Kết quả và đóng góp của KCN,CCN đối với kinh tế, xã hội địa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 72 - 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.6.Kết quả và đóng góp của KCN,CCN đối với kinh tế, xã hội địa

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN,CCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.2.6.Kết quả và đóng góp của KCN,CCN đối với kinh tế, xã hội địa

phương

a. Kết qu sn xut kinh doanh

Tổng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2014, ước tính đến thời điểm 30/6/2014 toàn KCN, CCN ước đạt 4.257,557 tỷ đồng, tăng 33,9 % so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp trong KCN, CCN hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể nói trong quý 6 tháng đầu năm 2014 đa số các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, tài chính, hàng tồn kho nhiều. Tuy vậy nhưng các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đang từng bước khắc phục những khó khăn để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.13: Kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 của các KCN, CCN STT Sản phẩm Doanh thu (tỷđồng) 1 Chế biến cà phê 3.496,952 2 Chế biến hạt điều 230,032 3 Chế biến nông sản 8,958

64

5 Trụ điện, cột bê tông đúc sẵn 12,668

6 Gỗ tinh chế 33,274

7 Các sản phẩm khác 340,737

Tng 4.257,557

( Nguồn: Ban quản lý KKT Gia Lai)

Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu ngành chế biến cà phê đạt mức cao nhất (3.496,952 tỷ đồng). Vì Gia Lai là một trong những tỉnh Tây Nguyên có khí hậu thuận lợi, đất đỏ bazan... phù hợp cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cà phê vì vậy doanh thu từ ngành này khá cao. Bên cạnh đó là chế biến hạt điều (230,032 tỷ đồng) và các loại nông sản khác (8,958 tỷ đồng). Sản xuất đá granite, đá xây dựng các loại (134,936 tỷ đồng) cũng đang được các DN hết sức chú trọng sản xuất vì nhu cầu sử dụng các mặt hàng này có xu hướng gia tăng, dẫn đến doanh thu cũng có chiều hướng tăng. Doanh thu của ngành gỗ tinh chế (33,274 tỷ đồng) lại có xu hướng thấp hơn các năm trước, một phần do nguồn gỗ để sản xuất hiện nay đang khan hiếm, mặt khác, sản phẩm của ngành hiện đang gặp khó khăn vì khả năng cạnh tranh khá thấp so với các tỉnh khác.

Trong tình hình kinh tế hiện nay, các DN còn gặp khá nhiều khó khăn về nguồn vốn, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, khả năng nắm bắt thị trường, sự biến động của giá cả trong nước so với thế giới... Điều này đòi hỏi tỉnh Gia Lai cần có những chính sách hỗ trợ các DN vượt qua khó khăn, để thu được kết quả kinh doanh tốt nhất.

b. Đóng góp ca các KCN, CCN

Ø Đóng góp vào giá tr sn xut ca tnh

Trong những năm vừa qua, Gia Lai đã sản xuất nhiều sản phẩm, phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước. Trong đó chủ yếu các sản phẩm của ngành nông sản, sản xuất đá granite, đá xây dựng, gỗ tinh chế... Đóng góp của các KCN,

65

CCN vào giá trị sản xuất của tỉnh ngày càng tăng qua các năm. Năm 2010 GTSX trong KCN, CCN đạt 4.565,378 tỷ đồng, chiếm 48,69 % GTSX công nghiệp toàn tỉnh. Đến năm 2014 thì GTSX trong KCN, CCN đã đạt 7.852,482 tỷ đồng chiếm 50,58% GTSX công nghiệp toàn tỉnh. Điều này càng chứng tỏ các KCN, CCN thực sự có những đóng góp rất quan trọng trong tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh nói riêng và nước ta nói chung. Cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.14: GTSX của các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ 2010

đến 2014 (tính theo giá so sánh 2010) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 GTSXCN toàn tỉnh (tỷ đồng) 9.375,525 10.670,710 12.580,807 14.098,280 15.522,757 GTSX trong KCN, CCN (tỷđồng) 4.565,378 5.376,477 5.565,347 6.411,752 7.852,482 Tỷ trọng so với tổng GTSXCN toàn tỉnh (%) 48,69 50,38 44,23 45,47 50,58 Tỷ trọng GTSX KCN, CCN so với GDP(%) 23,5 26,6 31,7 35,04 35,4

( Nguồn: Niên giám thồng kê tỉnh Gia Lai)

Tỷ trọng GTSX của các KCN, CCN so với GTSXCN toàn tỉnh có xu hướng tăng qua các năm, năm 2010, tỷ trọng này là 48,69% thì đến năm 2014, tỷ trọng này đã đạt 50, 58% (tăng 1,68%), tương ứng với đó, tỷ trọng GTSX KCN, CCN so với GDP cũng tăng từ 23,5% năm 2010 lên 35,4% năm 2014.

66

Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp.

Ø To vic làm và tăng thu nhp cho người lao động

Nhờ có sự ra đời và phát triển cuả các KCN, CCN, đã tạo việc làm cho một lực lượng lớn lao động của địa phương, đặc biệt là lao động nữ. Riêng năm 2014 con số này là 7032 người, trong đó lực lượng lao động nữ chiếm 60,18%. Đây là một đóng góp đáng kể của các KCN, CCN khi mà hiện nay tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng.

Tiền lương, tiền công của người lao động đã được các doanh nghiệp quan tâm và chi trả kịp thời với mức lương bình quân là: 4.000.000 đồng/người/tháng, phần nào giúp người lao động trang trải cuộc sống trong khi giá cả luôn biến động như hiện nay. Tuy nhiên việc thực hiện chế độ BHXH, BHTNg cho người lao động chưa được các chủ doanh nghiệp thật sự chú trọng.

Ø Đóng góp vào chuyn dch cơ cu kinh tế ca tnh

Trong thời gian gần đây các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực như: sản xuất chế biến nông sản, lâm sản, nhóm ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, nhóm ngành chế tạo, lắp ráp cơ khí điện tử, may mặc... Việc thu hút được nhiều dự án trong và ngoài nước đầu tư vào trong KCN đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Gia Lai. Trong giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng GDP Gia Lai đạt 12,3%/năm, tỷ trọng trong cơ cấu GDP của nhóm ngành nông-lâm-thủy sản đã giảm từ 57,8%/năm 2000 xuống 48,8%/năm 2005 và 44,2%/năm 2011. Ngược lại tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng từ 17,9 %/năm 2000 lên 23,7%/năm 2005 và 30,1%/năm 2011.

Và trong giai đoạn 2012 – 2014 cùng với sự đóng góp mạnh mẽ của các KCN, CCN cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và

67

dịch vụ. Năm 2012 tổng GDP của toàn tỉnh Gia Lai đạt 29.834 tỷ đồng, trong đó nhóm ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 31,01 %. Năm 2013 tỷ trọng của nhóm ngành này đạt 32,12% ( tăng 1,11%). Đến năm 2014 tỷ lệ đóng góp của nhóm ngành này tăng thêm 0,47% (đạt 32,59% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh). Thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.15: Cơ cấu kinh tế theo khu vực của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2012 – 2014 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Sản lượng (tỷ đồng) cấu (%) Sản lượng (tỷ đồng) cấu (%) Sản lượng (tỷ đồng) cấu (%) Tổng GDP 29.834 100 36.448 100 40.754 100

Nông - Lâm – Ngư nghiệp 12.983 43,52 15.107 41,45 16.256 39,89

CN- XD 9.253 31,01 11.707 32,12 13.281 32,59

Dịch vụ 7.598 25,47 9.633 26,43 11.216 27,52

( Nguồn: Báo cáo thực hiện năm 2011-2013 tỉnh Gia Lai)

Ø Đóng góp vào kim ngch xut khu ca tnh

Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Gia Lai thực sự trở nên sôi động kể từ khi các dự án trong KCN, CCN được thực hiện, đi vào sản xuất và một số doanh nghiệp tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá.

Do vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng của Gia Lai phù hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, vì vậy các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu ở lĩnh vực nông sản: cà phê, tiêu, điều, bên cạnh đó hiện nay còn có các sản phẩm mới như: đá granite, gỗ tinh chế... Năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt 142,7 triệu USD (chiếm 81,2 % giá trị xuất khẩu của tỉnh). Năm 2011 tăng 31 triệu USD so với năm 2009 ( chiếm 82, 9 % giá trị xuất khẩu của tỉnh).Tuy

68

nhiên năm 2012 kim ngạch xuất khẩu của các KCN, CCN có xu hướng giảm so với năm trước( giảm 29, 2 triệu USD, chiếm 70,6% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh). Đây là điều không tránh khỏi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2013 và năm 2014 kim ngạch tăng theo chiều hướng tốt tương ứng là 180,9 triệu USD và 189,02 triệu USD ( lần lượt chiếm 78,5% và 80,4% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh). Cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.16: Giá trị xuất khẩu của các KCN, CCN giai đoạn 2010 -2014 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng kim ngạch xuất khẩu

toàn tỉnh (triệu USD)

175,7 209,5 204,7 230,3 235,1

Kim ngạch xuất khẩu của các KCN, CCN (triệu USD)

142,7 173,7 144,5 180,9 189,02

Tỷ trọng (%) 81,2 82,9 70,6 78,5 80,4

( Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Gia Lai)

Riêng 6 tháng đầu năm 2014 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 172,765 triệu USD (tăng 5,74 lần so với cùng kỳ năm trước). Trong đó kim ngạch xuất khẩu của một số DN đạt ở mức khá cao như: Công ty Louis Dreyfus Commodities Việt Nam đạt 169,379 triệu USD (tăng 6,45 lần so với cùng kỳ năm trước), Công ty CP chế biến gỗ Đức Long đạt 19,770 triệu USD, Công ty thương phẩm Atlantic đạt 3,351 triệu USD; Công ty TNHH đá granite Quốc Duy đạt 14,700 triệu USD...

Nguyên nhân tổng kim ngạch xuất khẩu tăng là do giá hàng nông sản Việt Nam tăng 18% nhờ giá kỳ hạn tăng, mặt khác nhu cầu về hàng nông, thủy sản ở thị trường chủ lực là Châu Âu, Nhật Bản tăng cao nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản tại địa bàn.

69

Ø Đóng góp vào ngân sách

Nhờ sự hoạt động có hiệu quả và sự đóng góp đáng kể của dự án trong KCN, CCN, đặc biệt là các dự án FDI, ngân sách của tỉnh Gia Lai đã liên tục được cải thiện. Thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.17. Đóng góp của các KCN, CCN vào ngân sách tỉnh Gia Lai giai

đoạn 2010-2014 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng ngân sách tỉnh (tỷ đồng) 3.127 3.888 4.701 4.690 4.580 Thu từ KCN, CCN (tỷ đồng) 473 620 411 388 367 Tỷ trọng thu từ KCN, CCN/tổng ngân sách (%) 15,1 15,9 8,7 8,3 8,01

(Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Gia Lai)

Năm 2010 nguồn thu từ KCN, CCN đã đóng cho ngân sách của tỉnh 3.127 tỷ đồng, chiếm 15, 1 % thu ngân sách của tỉnh. Tỷ trọng đóng góp ngày càng tăng dần qua các năm. Năm 2011 tỷ trọng này ở mức 15,9 %.Tuy nhiên giai đoạn 2011-2014 tỷ trọng này có xu hướng giảm. Giai đoạn này nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, điều này cũng ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam và hoạt động của các DN trong KCN, CCN. Đến năm 2014 tỷ trọng này chỉ còn 8,01 %, giảm 7,09% so với năm 2010. Bên cạnh đó do các doanh nghiệp trong các KCN, CCN chủ yếu sản xuất mặt hàng kinh nông sản cà phê, tiêu, nhưng hiện nay mặt hàng nông sản được miễn thuế xuất nhập khẩu (0 %) vì thế doanh nghiệp được khấu trừ thuế cho nên tình hình nộp Ngân sách nhà nước có xu hướng giảm dần so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi, các DN trong KCN, CCN cũng đang ra sức sản suất kinh doanh, cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm..., tuy vẫn còn

70

nhiều khó khăn trước mắt nhưng các DN cũng rất nỗ lực. Đây là một tín hiệu tốt của kinh tế Gia Lai nói riêng và nước ta nói chung.

Ngoài những đóng góp trên các KCN, CCN còn góp phần to lớn vào việc thực hiện các mục tiêu khác như: góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nâng cao trình độ quản lí nhà nước về kinh tế và đặc biệt góp phần to lớn vào xóa đói, giảm nghèo…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 72 - 79)