CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KCN, CCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 33 - 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KCN, CCN

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tài nguyên và vị trí địa lý có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các KCN, CCN. Đối với các vùng có tài nguyên thiên nhiên giàu có sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư hơn là những vùng nghèo tài nguyên. Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất.Vì nó cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. KCN, CCN nằm trong vùng sẵn có nguyên liệu cho sản xuất, các nhà đầu tư sẽ giảm bớt được chi phí vận tải, tránh được gián đoạn sản xuất trong trường hợp khó khăn về giao thông. Khí hậu thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi cũng như đất đai đảm bảo cho việc xây dựng những vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp chế biến những sản phẩm nông nghiệp. KCN, CCN nằm trong khu vực này sẽ thu hút các nhà đầu tư vào công nghiệp chế biến như sữa, đường, thịt hộp, hoa

25

quả…Trái lại, khí hậu khắc nghiệt, nắng lắm mưa nhiều, bão lụt thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất công nghiệp, hạn chế thu hút đầu tư. Vùng có trữ lượng khoáng sản lớn, phong phú và có giá trị kinh tế cao sẽ tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến.

Vùng lãnh thổ có diện tích rộng, nhưng địa hình chia cắt, nhiều đồi núi, sông suối sẽ ảnh hướng lớn đến giao lưu kinh tế, hạn chế thu hút đầu tư. Ngược lại, nếu lãnh thổ có vị trí thuận lợi sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Chẳng hạn, gần đầu mối giao lưu kinh tế, gần thị trường tiêu thụ, gần các hệ thống giao thông, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, gần các trung tâm kinh tế lớn. Thực tế cho thấy, địa phương có những điều kiện như cảng biển, đường quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt đi qua, nằm trong trung tâm kinh tế lớn hoặc ở gần kề đều thu hút được nhiều dự án đầu tư. Ở nước ta, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm kinh tế lớn của đất nước, do vậy thu hút đầu tư vào KCN, CCN ở 2 thành phố này cũng như các vùng xung quanh rất mạnh mẽ.

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Điều kiện kinh tế xã hội của mỗi địa phương cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển các KCN, CCN.

Nhân tố xã hội bao gồm: Dân số, mật độ dân số, tập quán truyền thống, lao động, thị trường lao động. Các nhân tố này vừa là cung cấp lao động cho DN vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN. Các DN trong KCN, CCN trước khi đi vào sản xuất cần nghiên cứu khảo sát kỹ nguồn cung lao động, thị hiếu thị trường… để từ đó có kế hoạch sản xuất sản phẩm hàng hóa thích hợp, cho lợi nhuận cao và đóng góp có ích cho xã hội.

26

Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng ở một địa phương là yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại hoàn chỉnh như giao thông, điện nước, thông tin liên lạc…sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, từ đó tạo thuận lợi cho quá trình hình thành và phát triển các KCN, CCN. Ngược lại, địa phương có cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ ít được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm.

Chính sách kinh tế của địa phương cũng sẽ tác động đến sự phát triển của các KCN, CCN. Sự quản lý của nhà nước thông qua các chính sách là cần thiết, các DN trong KCN, CCN phải hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật và theo hướng các chính sách kinh tế đưa ra để phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương. Chính sách kinh tế đúng đắn sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các KCN, CCN, ngược lại chính sách kinh tế không đúng đắn sẽ kìm hãm và để lại hệ quả không nhỏ trong xã hội.

1.3.3. Chính sách của nhà nước

Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ban hành luật và các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với nhiều ưu đãi, khuyến khích. Cùng với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh, thủ tục hành chính,… nhờ vậy các KCN, CCN đã được thành lập trên hầu hết các tỉnh, thành phố cả nước.

Một số chính sách ưu đãi của nhà nước ta hiện nay như:

- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động môi trường đối với các Dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường đối với các DN trong KCN, CCN.

27

- Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN có ưu đãi thuế cho các DN trong KCN, CCN có dự án xử lý nước thải quy mô lớn.

- Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ). Chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.

Và rất nhiều chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, tiền thuế..mà nhà nước đã và đang áp dụng. Nhờ có các chính sách này và sự nỗ lực trong công tác quản lý, điều hành, tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN trong KCN, CCN đã đạt được các kết quả tích cực, có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế trên các phương diện tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm và tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội. Các KCN, CCN trên cả nước đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 33 - 36)