Kinh nghiệm phát triển KCN,CCN tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 36 - 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển KCN,CCN tỉnh Bình Dương

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Xuất phát điểm của Bình Dương là tỉnh thuần nông, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé, gần như chưa có hạ tầng công nghiệp. Do đó, tỉnh Bình Dương đã xác định xây dựng và phát triển KCN được coi là giải pháp và bước đi cần thiết để CNH - HĐH nền kinh tế của tỉnh. Với phương châm “trải chiếu hoa” để mời gọi các nhà đầu tư, tỉnh Bình Dương tạo được sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư và cho đến nay Bình Dương đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu về phát triển và thu hút đầu tư vào KCN trong những năm gần đây. Qua thực tiễn phát triển KCN Bình Dương thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm để nghiên cứu, áp dụng như sau:

28

cầu quan trọng trong quá trình CNH, HĐH, nhằm phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của từng khu vực trên địa bàn tỉnh, tận dụng những khu vực đất xấu để phát triển công nghiệp.

- Quy hoạch phát triển các KCN phải dựa trên cơ sở phân bố hợp lý, có trọng điểm ở những nơi có triển vọng về thu hút đầu tư. Các ngành nghề trong từng khu, cụm công nghiệp phải phù hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, đảm bảo vệ sinh môi trường và thúc đẩy tất cả các thành phần kinh tế phát triển. Các dự án đầu tư trực tiếp trên địa bàn được tập trung vào các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch, không phân tán.

- Việc phân bố đầu tư xây dựng các KCN, CCN phải cân nhắc kỹ tất cả các điều kiện cần thiết để bố trí quy mô và cấp độ thích hợp; đồng thời phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của tỉnh.

- Phát triển KCN, CCN đi đôi với phát triển đô thị, khu dân cư và giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động.

Bên cạnh đó tỉnh Bình Dương đặc biệt quan tâm, coi trọng công tác xúc tiến đầu tư, học tập, trao đổi kinh nghiệm về phát triển KCN nước ngoài và các tỉnh bạn. Chủ động phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước, tổ chức nhiều cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư tại các nước để vận động các nhà đầu tư vào tỉnh. Không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, sẵn sàng chia sẻ khó khăn vướng mắc, coi các nhà đầu tư vào Bình Dương là công dân của tỉnh, coi thành công của nhà đầu tư là thành công của chính mình. Điều này đã tạo cho các nhà đầu tư sự yên tâm, tin tưởng khi đầu tư vào tỉnh. Các nhà đầu tư luôn mong muốn triển khai nhanh dự án để sớm đi vào hoạt động, các KCN đã đáp ứng điều này. Đối với các dự án đầu tư trong KCN, việc xác định địa điểm đầu tư và triển khai các bước tiếp theo để thuê đất được tiến hành nhanh chóng với các thủ tục đơn giản, gọn nhẹ. Các KCN được quy hoạch, phân bố tại các vị trí thuận lợi, có sẵn hạ tầng đã làm tăng thêm sự

29

lựa chọn, sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Các chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuế, thủ tục hành chính... đối với các dự án đầu tư vào KCN, có tác động đáng kể đến các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 36 - 38)