Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 41 - 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2.Đặc điểm kinh tế-xã hội

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH GIA LA

2.1.2.Đặc điểm kinh tế-xã hội

a. Tình hình dân s và lao động

v Dân số

Năm 2014 dân số của tỉnh là 1.343 ngàn người, mật độ trung bình 86 người/km2. Mật độ dân cư phân bố không đều tập trung chủ yếu ở các thành phố thị xã và các trục đường giao thông như thành phố Pleiku là 758 người/km2, thị xã An Khê 330 người/km2. Còn các vùng sâu, xa dân cư thưa

33

thớt, mật độ thấp như huyện Kông Chro 27 người/km2, huyện Krông Pa 40 người/km2

.

Tăng dân số tự nhiên còn ở mức cao, tuy nhiên có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Năm 2005, tăng tự nhiên là 1,84% giảm xuống còn 1,68% năm 2009 và 1,58% năm 2014.

Bảng 2.1: Tình hình dân số của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2012 - 2014

Các chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

Tốc độ

TTBQ (%)

Dân số trung bình người1000 1.302 1.318 1.343 1,56

DS thành thị người1000 376,3 384,5 394,7

2,42

DS nông thôn người1000 925,7 933,5 948,3 3,12

Dân tộc thiểu số 1000

người 587,33 583,22 585,68 3,13

Tốc độ tăng tự nhiên % 1,62 1,6 1,58

Tỷ lệ DSNT % 77,1 29,17 29,39

Tỷ lệ dân tộc thiểu số % 45,11 44,25 43,61

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai)

v Lao động

Năm 2014, tổng lao động trong độ tuổi là 698,2 ngàn người; trong đó lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 619,3 ngàn người chiếm 88,7% số người trong độ tuổi lao động. Dự báo trong tương lai, lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực công nghiệp và dịch vụ nhưng với tốc độ khá chậm.

34

Số lao động được đào tạo qua ngành nghề tại Gia Lai chỉ chiếm 30 trong tổng số lao động, trong đó người dân tộc thiểu số được đào tạo chỉ chiếm 7,7% số lao động. Số lao động có tay nghề cao, kỹ thuật giỏi và có trình độ cơ bản từ trung cấp đến đại học được tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nhà nước, các đơn vị quốc doanh và ở cấp tỉnh, thành phố; cấp huyện và cấp xã còn quá ít.

b. Tình hình phát trin kinh tế xã hi

Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước và những diễn biến bất thường của khí hậu, qua 3 năm 2012 - 2014, nền kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đưa quy mô GDP của tỉnh (tính theo giá cố định năm 1994) từ 17,553 tỷ đồng năm 2012 lên 22,178 tỷ đồng năm 2013, tăng 43,7 %.

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế theo khu vực tỉnh Gia Lai giai đoạn 2012 - 2014

2012 2013 2014 Chỉ tiêu SL (Tỷđồng) CC (%) SL (Tỷđồng) CC (%) SL (Tỷđồng) CC (%) Tổng GDP 17,553 100 18,926 100 22,178 100

Nông - Lâm – Ngư nghiệp 7,639 43,52 7,844 41,45 8,847 39,89

CN- XD 5,443 31,01 6,079 32,12 7,605 32,59

Dịch vụ 4,471 25,47 5,003 26,43 5,726 27,53

(Nguồn: Báo cáo thực hiện năm 2011-2013 tỉnh Gia Lai)

Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng là giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

v Về nông nghiệp

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết khí hậu diễn biến bất thường, giá vật tư tăng cao… nhưng sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, đã chú trọng ứng

35

dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều tăng, nhất là các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu, có thời điểm tăng rất cao, người nông dân phấn khởi, đời sống khá hơn trước.

- Về trồng trọt: Các loại cây trồng phát triển đúng theo quy hoạch, hiệu quả kinh tế cao, sự hình thành các vùng chuyên canh tập trung cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày đã gắn với các cơ sở chế biến, phát triển các nhà máy ở vùng nông thôn. Giá trị kinh tế trên 1 ha cây trồng đã tăng lên đáng kể, nhất là các huyện có cây công nghiệp ngắn và dài ngày đã làm cho đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển hơn so với trước.

- Về chăn nuôi: Công tác phòng chống dịch bệnh thường xuyên được tăng cường, đã triển khai các dự án cải tiến nâng cao chất lượng giống bò thịt, nạc hoá đàn heo, chăn nuôi heo theo hướng an toàn, hình thành các liên minh nuôi ong mật… Đàn gia súc, gia cầm duy trì tốc độ phát triển. Ước đến cuối năm 2014 đàn bò của tỉnh đạt 351.050 con, đàn heo 428.500 con, đàn trâu 14.660 con, trong đó tỷ lệ bò lai 38,5% tăng 2,5% so với năm 2010. Những năm gần đây được sự quan tâm của Trung ương, ngành thuỷ sản đã được đầu tư và có sự chuyển biến khá, năm 2012 sản lượng thuỷ sản đạt 2.756 tấn, năm 2014 đạt 4.300 tấn. Đã xây dựng mới và hoàn thiện cơ sở sản xuất giống vật nuôi, giống thủy sản phục vụ cho ngành.

- Về lâm nghiệp: Chuyển một số diện tích rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su và trồng rừng để phát triển rừng gắn với bảo đảm cân bằng sinh thái, tăng độ che phủ của rừng đến năm 2014 đạt 52,5%.

v Về phát triển sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng, năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) ước đạt 7.605 tỷ đồng, tăng 56,47%

36

so với năm 2010, bình quân giai đoạn 2012-2014 tăng 16,09%/năm. Trên địa bàn tỉnh đã đưa vào hoạt động các nhà máy mới như: Sê San 4A, Đăk Sơ Rông 2A, An Khê-Ka Nát, Đăk Srông 3B, Ia Grai1..., các cơ sở chế biến đá granite.

Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng dần qua các năm, năm 2014 là 3.280 tỷ đồng, tăng 60,23% so với năm 2010, bình quân giai đoạn 2012-2014 tăng 17,02%/năm.

v Về Thương mại - dịch vụ

Thị trường hàng hoá trên địa bàn tỉnh ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ ngày càng tăng, năm 2014 đạt 27.500 tỷ đồng, tăng gấp 2,09 lần so với năm 2010, bình quân giai đoạn 2012 - 2014 tăng 27,97%/năm; bảo đảm cung ứng các loại vật tư, hàng hoá và các mặt hàng thiết yếu trên thị trường tỉnh. Hệ thống thương mại phát triển khá nhanh về số lượng, quy mô hoạt động ở cả thành thị, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này phát triển khá hơn những năm trước đó, năm 2011 đạt 347 triệu USD, năm 2014 đạt 300 triệu USD vượt so với Nghị quyết đề ra đến năm 2015 là 250 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là cà phê, cao su, gỗ tinh chế luôn có được thị trường tiêu thụ ổn định, số doanh nghiệp đang hoạt động xuất khẩu của tỉnh được củng cố và tạo điều kiện vay vốn để xuất khẩu. Hoạt động nhập khẩu qua 3 năm gia tăng không đáng kể, chủ yếu là nhập khẩu gỗ xẻ, phân bón phục vụ sản xuất. Hệ thống thương mại ở khu vực biên giới được chú trọng phát triển, Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đang từng bước hoàn thiện về cơ sở hạ tầng. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2010 là 30 triệu USD, năm 2014

37

ước thực hiện 33 triệu USD, tăng 10% so với năm 2010; bình quân giai đoạn 2012-2014 tăng 3,23%.

- Hoạt động du lịch có bước phát triển hơn về cơ sở lưu trú, khách sạn, lượng khách đến tỉnh ngày càng tăng; đã triển khai Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, kêu gọi đầu tư vào các dự án du lịch như: lâm viên Biển Hồ, thác Phú Cường, hồ Ayun hạ, sân Golf,.... Tuy nhiên du lịch chưa đáp ứng được tiềm năng sẵn có.

- Hoạt động vận tải đảm bảo nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa, các phương tiện vận tải hành khách chất lượng cao, dịch vụ taxi, xe buýt, đảm bảo an toàn, tiện lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Doanh thu ngành vận tải đến năm 2014 đạt 2.330 tỷ đồng, tăng gấp 2,26 lần so với năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 31,27%.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 41 - 46)