Thực trạng hỗ trợ phát triển đội ngũ lao động cho các KCN, CCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 66 - 70)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4.Thực trạng hỗ trợ phát triển đội ngũ lao động cho các KCN, CCN

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN,CCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.2.4.Thực trạng hỗ trợ phát triển đội ngũ lao động cho các KCN, CCN

Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh.Vì vậy, việc đảm bảo đủ số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm rất quan trọng trong các KCN, CCN.

Trong những năm qua, các KCN, CCN đã có tác động hết sức tích cực đối với vấn đề sử dụng, giải quyết việc làm, làm tăng phúc lợi cho người lao động. Nhờ có sự mở rộng quy mô của các KCN, CCN nên số lượng lao động tại các KCN, CCN tăng dần qua các năm. Nếu năm 2010 tổng số lao động làm việc trong các KCN, CCN là 4044 người ( lao động nữ chiếm 50,84%) thì đến năm 2011 con số này đã là 4564 người ( tăng 12,9%) và qua các năm tỷ lệ

58

này lại tiếp tục tăng. Năm 2012 tổng số lao động là 5349 người (tăng 17,1%). Thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.11: Số lượng lao động giai đoạn 2010 – 2014 STT Năm Số lao động (người) Lao động nữ

(người) Tỷ lệ (%) 1 2010 4044 2056 50,84 2 2011 4564 2568 56,26 3 2012 5349 3004 56,16 4 2013 6554 3807 58,08 5 2014 7032 4232 60,18

( Nguồn: Ban quản lý KKT Gia Lai)

Trong năm 2014 các KCN, CCN đã tạo ra một số lượng việc làm đáng kể, đã thu hút được 7032 lao động vào làm việc, trong đó lao động nữ là 4232 người, chiếm 60,18%, so với năm 2010 thì số lao động đã tăng 2988 người ( tăng 14,83%) đây là tác động khá tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ.

Tiền lương, tiền công của người lao động đã được các doanh nghiệp quan tâm và chi trả kịp thời với mức lương bình quân là: 4.000.000 đồng/người/tháng, phần nào giúp người lao động trang trải cuộc sống trong khi giá cả luôn biến động như hiện nay.

Việc thực hiện chế độ BHXH, BHTNg cho người lao động chưa được các chủ doanh nghiệp thật sự chú trọng. Chế độ BHXH, BHTNg chủ yếu được áp dụng đối với các nhân viên quản lý, kế toán, thủ quỹ. Phần lớn số lao động trực tiếp tại KCN, CCN chỉ được ký hợp đồng ngắn hạn, thời vụ, do đó người lao động không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Đồng thời do các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng nghĩa vụ của mình và người lao động chưa hiểu biết đầy đủ về quyền lợi của việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

59

thất nghiệp nên không nhiệt tình tham gia. Một số doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt chế độ chính sách đối với người lao động, thực hiện tham gia BHXH, BHTNg cho người lao động với tỷ lệ tương đối đạt đó là: CN Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam, Công ty TNHH Quốc Duy Gia Lai, CN Công ty TNHH Olam Gia Lai (điều), Công ty TNHH Louis Dreyfus, CN Công ty TNHH Olam tại Gia Lai (tiêu), CN Công ty TNHH TP Atlantic VN tại GL, Công ty TNHH NLTT For – Gia Lai, Đức Minh, Công ty CP Bê tông và Xây lắp điện….

Một số DN chưa quan tâm thỏa đáng đến chế độ chính sách cho người lao động, tỷ lệ tham gia BHXH, BHTNg còn thấp như: DNTN Năm Hoa, Hải Phong, Anh Khoa, Chí Thành, Mai Xuân Dung, Granite Hồng, Hiệp Lợi, Nguyên Liệu Xanh, Cường Thịnh Phát, Xuân Tuyến, ga Hải Lưu, Công ty Cổ phần giấy Gia Lai,…

Lực lượng lao động trong các KCN, CCN chủ yếu là lao động trẻ có độ tuổi trung bình từ 18 đến 25, phần lớn là lao động địa phương. Thống kê cho thấy số lao động đã qua đào tạo từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 6,22%, nếu tính số lao động có trình độ trung cấp nghề trở lên chiếm 28,76%. Phần lớn lao động các doanh nghiệp tuyển chọn là lao động phổ thông chiếm khoảng 65,02% do doanh nghiệp thâm dụng lao động, công nghệ chưa tiên tiến. Mặt khác, một số ngành nghề nhất là thủ công mỹ nghệ, người lao động được truyền nghề, tay nghề giỏi nhưng học vấn thấp, bằng cấp không có chưa được thống kê đầy đủ để bóc tách ra khỏi số lao động phổ thông. Thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

60

Bảng 2.12: Trình độ học vấn của người lao động trong các KCN, CCN Tính đến tháng 12/2014

Trình độ học vấn

Số người Tỷ lệ (%)

Lao động phổ thông 4572 65,02

Trung cấp chuyên nghiệp,

công nhân kỹ thuật 2022 28,76

Cao đẳng, đại học trở lên 438 6,22

Cộng 7032 100

(Nguồn: Ban quản lý KKT Gia Lai)

Như vậy, đa phần lao động tuyển dụng vào các KCN, CCN là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, đây là một điều bất lợi đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho người lao động có việc làm và được học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Hiện nay, trong cả nước có xu hướng thiếu lao động có trình độ cao, thiếu các cơ sở đào tạo nghề, đặc biệt tỉnh Gia Lai thiếu nghiêm trọng các cơ sở đào tạo nghề. Điều này đặt ra vấn đề đào tạo nghề cơ bản và kỹ thuật cao trong thời gian tới hết sức cấp bách. Tuy nhiên Gia Lai cũng đã xây dựng được một số các trung tâm đào tạo nghề để cung cấp lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp KCN, CCN hoặc mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho người lao động, đã cung cấp cho doanh nghiệp KCN, CCN một lượng lao động không nhỏ. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp lại đào tạo theo hình thức tuyển công nhân chưa qua đào tạo, sau đó tổ chức đào tạo một số ngày ngay tại dây chuyền sản xuất theo kiểu “cầm tay chỉ việc” và tiếp tục vừa làm vừa học tại dây chuyền sản xuất. Đa số lao động có chuyên môn kỹ thuật khi được tuyển dụng đều được các doanh nghiệp đào tạo lại, bổ sung kỹ năng mới.

61

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 66 - 70)