Chính sách khách hàng và quy trình bảo lãnh tại TECHCOMBANKĐà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 41 - 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Chính sách khách hàng và quy trình bảo lãnh tại TECHCOMBANKĐà

a. Chính sách khách hàng

Hiện nay TECHCOMBANK Đà Nẵng đang áp dụng chính sách khách

hàng theo quyết định số QĐ1-TCD/20 ngày 01/01/2015 của

TECHCOMBANK. Theo quyết định này khách hàng được phân thành 4 nhóm chính với mức xếp hạng A, B, C, D, trừ nhóm D các nhóm còn lại được chia tiếp thành 3 nhóm nhỏ. Dựa trên kết quả xế hạng mà áp dụng những quy định cụ thể cho từng nhóm khách hàng về: Chính sách tiếp thị, chính sách cấp tín dụng, chính sách tài sản đảm bảo, chính sách giá.

Đây là quyết định rất chặt chẽ, chi tiết cho từng chính sách nhằm kiểm soát rủi ro cho ngân hàng khi cấp tín dụng cũng phát hành bảo lãnh. Tuy nhiên chính sách này rất ưu đãi cho khách hàng xếp hạng cao và rất chặt chẽ đối với nhóm khách hàng xếp hạng thấp càng làm khó khăn hơn cho doanh nghiệp khi muốn ngân hàng tài trợ để cải thiện kinh tế. Trong khi đó nhóm khách hàng xếp hạng cao vẫn có khả năng suy giảm năng lực và khách hàng xếp hạng thấp có thể khôi phục và nâng điểm xếp hạng.

Chính sách khách hàng mà TECHCOMBANK Đà Nẵng đang áp dụng có nhiều tiêu chí khác nhau và liên quan chặt chẽ có tính khoa học giúp cho việc quản lý khách hàng được thuận lợi, kiểm soát rủi ro khách hàng dưới

33

nhiều khía cạnh khác nhau.

b. Quy trình bảo lãnh

Trên cơ sở hướng dẫn tại văn bản số QT-TCD/62 ngày 16/12/2015 của ngân hàng Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam về Quy trình cấp tín dụng phân khúc khách hàng doanh nghiệp và văn bản số HD-TDC/96 về “Hướng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp” ngày 18/04/2017 quy trình cấp bảo lãnh như sau:

34

35

Giải thích quy trình:

Bước 1: Bộ phận QHKH tiếp nhận nhu cầu khách hàng, kiểm tra mục đích bảo lãnh và điều kiện phát hành theo quy định.

Bước 2: Bộ phận QHKH lập đề xuất, soạn thảo thư bảo lãnh trình Ban lãnh đạo ĐVKD

Bước 3: Nếu đủ điều kiện phát hành bảo lãnh bộ phận QHKH chuyển hồ sơ qua CCA để kiểm soát hồ sơ chứng từ và hạch toán

Bước 4: Bộ phận CCA nhận hồ sơ bảo lãnh từ bộ phận QHKH chuyển sang sẽ kiểm tra các điều kiện bảo lãnh, chứng từ, thư bảo lãnh trình cấp thẩm quyền phát hành thư.

Bước 5: Bộ phận CCA hạch toán nhập thông tin vào hệ thống, lưu hồ sơ. Bước 7: Bộ phận QHKH chuyển trả hồ sơ cho khách hàng theo quy định giao nhận chứng từ của TECHCOMBANK.

Ngoài quy trình trên còn một số trường hợp đặt biệt, TECHCOMBANK có những quy định riêng như sau:

Đối với những trường hợp bảo lãnh được đảm bảo 100% bằng TSĐB nhóm 1(Ký quỹ/Hợp đồng tiền gửi tiền gửi/ Sổ tiết kiệm) thì đơn vị kinh doanh được phép tự phê duyệt và hạch toán tại đơn vị mà không cần bộ phận CCA kiểm soát. Tuy nhiên hạn mức tối đa 10 tỷ đồng, với các bảo lãnh có giá trị trên 10 tỷ đồng cần trình các cấp phê duyệt cao hơn theo quy định nội bộ TECHCOMBANK.

Nhìn chung quy trình cấp bảo lãnh của TECHCOMBANK khá chặt chẽ, theo hệ thống phê duyệt tập chung. Các bộ phận cùng phối hợp để kiểm tra và quản lý từng món bảo lãnh nhằm hạn chế rủi ro về phía ngân hàng khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cũng như sai xót trong quá trình phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng, đồng thời kiểm tra chéo nhau giữa các khâu tránh việc cán bộ QHKH xảy ra rủi ro.

36

Như vậy, về chính sách khách hàng và quy trình bảo lãnh tại TECHCOMBANK Đà Nẵng rất chặt chẽ và rõ ràng, điều này giúp cho việc kiểm soát rủi ro ngày càng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 41 - 45)