6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KCN, CCN
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tài nguyên và vị trí địa lý có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các KCN, CCN. Đối với các vùng có tài nguyên thiên nhiên giàu có sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư hơn là những vùng nghèo tài nguyên. Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất.Vì nó cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. KCN, CCN nằm trong vùng sẵn có nguyên liệu cho sản xuất, các nhà đầu tư sẽ giảm bớt được chi phí vận tải, tránh được gián đoạn sản xuất trong trường hợp khó khăn về giao thông. Khí hậu thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi cũng như đất đai đảm bảo cho việc xây dựng những vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp chế biến những sản phẩm nông nghiệp. KCN, CCN nằm trong khu vực này sẽ thu hút các nhà đầu tư vào công nghiệp chế biến như sữa, đường, thịt hộp, hoa
25
quả…Trái lại, khí hậu khắc nghiệt, nắng lắm mưa nhiều, bão lụt thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất công nghiệp, hạn chế thu hút đầu tư. Vùng có trữ lượng khoáng sản lớn, phong phú và có giá trị kinh tế cao sẽ tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến.
Vùng lãnh thổ có diện tích rộng, nhưng địa hình chia cắt, nhiều đồi núi, sông suối sẽ ảnh hướng lớn đến giao lưu kinh tế, hạn chế thu hút đầu tư. Ngược lại, nếu lãnh thổ có vị trí thuận lợi sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Chẳng hạn, gần đầu mối giao lưu kinh tế, gần thị trường tiêu thụ, gần các hệ thống giao thông, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, gần các trung tâm kinh tế lớn. Thực tế cho thấy, địa phương có những điều kiện như cảng biển, đường quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt đi qua, nằm trong trung tâm kinh tế lớn hoặc ở gần kề đều thu hút được nhiều dự án đầu tư. Ở nước ta, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm kinh tế lớn của đất nước, do vậy thu hút đầu tư vào KCN, CCN ở 2 thành phố này cũng như các vùng xung quanh rất mạnh mẽ.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
Điều kiện kinh tế xã hội của mỗi địa phương cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển các KCN, CCN.
Nhân tố xã hội bao gồm: Dân số, mật độ dân số, tập quán truyền thống, lao động, thị trường lao động. Các nhân tố này vừa là cung cấp lao động cho DN vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN. Các DN trong KCN, CCN trước khi đi vào sản xuất cần nghiên cứu khảo sát kỹ nguồn cung lao động, thị hiếu thị trường… để từ đó có kế hoạch sản xuất sản phẩm hàng hóa thích hợp, cho lợi nhuận cao và đóng góp có ích cho xã hội.
26
Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng ở một địa phương là yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại hoàn chỉnh như giao thông, điện nước, thông tin liên lạc…sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, từ đó tạo thuận lợi cho quá trình hình thành và phát triển các KCN, CCN. Ngược lại, địa phương có cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ ít được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm.
Chính sách kinh tế của địa phương cũng sẽ tác động đến sự phát triển của các KCN, CCN. Sự quản lý của nhà nước thông qua các chính sách là cần thiết, các DN trong KCN, CCN phải hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật và theo hướng các chính sách kinh tế đưa ra để phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương. Chính sách kinh tế đúng đắn sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các KCN, CCN, ngược lại chính sách kinh tế không đúng đắn sẽ kìm hãm và để lại hệ quả không nhỏ trong xã hội.
1.3.3. Chính sách của nhà nước
Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ban hành luật và các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với nhiều ưu đãi, khuyến khích. Cùng với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh, thủ tục hành chính,… nhờ vậy các KCN, CCN đã được thành lập trên hầu hết các tỉnh, thành phố cả nước.
Một số chính sách ưu đãi của nhà nước ta hiện nay như:
- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động môi trường đối với các Dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường đối với các DN trong KCN, CCN.
27
- Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN có ưu đãi thuế cho các DN trong KCN, CCN có dự án xử lý nước thải quy mô lớn.
- Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ). Chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.
Và rất nhiều chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, tiền thuế..mà nhà nước đã và đang áp dụng. Nhờ có các chính sách này và sự nỗ lực trong công tác quản lý, điều hành, tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN trong KCN, CCN đã đạt được các kết quả tích cực, có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế trên các phương diện tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm và tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội. Các KCN, CCN trên cả nước đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐĐỊA PHƯƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển KCN, CCN tỉnh Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Xuất phát điểm của Bình Dương là tỉnh thuần nông, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé, gần như chưa có hạ tầng công nghiệp. Do đó, tỉnh Bình Dương đã xác định xây dựng và phát triển KCN được coi là giải pháp và bước đi cần thiết để CNH - HĐH nền kinh tế của tỉnh. Với phương châm “trải chiếu hoa” để mời gọi các nhà đầu tư, tỉnh Bình Dương tạo được sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư và cho đến nay Bình Dương đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu về phát triển và thu hút đầu tư vào KCN trong những năm gần đây. Qua thực tiễn phát triển KCN Bình Dương thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm để nghiên cứu, áp dụng như sau:
28
cầu quan trọng trong quá trình CNH, HĐH, nhằm phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của từng khu vực trên địa bàn tỉnh, tận dụng những khu vực đất xấu để phát triển công nghiệp.
- Quy hoạch phát triển các KCN phải dựa trên cơ sở phân bố hợp lý, có trọng điểm ở những nơi có triển vọng về thu hút đầu tư. Các ngành nghề trong từng khu, cụm công nghiệp phải phù hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, đảm bảo vệ sinh môi trường và thúc đẩy tất cả các thành phần kinh tế phát triển. Các dự án đầu tư trực tiếp trên địa bàn được tập trung vào các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch, không phân tán.
- Việc phân bố đầu tư xây dựng các KCN, CCN phải cân nhắc kỹ tất cả các điều kiện cần thiết để bố trí quy mô và cấp độ thích hợp; đồng thời phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của tỉnh.
- Phát triển KCN, CCN đi đôi với phát triển đô thị, khu dân cư và giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động.
Bên cạnh đó tỉnh Bình Dương đặc biệt quan tâm, coi trọng công tác xúc tiến đầu tư, học tập, trao đổi kinh nghiệm về phát triển KCN nước ngoài và các tỉnh bạn. Chủ động phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước, tổ chức nhiều cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư tại các nước để vận động các nhà đầu tư vào tỉnh. Không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, sẵn sàng chia sẻ khó khăn vướng mắc, coi các nhà đầu tư vào Bình Dương là công dân của tỉnh, coi thành công của nhà đầu tư là thành công của chính mình. Điều này đã tạo cho các nhà đầu tư sự yên tâm, tin tưởng khi đầu tư vào tỉnh. Các nhà đầu tư luôn mong muốn triển khai nhanh dự án để sớm đi vào hoạt động, các KCN đã đáp ứng điều này. Đối với các dự án đầu tư trong KCN, việc xác định địa điểm đầu tư và triển khai các bước tiếp theo để thuê đất được tiến hành nhanh chóng với các thủ tục đơn giản, gọn nhẹ. Các KCN được quy hoạch, phân bố tại các vị trí thuận lợi, có sẵn hạ tầng đã làm tăng thêm sự
29
lựa chọn, sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Các chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuế, thủ tục hành chính... đối với các dự án đầu tư vào KCN, có tác động đáng kể đến các nhà đầu tư.
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển KCN, CCN tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước, mật độ dân số và mật độ các điểm dân cư rất cao.Từ khi mới tái lập tỉnh, Bắc Ninh mới quy hoạch xây dựng KCN, và cũng ngay từ đầu, các KCN được định hướng là KCN có yếu tố đô thị (nhà ở dân cư liền kề). Thông qua các nghị quyết, Bắc Ninh đã phát triển và làm rõ hơn việc phát triển các KCN và đô thị trong định hướng phát triển không gian các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, trong vùng ảnh hưởng phát triển quy hoạch thành phố Hà Nội và quy hoạch phát triển KT - XH vùng động lực Đông Bắc.
Với đặc điểm đất chật, tận dụng lợi thế về giao thông và nằm trong vùng ảnh hưởng quy hoạch thành phố Hà Nội ; mặt khác, do sớm nghiên cứu sự phát triển các KCN ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc... Bắc Ninh đã lựa chọn mô hình KCN- đô thị ngay từ đầu, giải quyết mối quan hệ đó ngay từ trong quy hoạch.
Để xây dựng KCN- đô thị, Bắc Ninh đã bổ sung chức năng và nhiệm vụ cho mỗi KCN; mô hình tổ chức chung với cơ cấu: Doanh nghiệp sản xuất (có yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường)+ hệ thống dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất + khu dân cư, nhà ở và dịch vụ thương mại, khu vui chơi giải trí. Theo đó, các công trình kết cấu hạ tầng được thiết kế xây dựng đáp ứng mô hình tổ chức đó.
Theo định hướng phát triển các KCN và khu đô thị với 4 KCN đang được quy hoạch (KCN Tiên Sơn; KCN Quế Võ; KCN Yên Phong; KCN Đại Đồng- Hoàng Sơn), 4 KCN trong tương lai cũng đều được sắp xếp sẵn vị trí, quy mô để từng bước phát triển mở rộng không gian đô thị. Việc phát triển đầy đủ 8 KCN như định hướng, cùng với hệ thống các cụm công nghiệp, làng
30
nghề, đa nghề sẽ tạo ra nhân tố kết dính thành phố Bắc Ninh với các thị xã, thị trấn, đô thị các huyện phía Bắc sông Đuống tương đối hoàn chỉnh. Cùng với các KCN, việc phát triển các đô thị chức năng, trong tương lai cả Bắc Ninh sẽ trở thành một đô thị lớn. Chính vì vậy, Bắc Ninh đã và đang xúc tiến khẩn trương công tác quy hoạch phát triển không gian các tuyến đường quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38, tuyến đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long và các tuyến tỉnh lộ nhằm tạo ra sự phân công phát triển, trong đó các KCN và đô thị là hạt nhân trung tâm.
1.4.3. Những bài học kinh nghiệm
- Một là, việc quy hoạch các KCN, CCN phải gắn liền với quy hoạch phát triển KT - XH.
- Hai là, công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các KCN, CCN cần phải có sự chỉ đạo thống nhất và kịp thời.
- Ba là, cần chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho công tác xây dựng các KCN, CCN.
- Bốn là, chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn.
- Năm là, BQL các KCN, CCN cần thực hiện tốt công tác quản lý và nâng cao hiệu quả đóng góp của các KCN, CCN.
31
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH GIA LAI
ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC KCN, CCN 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Gia Lai là tỉnh miền núi, nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên có diện tích tự nhiên 15.536,9 km2 (theo QĐ 272/QĐ/-TTg ngày 27/2/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ). So với cả nước gần bằng 4,7%, có tọa độ địa lý từ 12o58’20” đến 14o36’30” vĩ độ Bắc và từ 107o27’23” đến 108o54’40” kinh độ Đông. Tiếp giáp theo địa giới hành chính bao gồm: Kon Tum, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, ĐăkLăk., và Campuchia.
Gia Lai có 17 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, các huyện: Kbang, Đăk Đoa, Ia Pa, Chư Păh, Ia Grai, Mang Yang, Koong Chro, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Đăk Pơ, Phú Thiện, huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh. Trong đó thành phố Peiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và thương mại của tỉnh, nơi hội tụ của 2 quốc lộ chiến lược của Tây nguyên là quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam và quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây, là điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, cả nước và quốc tế.
Tỉnh có vị trí khá thuận lợi về giao thông, với 3 trục quốc lộ: quốc lộ 14 nối Gia Lai với các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, các tỉnh Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long, quốc lộ 19 nối tỉnh với cảng Quy Nhơn ( khoảng cách từ Pleiku khoảng 180 km) và Campuchia (cửa khẩu Lệ Thanh), quốc lộ 25 nối tỉnh Gia Lai với tỉnh Phú Yên và Duyên Hải Miền Trung. Ngoài ra còn có sân bay Pleiku nối liền với mạng lưới đường hàng
32
không cả nước.
b. Đặc điểm địa hình
Gia Lai là một tỉnh cao nguyên miền núi, có độ cao trung bình 800 - 900 m, với đỉnh cao nhất là Kon Ka Kinh thuộc huyện K’Bang: 1.748 m và nơi thấp nhất là vùng hạ lưu sông Ba: 100 m. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây với 3 kiểu địa hình chính:
- Địa hình đồi núi: chiếm khoảng 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Địa hình cao nguyên: có hai cao nguyên đất đỏ bazan là cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng - chiếm gần 1/3 diện tích tự nhiên của tỉnh.
- Địa hình thung lũng: có hai thung lũng lớn là thung lũng An Khê và thung lũng Cheo Reo - Phú Túc.
c. Khí hậu
Tỉnh Gia Lai có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang tính chất khí hậu vùng Tây Nguyên. Hàng năm khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Nhiệt độ: nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình cả năm khoảng 280C (dao động trong khoảng 21 - 230C).
- Độ ẩm: độ ẩm tương đối của không khí ít biến đổi giữa các vùng và