Thực trạng về xây dựng, quản lý quy hoạch và phát triển KCN,CCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1.Thực trạng về xây dựng, quản lý quy hoạch và phát triển KCN,CCN

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN,CCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.2.1.Thực trạng về xây dựng, quản lý quy hoạch và phát triển KCN,CCN

TỈNH GIA LAI TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Thực trạng về xây dựng, quản lý quy hoạch và phát triển KCN, CCN KCN, CCN

UBND tỉnh đã có quyết định số 1493/QĐ-CT ngày 25/12/2003 phê duyệt dự án khả thi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Trà Đa, KCN đầu tiên tại Gia Lai. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 3 KCN, 8 CCN hoạt động, 7 CCN đang trong quá trình quy hoạch trong những năm tới. Thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

38

Bảng 2.3: Quy mô các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Gia Lai và quy hoạch

đến năm 2020 STT KCN/CCN Tình trạng Quy mô hiện tại (ha) Quy mô quy hoạch năm 2020 (ha) 1 KCN Trà Đa Hoạt động 124,3 197,83

2 KCN Tây Pleiku Hoạt động 137,2 399,24

3 KCN cửa khẩu Lệ Thanh Hoạt động 112,1 210

4 CCN Chư Sê Hoạt động 51,5

5 CCN Chư Păh Hoạt động 53,91

6 CCN Diên Phú Hoạt động 40

7 CCN Ia Grai Hoạt động 15

8 CCN Kông Chro Hoạt động 15

9 CCN Ia Sao Hoạt động 15

10 CCN Mang Yang Hoạt động 15

11 CCN Đăk Pơ Hoạt động 15

12 Cụm CN Ayun Hạ Đang quy hoạch 46,8

13 Cụm CN Bầu Cạn Đang quy hoạch 39,8

14 Cụm CN Krông Pa Đang quy hoạch 15

15 Cụm CN Ia Pa Đang quy hoạch 20,5

16 Cụm CN Đăk Đoa Đang quy hoạch 15

17 Cụm CN An Khê Đang quy hoạch 15

18 Cụm CN Chư Pưh Đang quy hoạch 15

39

Khu công nghiệp Trà Đa nằm trên địa bàn thành phố Pleiku có tổng diện tích 160,7 ha. Đến nay, KCN Trà Đa đã thu hút hơn 50 nhà đầu tư trong và ngoài nước, lấp đầy 100% diện tích với tổng vốn đăng ký ban đầu 818 tỷ đồng, thu hút 3.152 lao động.

Lĩnh vực được ưu tiên khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp: - Nhóm ngành công nghiệp chế biến lâm sản, nông sản thực phẩm. - Nhóm ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.

- Nhóm ngành chế tạo, lắp ráp cơ khí điện tử. - Nhóm ngành sản xuất, gia công hàng tiêu dùng.

- Một số ngành công nghiệp và dịch vụ khác chưa có trong 4 ngành trên, nếu được nhà nước khuyến khích đầu tư và xét thấy phù hợp cũng được khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp.

Khu công nghiệp Tây Pleiku nằm trong danh sách các khu công nghiệp ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2008 với diện tích quy hoạch đến năm 2015 là 284,03 ha và đến năm 2020 là 399,24 ha. Hạ tầng kỹ thuật vẫn đang được triển khai xây dựng.

Khu công nghiệp cửa khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ): Đã được Chính phủ phê duyệt với diện tích quy hoạch đến năm 2020 là 210 ha, hiện có 37 doanh nghiệp và 20 hộ kinh doanh. Cơ sở hạ tầng đang được tiếp tục triển khai xây dựng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 08 cụm công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết:

+ Cụm CN tập trung huyện Chư Sê quy mô 51,5 ha. + Cụm CN huyện Chư Păh quy mô 53,91 ha.

+ Cụm CN Diên Phú, thành phố Pleiku có quy mô 40 ha. + Cụm CN huyện Ia Grai có quy mô 15 ha.

40

+ Cụm CN Ia Sao, thị xã Ayun Pa có quy mô 15 ha. + Cụm CN huyện Mang Yang có quy mô 15 ha.

+ Cụm CN huyện Mang xã Phú An, huyện Đăk Pơ có quy mô 15 ha. Tổng diện tích quy hoạch 220,41 ha. Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đều mới được hình thành và đi vào hoạt động. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cũng đang xúc tiến các thủ tục tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và của tỉnh.

Ngoài ra còn có 07 Cụm công nghiệp đang tiến hành khảo sát, lập quy hoạch và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết và Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:

+ Cụm CN Ayun Hạ - huyện Phú Thiện.

+ Cụm CN Bầu Cạn - Thăng Hưng- huyện Chư Prông. + Cụm CN Krông Pa - huyện Krông Pa.

+ Cụm CN Ia Pa - huyện Ia Pa.

+ Cụm CN Đăk Đoa - huyện Đăk Đoa. + Cụm CN An Khê - thị xã An Khê. + Cụm CN Chư Pưh - huyện Chư Pưh.

Các KCN, CCN đều được bố trí vào các khu vực đất thuận lợi về vận tải hàng hóa, dọc theo các tuyến xa lộ vành đai, quốc lộ và gần trung tâm thành phố, đặc biệt là KCN cửa khẩu Lệ Thanh gần cửa khẩu, thuận lợi cho việc giao thương. Nhìn lại hơn 10 năm phát triển, có thể nhận thấy quy hoạch phát triển KCN, CCN của tỉnh khá hợp lý, cho phép khai thác được các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Cụ thể:

- Các KCN, CCN đều được quy hoạch ở vị trí thuận lợi. Quy hoạch KCN, CCN được gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh. Các KCN, CCN được phân bố hợp lý tại các vùng, các địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển KCN, CCN trong tỉnh.

41

- Quy hoạch KCN, CCN đã gắn với quy hoạch các khu đô thị, dịch vụ. - Xét theo quy mô diện tích hiệu quả là 200-300 ha đối với KCN nằm trong thành thị và vùng kinh tế trọng điểm thì chưa có KCN nào đáp ứng yêu cầu và hiệu quả trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp mở rộng quy mô các KCN theo quy hoạch.

- Tỷ lệ lấp đầy các KCN, CCN tăng dần qua các năm. Thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Tỷ lệ lấp đầy các KCN, CCN giai đoạn 2010 - 2014 Năm Diện tích KCN, CCN (ha) Diện tích đã cho thuê (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) 2010 653,5 328,7 50,3 2011 702,8 399,1 56,8 2012 800,6 481,2 60,1 2013 867,9 569,3 65,6 2014 947,1 665,8 70,3

( Nguồn: Ban quản lý các KKT Gia Lai)

Tỷ lệ lấp đầy các KCN, CCN ngày càng tăng qua các năm, đây là kết quả của một chặng đường không ngừng cố gắng của các DN cũng như BQL KKT và tỉnh Gia Lai. Năm 2010 tỷ lệ lấp đầy ở mức 50, 3%, đến năm 2014 tỷ lệ này đạt mức 70,3% (tăng từ 653,5 ha lên 947,1 ha). Một số cụm công nghiệp đã có thành tích tốt trong việc nâng cao tỷ lệ lấp đầy trong thời gian ngắn như:

- Cụm công nghiệp Ia Khươl - huyện Chư Păh, hiện có 06 doanh nghiệp thực hiện 8 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư là 98 tỷ, diện tích đất thuê là 19,57 ha.

- Cụm công nghiệp Chư Ty– huyện Chư păh, hiện có 41 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh được Uỷ ban nhân dân huyện cho thuê đất, trong

42

đó có 39 cơ sở trên địa bàn huyện, 02 doanh nghiệp khác đến đầu tư, với tổng vốn đầu tư 21 tỷ đồng, diện tích đất thuê là 30, 09 ha.

2.2.2. Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, CCN

Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, các KCN, CCN đã trở thành nhân tố quan trọng thúc trong quá trình CNH, HĐH của tỉnh, đã thúc đẩy liên kết hạ tầng kỹ thuật, góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo sự phát triển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực trong thành phố Pleiku và ngoài thành phố. Các KCN, CCN được quy hoạch nằm dọc theo các tuyến quốc lộ và các đường Tỉnh lộ, trong quy hoạch đã cơ bản đảm bảo được sự gắn kết hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài hàng rào KCN, CCN về giao thông. Đây cũng là thành công bước đầu của Gia Lai về sự gắn kết này.

Theo đó, hệ thống các tuyến đường giao thông Tỉnh lộ được quy hoạch đầu tư xây dựng nối các Khu công nghiệp, Khu đô thị thành mạng lưới giao thông khép kín, liên hoàn; quy hoạch mạng lưới điện của tỉnh thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung; mạng lưới cung cấp nước sạch cho các KCN, CCN được tỉnh chú trọng đầu tư, các nhà máy cấp nước sạch được xây dựng trên địa bàn tỉnh. Hệ thống hạ tầng viễn thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng cũng được kéo theo cùng với việc xây dựng hạ tầng các KCN, CCN. Việc đầu tư cho môi trường được quan tâm do các bãi rác tập trung vốn đã chật hẹp, hết công suất và chưa có bãi chôn lấp xử lý chất thải rắn, độc hại nay Khu xử lý rác thải hiện đại đã được đầu tư và đi vào sử dụng tại Trà Đa với diện tích hơn 40 ha, Nhà máy xử lý rác thải công suất 50tấn/ngày tạiKhu công nghiệp Cửa khẩu Lệ Thanh doChủ đầu tư là Tổng Công ty Toàn Cầu cũng đang được chuẩn bị đầu tư. Các dịch vụ khác trong KCN, CCN như Ngân hàng, Hải quan, bảo hiểm...được hình thành ở hầu hết các KCN, CCN đã đi vào hoạt động. Ngoài

43

ra, hạ tầng xã hội được đầu tư theo tiến độ quy hoạch và xây dựng các KCN, CCN như: Trường học, bệnh viện, nhà ở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, văn hoá, thể thao…

Hiện nay hầu hết cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các KCN, CCN đã và đang hoàn thiện. Cụ thể KCN Trà Đa với cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Trà Đa STT Cơ sở hạ tầng Tình trạng

1 Hệ thống giao thông

- Mặt đường trải thảm bê tông nhựa nóng theo tiêu chuẩn VNH18-H30.

- Lộ giới được nội bộ: 4 – 6 làn xe. 2 Hệ thống cấp điện - Sử dụng lưới điện quốc gia

- Điện cung cấp đến hàng rào công trình của các doanh nghiệp, có điện áp 22 kV.

- Tần số: 50 Hz, tổng công suất: 80 MVA.

3 Hệ thống cấp nước - Sử dụng nguồn nước từ Nhà máy nước Biển Hồ có công suất 300.000 m3/ngày – đêm.

- Nguồn cung cấp nước ngầm từ Nhà máy khai thác nước ngầm từ xã Trà Đa do Công ty Nhựt Thành làm chủ đầu tư. Công suất: 2000 m3

/ngày- đêm.

4 Hệ thống thông tin liên lạc

- Mạng lưới thông tin liên lạc được cung cấp bởi VNPT - HCMC.

- ADSL, IDD. 5 Hệ thống xử lý

nước thải

- Nước thải từ các Nhà máy phải được xử lý cục

bộ tối thiểu đạt loại B theo Qui chuẩn Việt Nam QCVN: 24/2009/BTNMT trước khi xả vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN

- Công suất nhà máy xử lý nước thải của KCN Trà Đa: 5.000 m3/ngày-đêm.

44

Đặc biệt sau khi được phê duyệt mở rộng hiện KCN Trà Đa đang thực hiện xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Thảm bê tông nhựa đường số 3 và 3A - KCN Trà Đa, các hạng mục hệ thống cấp nước, hệ thống đường giao thông và thoát nước mặt, hệ thống cấp nước, điện chiếu sáng, cây xanh, vỉa hè , bồn hoa đang tiến hành xây dựng. Các công trình xây dựng cơ bản chuyển tiếp năm 2013 đã có chủ trương thanh toán khối lượng hoàn thành, tất cả các hạng mục đều hoàn thành đưa vào sử dụng. Riêng KCN Cửa khẩu Lệ Thanh, hệ thống cấp thoát nước vẫn chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho việc cung cấp nước vào mùa khô. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội : nhà ở cho công nhân, công trình phục vụ cho đời sống công nhân còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do hiện nay quỹ đất còn hạn hẹp, việc vay vốn ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn do các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân đều có lợi nhuận thấp, thu hồi vốn chậm.

Đối với các KCN Tây Pleiku, CCN Chư Sê, Chu Păh, Diên Phú, Iagrai, Kongchro, Ia Sao , Mangyang, Đăkpơ , Ban quản lý KCN thường xuyên chỉ đạo các trong việc thực hiện tốt công tác sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu quả, đúng mục đích, trình tự thủ tục theo quy định của cơ quan cấp trên. Kiểm tra đôn đốc các dự án đang triển khai xây dựng tại các DN đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ đó, một số KCN, CCN Gia Lai dù mới được thành lập và đi vào hoạt động, nhưng đầu tư hạ tầng kỹ thuật cơ bản đã tương đối đồng bộ, bước đầu đã đáp ứng được công tác đầu tư xây dựng và hoạt động của các doanh nghiệp KCN, CCN. Tuy nhiên do vẫn còn vướng mắc nhiều yếu tố như: vốn, trình độ quản lý của DN, một số chính sách của tỉnh… dẫn đến DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phục vụ các nhà đầu tư thứ cấp. Vì vậy cần nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước nói chung, và của tỉnh Gia Lai nói riêng trong nhũng bước đầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với các KCN, CCN.

45

2.2.3. Thực trạng thu hút dự án và vốn đầu tư vào KCN, CCN

a. Thu hút đầu tư trong nước:

Thu hút đầu tư vào các KCN, CCN được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Sau khoảng nhiều năm xây dựng và phát triển, các KCN, CCN Gia Lai đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư thuộc các thành phần kinh tế, sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như may mặc, giầy da, cơ khí chế tạo, điện, điện tử, chế biến nông sản phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến đồ gỗ, các sản phẩm tiêu dùng, các ngành dịch vụ phục vụ …đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp Gia Lai. Các dự án đầu tư vào KCN được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hơn như:

- Các dự án đầu tư vào các KCN, KKTCK được miễn 1 năm 2 tháng và giảm 50% phí sử dụng hạ tầng kỹ thuật trong 5 năm tiếp theo kể từ khi dự án đi vào hoạt động.

- Miễn thuế đất 8 năm.

- Miễn thuế trong 3 năm, thuế TNDT 10% trong 9 năm tiếp theo. Và một số ưu đãi khác.

Tính đầu năm 2014 đến hết tháng 6/2014, Ban quản lý KKT đã thu hút được 29 nhà đầu tư đầu tư vào KCN với 34 dự án đầu tư , trong đó có 04 dự án mở rộng và 01 nhà đầu tư thực hiện 02 DAĐT, thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 2.6: Danh mục các dự án đầu tưđến cuối tháng 6/2014 STT Tên nhà đầu tư Tên dự án Vốn đầu tưđăng ký (tỷđồng) Vốn đầu tư thực hiện (tỷ đồng)

1 Doanh nghịêp tư nhân Anh Khoa

Nhà máy SX đá

46

2 Doanh nghiệp tư nhân Năm Hoa

Nhà máy luyện cán

thép 1,753 2,300

3 Công ty CP khí hóa lỏng Miền Nam

Trạm chiết nạp

LPG/PM GAZ 13,100 13,100

4 Xí nghiệp tư doanh Chí Thành

Nhà máy SX phụ tùng máy nông lâm

nghiệp 1,500 2,825

5 Công ty cổ phần Bê tông & xây lắp điện

Nhà máy SX trụ điện, ống cống bê tông ly tâm 4,000 3,500 6 Công ty TNHH Hoàng Nhi Nhà máy SX trụ bê tông ly tâm, cống bê tông ly tâm

27,500 15,000

7 Công ty cổ phần Đức Minh - Gia Lai

Nhà máy SX giấy

các loại 24,300 14,300

8 Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Phong

Nhà máy chế biến khoáng sản & thức ăn gia súc 4,786 14,800 9 Cty TNHH khai thác và chế biến đá Granite Đức Long Gia Lai Nhà máy chế biến đá granite 148,600 136,858 10 Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Long Gia Lai

Nhà máy chê biến gỗ

XK và nội địa 29,051 35,000

11 Công ty TNHH Quốc Duy Gia Lai

Nhà máy chế biến đá

Granite, đá Bazan 32,244 25,326

12 Công ty TNHH sản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 46)