Chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 70 - 71)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1.Chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG

3.1.1. Chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Việt Nam

Chiến lược trong giai đoạn 2015 - 2020 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam là trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam trong nhóm các ngân hàng TMCP trong nước. Để đạt được mục tiêu này Ngân hàng đã tự đưa ra các mục tiêu cụ thể đó là tổng giá trị vốn hóa 5 tỷ đô la Mỹ.

Với mức tăng giá trị vốn hóa đã đặt ra, trong năm năm đó Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam cần chiếm lĩnh 10% thị phần ngân hàng Việt Nam với tốc tăng trưởng 30% mỗi năm.

Mong muốn tối ưu hóa dịch vụ khách hàng được cung cấp và sử dụng, ngân hàng cũng đưa ra cho mình mục tiêu mỗi một khách hàng khi giao dịch tại TECHCOMBANK sẽ sử dụng ít nhất 4 sản phẩm do ngân hàng cung cấp.

Dựa trên mục tiêu chung của cả hệ thống thì từng khối sẽ đưa ra các mục tiêu của mình để điều hành các đơn vị liên quan, đặt biệt là các đơn vị kinh doanh thực hiện. Là một khối quan trọng trong hệ thống, để đạt được mục tiêu này thì Khối khách hàng doanh nghiệp cũng đưa ra các mục tiêu chiến lược cụ thể như sau:

 Sản phẩm:

Xây dựng các chương trình kinh doanh toàn diện và tăng thị phần hầu bao để Techcombank trở thành ngân hàng giao dịch chính

Phát triển để tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ nhằm tăng thu nhập từ phí và CASA.

62

 Nhân sự:

Nâng cao năng lực của chuyên viên khách hàng doanh nghiệp để trở thành người tư vấn tài chính cho khách hàng đồng thời chuyên môn hóa lực lượng bán hàng và kênh phân phối.

 Rủi ro

Hoàn thiện Mô hình quản trị rủi ro End-to-End (từ KYC đến mô hình thu nợ) theo từng tiểu phân khúc, trong đó, ưu tiên xây dựng mô hình thẩm định và phê duyệt vượt trội.

 Vận hành:

Xây dựng các trung tâm kinh doanh khách hàng doanh nghiệp hiệu quả. Tăng năng suất chuyên viên khách hàng doanh nghiệp và trải nghiệm của khách hàng thông qua các kênh dịch vụ ngân hàng số

 Khách hàng là trọng tâm

Tập trung vào khách hàng trong phân khúc có các đặc điểm:

 Khách hàng có giá trị vòng đời cao nhất

 Khách hàng thuộc tiểu phân khúc tập trung hoặc thuộc hệ sinh thái mà TCB đang triển khai/có nhiều lợi thế

 Ưu tiên cho vay khách hàng giao dịch chính với TCB trên 3 năm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 70 - 71)