địa phận xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Dân làng Tuý Loan đã xây dựng đình làng để thờ các vị tiền hiền, tổ tiên. Đình Tuý Loan là một di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng quốc gia, một địa chỉ nghiên cứu, tìm hiểu và tham quan hấp dẫn. Đình làng Tuý Loan được xây ở vị trí trung tâm, vào năm Thành Thái thứ nhất (1889) với diện tích trên 110m² trong khuôn viên rộng hơn 8.000m², thoáng đãng, hướng quay ra sông, nhìn về thế núi, sát đường lớn và đặc biệt có cây đa cổ thụ cành lá xum xuê chắc đã có hơn trăm tuổi gây ấn tượng và cảm xúc khó quên. Tại văn bia đặt trong đình còn có bài ký của Tam giáp tiến sĩ Nguyễn Khuê người huyện Thanh Trì (Hà Nội) ghi lại việc lập đình. Bài ký có đoạn: “Đình gồm một tòa chính tẩm, một tòa tiền đường đều làm bằng gỗ quý và lợp ngói'”. Văn bia ở Nhà ngũ tộc trong làng ghi rằng năm vị tiền hiền Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê được chiếu vua Lê Thánh Tôn đi mở mang bờ cõi về phương nam (năm

Hồng Đức nguyên niên 1470). Năm vị dừng chân chọn nơi đây để lập nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch du khách nội địa lựa chọn trải nghiệm tại điểm đến thành phố đà nẵng (Trang 43 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)