Đối với Chính phủ và ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 86 - 102)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Đối với Chính phủ và ngân hàng Nhà nước

Môi trường kinh tế phát triển ổn định lành mạnh sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động tiền tệ - ngân hàng nói chung và dịch vụ bảo lãnh nói riêng. Bất ổn về kinh tế chính trị xã hội luôn đem lại những rủi ro bất khả kháng đối với ngân hàng và doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến dịch vụ bảo lãnh. Vì vậy, chính phủ cần ổn định môi trường chính trị, xã hội và môi trường kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ chế thị trường đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống tiền tệ, tín dụng, giá cả.

Chính phủ và NHNN cần liên tục cập nhập và hoạn thiện hệ thông pháp luật, tạo lập một hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ và thuận lợi cho dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng, trong xu thế phát triển không ngừng hiện nay. NHNN cần đẩy mạnh hiệu quả dịch vụ của trung tâm thông tin tín dụng CIC để hỗ trợ thông tin cho các NHTM trong quá trình thẩm định. NHNN có trách nhiệm yêu cầu các NHTM khác cung cấp thông tin về khách hàng một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác.

NHNN giám sát các ngân hàng thực hiện quy chế của ngân hàng nhà nước đồng thời nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra. NHNN phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra dịch vụ của các NHTM nói chung và dịch vụ bảo lãnh nói riêng, phát hiện kịp thời các sai sót để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời. Muốn vậy phải chú trọng đến trình độ nghiệp vụ, cũng như phẩm chất đạo đức của cán bộ thanh tra. Nhưng không có nghĩa là NHNN sẽ can thiệp quá sâu vào dịch vụ ngân hàng, gây cản trở đến dịch vụ của ngân hàng. Điều này cần có sự hài hòa giữa các bên.

78

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Để dịch vụ bảo lãnh phát triển cho những năm tiếp theo, TECHCOMBANK Đà Nẵng cần khắc phục những hạn chế từ chính mình, bên cạnh đó cần có những định hướng phát triển dịch vụ bảo lãnh trên cơ sở nhu cầu của khách hàng hiện tại và định hướng những nhu cầu bảo lãnh trong tương lai phù hợp với sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ các cấp và cơ quan quản lý thông qua cơ chế, chính sách cũng rất cần thiết cho sự phát triển của ngân hàng và dịch vụ bảo lãnh. Vì thế, các giải pháp và kiến nghị trong chương 3 đã tập trung thành 2 phần:

Phần giải pháp đối với TECHCOMBANK Đà Nẵng nhằm giải quyết các nguyên nhân bên trong của ngân hàng, đồng thời thực hiện định hướng phát triển của ngân hàng. Cụ thể, luận văn đã đề xuất 3 nhóm giải pháp:

 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bao gồm: Cải thiện quy trình, thủ tục bảo lãnh, hoàn thiện chính sách khách hàng, áp dụng chính sách giá năng động, đẩy mạnh marketing, chăm sóc khách hàng, chuẩn hóa giao dịch, đa dạng hóa sản phẩm và đối tượng bảo lãnh.

 Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro bao gồm: Nâng cao chất lượng thẩm định bảo lãnh, thực hiện kiểm tra nội bộ, kiểm tra khách hàng.

 Nhóm giải pháp bổ trợ liên quan đến yếu tố nguồn nhân lực; hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ ngân hàng.

Phần đề xuất các kiến nghị với các cấp quản lý nhằm khắc phục những bất lợi từ bên ngoài, từ đó tạo được những tác động tổng hòa để góp phần thúc đẩy dịch vụ bảo lãnh ngày càng phát triển.

79

KẾT LUẬN

Bảo lãnh ngân hàng là một dịch vụ truyền thống của các NHTM, nó vừa là dịch vụ có thu phí vừa mang tính chất nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Vì vậy, hoạt động bảo lãnh có những đặc thù nhất định và cũng chứa đựng trong đó những rủi ro như hoạt động tín dụng, đòi hỏi NHTM phải có sự quan tâm toàn diện khi phát triển hoạt động này để phát triển an toàn và hiệu quả.

Phát triển dịch vụ bảo lãnh của NHTM đóng góp về thu nhập từ phí, giảm sự phụ thuộc thu nhập từ lãi vay, bên cạnh đó có ý nghĩa góp phần đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của hoạt động bảo lãnh tại TECHCOMBANK Đà Nẵng, đề tài đã nghiên cứu và giải quyết được những vấn đề sau:

Hệ thống hóa lý luận về nghiệp vụ bảo lãnh của NHTM, trong đó luận văn đã trình bày có chọn lọc cơ sở lý luận chung về bảo lãnh, bảo lãnh ngân hàng; quan niệm về phát triển bảo lãnh ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển và những nhân tố ảnh hưởng sự phát triển hoạt động bảo lãnh.

Phản ảnh thực trạng hoạt động bảo lãnh của TECHCOMBANK Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2016, qua đó đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại TECHCOMBANK Đà Nẵng trong thời gian qua. Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như thống kê, so sánh, phân tích, để phản ánh, đánh giá khách quan thực trạng hoạt động bảo lãnh tại TECHCOMBANK Đà Nẵng.

Từ thực trạng hoạt động bảo lãnh cùng với định hướng hoạt động của ngân hàng cũng như những đánh giá của khách hàng về hoạt động bảo lãnh tại TECHCOMBANK Đà Nẵng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát

80

triển hoạt động bảo lãnh tại TECHCOMBANK Đà Nẵng cho những năm tiếp theo. Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại TECHCOMBANK Đà Nẵng được xây dựng với mục tiêu góp phần tăng trưởng hoạt động này nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng, tạo nên sự phát triến bền vững, đóng góp vào sự phát triến chung của ngân hàng. Luận văn đã đưa ra hệ thống giải pháp gồm 3 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp phát triển khách hàng, nhóm giải pháp hạn chế rủi ro, nhóm giải pháp bổ trợ. Trong đó, những giải pháp quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn như:

Mặc dù tác giả đã dành nhiều thời gian đế tìm hiếu và nghiên cứu nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đề tài khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, bạn bè và những cá nhân, tập thế có quan tâm đến lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng để đề tài hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Minh Kiều, (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện đại,

NXB Thống kê, Hồ Chí Minh

[2] Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội

[3] PGS. Ts Nguyễn Đăng Dờn, (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,

NXB Thống kê.

[4] PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải.

[5] Bộ sách Quản trị Marketing, (2003), Chăm sóc khách hàng phát huy lợi

thế cạnh tranh, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

[6] Nguyễn Thị Bảo Trân, (2015),“Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Thanh

Khê, Thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.

[7] Huỳnh Lê Như Bảo, (2014), “Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh

ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, TP Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam”,

Luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.

[8] Trần Thị Ngọc Duyên, (2014), “Phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh

Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.

[9] Hồ Thị Thu Hà, (2014), “Hạn chế rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh trong

nước tại ngân hàng TMCP công thương Bình Định”, Luận văn thạc sĩ

Đại học Đà Nẵng.

[10] Nguyễn Phi Hùng, (2016), “Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh

Đăk Nông”, Luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.

[11] Lưu Thị Oanh Kiều (2015), “Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải

[12] Nguyễn Hằng Phương, (2014), “Mở rộng dịch vụ bảo lãnh tại Ngân

hàng Thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng”, Luận văn

thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.

[13] Nguyễn Thuỵ Ngọc Oanh, (2014), “Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại

ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Đăk Lắk”,

Luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.

[14] Nguyễn Thị Bảo Trân, (2015),“Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Thanh

Khê, Thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.

[15] Đào Thị Thuỳ Trinh, (2014), “Phát triển dịch vụ bảo lãnh trong nước

tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đà Nẵng”, Luận văn thạc

sĩ Đại học Đà Nẵng.

[16] Luật liên quan: Bộ luật dân sự, Luật các TCTD, Luật thương mại, Thông tư số TT 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng.

[17] Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, Báo cáo tổng kết dịch vụ kinh doanh năm 2014, Đà Nẵng.

[18] Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, Báo cáo tổng kết dịch vụ kinh doanh năm 2015, Đà Nẵng.

[19] Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, Báo cáo tổng kết dịch vụ kinh doanh năm 2016, Đà Nẵng.

[20] Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, Bảng

cân đối kế toán năm 2014, Đà Nẵng.

[21] Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, Bảng

cân đối kế toán năm 2015, Đà Nẵng.

[22] Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, Bảng

cân đối kế toán năm 2016, Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 86 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)