6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KCN,CCN TỈNH GIA LAI
2.3.1. Tích cực
Tuy là tỉnh đi sau trong việc đầu tư xây dựng các KCN, CCN so với các tỉnh khác, nhưng KCN, CCN của tỉnh sau khi được Chính phủ cho phép thành lập đã nhanh chóng được quy hoạch đồng bộ và đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư. Với vị trí địa lý và chính sách ưu đãi, môi trường đầu tư thông thoáng của tỉnh thời gian qua đã khuyến khích được một số nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất.Tỉnh đã thống nhất chỉ đạo tập trung và tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành ở Trung ương để thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, nhờ vậy đạt đạt được một số kết quả tích cực như sau:
- Tác động đến thu hút đầu tư và phát triển của toàn ngành công nghiệp tỉnh Gia Lai.
- Tác động đến sự tăng trưởng GDP, tăng thu nhập bình quân đầu người và nguồn thu ngân sách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh, và dần đạt tới cơ cấu chung của cả nước.
71
- Tác động đến tốc độ phát triển của toàn bộ ngành công nghiệp trong tỉnh về giá trị, quy mô và cơ cấu, trình độ công nghệ theo hướng ngày càng tiến bộ.
- Tác động tích cực đối với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động.
- Tác động lan toả tích cực tới trình độ phát triển của các vùng, các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, quá trình phát triển KCN, CCN ở Gia Lai thời gian qua còn có một số hạn chế, đó là:
- Về thu hút đầu tư vào KCN, CCN Gia Lai
Trong thời gian qua để khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào KCN, các ngành đã không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách ưu đãi, thủ tục đầu tư thuận tiện, đơn giản so với bên ngoài. Tuy nhiên, hiện tại đang nổi lên một thực tế, ở các địa phương đó ra sức “ganh đua”, “cạnh tranh” để thu hút đầu tư vào KCN ở địa phương mình, Gia Lai không nằm ngoài thực tế đó. Để kêu gọi đầu tư vào tỉnh mình, Gia Lai đã ban hành một số chính sách ưu đãi như miễn thuế đất 5 năm, 7 năm, 11 năm, 15 năm, tùy theo sự đáp ứng các điều kiện về lĩnh vực cần khuyến khích đất đầu tư và địa bàn đầu tư khó khăn, ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, ưu đãi về thuế... Mặc dù đây là cơ chế chính sách ưu đãi đúng đắn nhưng do nóng vội, muốn “lấp đầy” KCN càng nhanh càng tốt, chạy đua theo phong trào, nên đã đưa một số ưu đãi riêng “xé rào” để thu hút đầu tư như miễn giảm thuế đất, thuế sản xuất kinh doanh dẫn đến sự chèn lấn, ngáng chân nhau trong việc thu hút đầu tư giữa các địa phương, gây ra tình trạng không khai thác được những lợi thế riêng có của mình. Hơn nữa việc “xé rào” về miễn thuế đất trong khoảng thời gian nhất định dẫn đến tình trạng cho thuê đất trong khoảng thời gian nhất định, do vậy làm ảnh hưởng
72
tới hiệu quả kinh tế không tận dụng được lợi thế của địa phương và lợi thế các doanh nghiệp.
Mặt khác trong thời gian qua Gia Lai chưa chú trọng chọn lọc dự án đầu tư (thu hút đầu tư thiếu chọn lọc). Điều đáng quan tâm là các KCN, CCN chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp trong nước, nguyên nhân chủ yếu là năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, mức phí sử dụng hạ tầng trong KCN, CCN còn khá cao so với khả năng các doanh nghiệp trong nước. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chính sách phát huy nội lực và sự phát triển bền vững.
Hơn nữa, chất lượng các dự án đầu tư thấp, chưa thu hút được các dự án công nghệ hiện đại, chính vì vậy nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn. Mặt khác bản thân các KCN, CCN lại theo đuổi mục tiêu lợi nhuận nên họ chỉ quan tâm đến việc làm sao cho thuê đất càng nhanh càng tốt, bất chấp công nghệ tiên tiến hay lạc hậu. Điều đó dẫn đến rất ít các dự án đầu tư có nguồn gốc từ các nước phát triển. Chính vì vậy có một số dự án có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hiệu quả KT - XH thấp.
Ngoài ra, tỉ lệ giữa vốn đầu tư thực hiện và vốn đăng ký còn thấp, thậm chí còn nhiều dự án đăng ký nhiều năm nhưng không được triển khai xây dựng, đặc biệt là các dự án đầu tư trong nước.
- Về tình hình sử dụng, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động
Do chất lượng quy hoạch còn thấp, việc thực hiện quy hoạch chưa triệt để, thiếu tính đồng bộ nên các KCN, CCN phần lớn không có công trình phúc lợi. Tình trạng không có nhà ở cho người lao động là rất phổ biến, đại bộ phận người lao động phải thuê nhà ở tạm bợ, đời sống sinh hoạt thấp. Mặt khác số người lao động tập trung đông ở một khu vực dẫn tới sự quá tải, tình trạng mất an ninh trật tự diễn ra phổ biến, tai nạn giao thông gia tăng, đặc biệt nhu cầu văn hóa, thể thao cũng như các dịch vụ phục vụ phát triển của con người đang bị thiếu hụt nghiêm trọng.
73
Mặt khác người lao động ít được đào tạo, trong các KCN chưa có các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên và một số tổ chức khác, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu xây dựng đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, không đáp ứng được đòi hỏi công việc và đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH ở địa phương nói riêng, đất nước nói chung.
Hơn nữa nhiều doanh nghiệp trong KCN diễn ra tình trạng vi phạm Luật Lao động nghiên trọng, sa thải công nhân tùy tiện, tình trạng nợ lương kéo dài. Tất cả những yếu tố trên gây ảnh hưởng đến hiệu quả KT - XH, vừa làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc, về đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
- Về vấn đề bảo vệ môi trường
Vấn đề môi trường trong và xung quanh các KCN, CCN cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Với mục tiêu xây dựng các KCN, CCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý môi trường. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả KT - XH. Mặc dù các KCN có lợi thế rất lớn trong việc xử lý ô nhiễm môi trường nhưng trong thực tế thì lợi thế này chưa phát huy được tính tích cực. Các KCN trên cả nước nói chung và Gia Lai nói riêng vẫn đang là những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của nhân dân. Tình trạng này là do sự phát triển không đồng bộ theo quy hoạch và chưa được quan tâm đúng mức nên ô nhiễm môi trường ở hầu hết các KCN, CCN đang trong tình trạng báo động đỏ, đe doạ sự phát triển bền vững nền kinh tế và như vậy, việc quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường đang là yếu tố làm giảm hiệu quả KT - XH nói chung và Gia Lai nói riêng.
- Về đời sống của dân cư
Việc xây dựng các KCN, CCN đã phải sử dụng một diện tích đất đai lớn, theo kết quả cuộc điều tra gần đây thì việc xây dựng các KCN trên cả tỉnh đã thu hồi hàng ngàn ha đất, trong đó có 80% là đất nông nghiệp và 20% là đất ở. Đã có hàng ngàn hộ nông dân mất đất nông nghiệp và mất đất ở.
74
Với việc thu hồi đất như vậy, tất yếu phải có nhiều nông dân phải chuyển đổi việc làm và nhà ở. Mặt khác, việc đền bù đất cho người nông dân rẻ mạt, làm cho họ bị thiệt nhiều. Một số khác nhận tiền đền bù nhưng sử dụng nó không hiệu quả (xây nhà, mua xe máy…) nên rơi vào cảnh nghèo túng. Việc thu hút lao động nông nghiệp do thu hồi đất nông nghiệp là không đáng kể, một bộ phận không nhỏ phải ra ngoài tỉnh làm ăn, thu nhập thấp, không ổn định, dẫn đến tình trạng mất an ninh, trật tự xã hội.
Các KCN, CCN gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống dân cư trong khu vực…
2.3.3. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra những tồn tại, hạn chế trên, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là trình độ phát triển sản xuất của tỉnh nhìn chung cũng thấp, người dân phần lớn là sản xuất nông nghiệp, chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Mặt khác cộng với xu thế chung của cả nước, Gia Lai đang trong giai đoạn chuyển từ sản xuất nhỏ lờn sản xuất lớn, đang từ kinh tế hiện vật là chủ yếu lên kinh tế thị trường. Dưới đây sẽ tập trung phân tích các nguyên nhân chủ quan:
Một là, các cấp chính quyền chưa xây dựng được chiến lược cụ thể để phát triển KCN, CCN công tác quy hoạch phát triển KCN còn quá giản đơn, chưa phát triển. Chưa có một tiêu chí cụ thể mang tính khoa học khi xây dựng và phát triển KCN, CCN. Hơn nữa trong công tác quy hoạch, thiếu tính định hướng quy hoạch các ngành mũi nhọn, dự án gọi vốn đầu tư tầm chiến lược của tỉnh chưa được quan tâm nghiên cứu triệt để để có quyết sách tập trung xúc tiến kêu gọi đầu tư những dự án có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển của vùng.
Hai là,việc phát triển các KCN Gia Lai trong thời gian qua vẫn còn mang tính tự phát, việc phân bố các KCN, CCN giữa các vùng chưa hợp lý,
75
thành lập quá nhiều KCN, CCN ở cùng một vùng trong khi đó khả năng thu hút đầu tư hạn chế, không phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho các KCN, CCN trên địa bàn, không khai thác được lợi thế riêng có của địa phương trong việc phát triển các KCN, CCN. Hơn nữa giữa công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch chưa ăn khớp, vì vậy, mặc dù đã có quy hoạch nhưng quyết định thành lập KCN nào trước, KCN nào sau trong thời gian qua cơ bản mang tự phát.
Ba là, mục tiêu cơ bản nhất của các cấp chính quyền cũng như các cơ quan quản lý KCN trong thời gian qua là tập trung chủ yếu, tìm mọi cách để thu hút đầu tư, sớm lấp đầy KCN. Mặt khác các công ty phát triển hạ tầng KCN cũng tìm cách sớm thu hồi vốn và thu được lợi nhuận cao khi kinh doanh hạ tầng KCN. Chính vì vậy gây sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực trong KCN. Hơn nữa các công ty phát triển hạ tầng KCN (đặc biệt là doanh nghiệp trong nước) còn thiếu kinh nghiệm trong việc vận động thu hút đầu tư (đặc biệt đối với các dự án đầu tư có vốn nước ngoài), năng lực về vốn còn rất yếu.
Bốn là, môi trường đầu tư chưa thật sự thuận lợi, chính sách phát triển KCN chậm đổi mới; thủ tục cấp phép và thủ tục pháp lý còn rườm rà, phiền hà, chưa thực sự thực hiện chế độ “một cửa”, “một dấu”; chi phí đầu tư còn cao, làm giảm lợi nhuận thu được của các nhà đầu tư vào KCN.
Năm là, hệ thống đào tạo nghề của Gia Lai còn nhiều bất cập, mạng lưới đào tạo đội ngũ lao động của Gia Lai vẫn theo xu thế chung, hoạt động theo phương thức “đào tạo những gì chúng ta có thể có”; người lao động chưa có đủ các năng lực cần thiết thực hiện yêu cầu của công việc. Mặt khác, nguồn tuyển lao động của Gia Lai chủ yếu từ nông thôn nên có rất nhiều hạn chế, thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lỏng lẻo, ý thức kém, chậm thích nghi với môi trường công nghiệp. Sự phát triển chậm chạp của thị trường lao động
76
là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng như trên. Như vậy, có thể khẳng định rằng nhu cầu sử dụng lao động thì lớn mà khả năng đáp ứng nhu cầu thì thấp cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu và trình độ. Điều đó sẽ là lực cản rất lớn đối với việc phát triển các KCN,CCN từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển KT - XH của tỉnh nhà.
Sáu là, công tác vận động, xúc tiến đầu tư chưa được tỉnh chú trọng đầu tư thích đáng, còn phó thác cho Ban quản lý các KKT Gia Lai và Công ty đầu tư hạ tầng KCN. Mặt khác các công ty đầu tư hạ tầng, công tác xúc tiến đầu tư cũng chưa thực sự đầu tư thỏa đáng, thụ động, không có tính chuyên nghiệp, hoạt động kém hiệu quả.
Bảy là, hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN, CCN vẫn phát triển chậm chưa theo kịp và phục vụ kịp thời sự phát triển các KCN,CCN tạo ra sự phát triển không đồng bộ, không bền vững của các KCN, nhất là vấn đề nhà ở của người lao động (công nhân) và các dịch vụ phục vụ cho công nhân lao động.
Tám là, các dự án đầu tư vào KCN có nhiều dự án quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém, khó khăn trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Chín là ,công tác tổ chức, quản lý còn nhiều yếu kém, bất hợp lý và chưa đồng bộ, lĩnh vực quản lý KCN rất rộng, nhưng trình độ cán bộ, công chức trong bộ máy Ban quản lý các KCN còn thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu thực tiễn. Bất cập của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quan lý KCN, thiếu hụt về kiến thức lý luận và thực tiễn về lĩnh vực KCN, đây là vấn đề cực kỳ bức xúc trong quá trình hoàn thiện và phát triển KCN, CCN ở Gia Lai.
Mười là, hệ thống trường đào tạo trong tỉnh tương đối thiếu và yếu, trong khi đó nhu cầu về lao động có tay nghề cơ bản hoặc có trình độ cao ngày càng là đòi hỏi bức xúc. Đây là vấn đề lớn mà Đảng bộ và chính quyền các cấp trong tỉnh cần phải quan tâm và giải quyết mới đáp ứng được kịp thời sự phát triển của các KCN, CCN trong tỉnh.
77
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH GIA LAI
3.1. CĂN CỨĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Phương hướng phát triển các KCN, CCN nước ta thời kỳ 2015 – 2020
a. Quan điểm phát triển các KCN, CCN thời kỳ 2015-2020
- Phát triển các KCN, CCN phải có tầm nhìn dài hạn lấy hiệu quả kinh tế - Xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất, phù hợp với định hướng phát triển và phân bố lực lượng sản xuất hợp lý của cả nước và các vùng lãnh thổ.
- Phát triển các KCN, CCN với nhiều hình thức hoạt động và đa dạng hóa các hình thức đầu tư tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế và hợp tác quốc tế.
- Phát triển các KCN, CCN phải đi liền với đổi mới, hoàn thiện các biện pháp quản lý.
- Phát triển các KCN, CCN phải gắn liền với việc đảm bảo quốc phòng - an ninh.
b. Mục tiêu phát triển:
- Mục tiêu tổng quát:
Phát triển các KCN, CCN đảm bảo hình thành hệ thống các khu công nghiệp nòng cốt có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia. Hình thành hệ thống các KCN, CCN vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội nông thôn.
Phấn đấu về cơ bản lấp đầy diện tích các khu công nghiệp đã được thành lập, nâng cao tỷ lệ đóng góp của các KCN, CCN vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp.