Lý thuyết về phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 27 - 29)

8. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết về phát triển nông nghiệp

Theo quan điểm của triết học Mac - Lênin nhận định nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Do vậy, phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hƣớng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. Vì vậy, có thể nhận thấy phát triển là khuynh hƣớng chung của mọi sự vật, hiện tƣợng, song mỗi một sự vật hiện tƣợng lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau, do tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau, sự vật sẽ phát triển khác nhau.

Nhiều ngƣời giả định rằng sự phát triển nghĩa là sự gia tăng số lƣợng, tuy nhiên đặc tính chủ yếu của nó là sự thay đổi. Ngày nay phát triển còn đƣợc hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực. Bất cứ trong lĩnh vực nào, sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố nhƣ: sự tăng lên về cả chất

và lƣợng; sự thay đổi về cơ cấu, thể chế, chủng loại, tổ chức; sự thay đổi về thị trƣờng; và giữ công bằng xã hội, an ninh, trật tự.

Theo lý thuyết phát triển cân đối của R. Nurkse là ngƣời đi tiên phong trong lý thuyết phát triển, cho rằng cần đầu tƣ vốn đồng bộ để phát triển rộng rãi các ngành khác nhau, bởi đây là cách duy nhất để tránh khỏi vòng tròn luẩn quẩn của nghèo đói. R. Nurkse quan tâm đến vấn đề tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu ngƣời bằng cách tạo ra những chuyển biến để thoát khỏi nông nghiệp, là khu vực thu hút quá nhiều nhân công. Ông cho rằng lao động dƣ thừa cần phải đƣợc chuyển khỏi nông nghiệp, đáp ứng sự hình thành tƣ bản cho các công trình xây dựng, công xƣởng, máy móc. Tình hình đó sẽ tăng năng lực sản xuất và nhu cầu chung cần thiết cho sản phẩm có thu nhập cao lâu dài, từ đó đạt đƣợc sự cân đối tốt hơn trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo lý thuyết phát triển Oshima hình mẫu phát triển có lẽ phải bắt đầu từ hiệu suất nông nghiệp, nhất là trƣờng hợp ở các nƣớc Châu á gió mùa, nơi thu nhập hàng năm và năng suất lao động theo đầu ngƣời quá thấp. Những ý đồ nhằm duy trì năng suất do biến đổi cơ cấu sẽ không thành công, nếu trƣớc tiên không tăng hiệu suất nông nghiệp, trừ phi việc tăng thu thập do xuất khẩu sản lƣợng công nghiệp và nhập khẩu lƣơng thực.

Lý thuyết các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow còn đƣợc gọi là mô hình suy diễn lịch sử, đã chia tiến trình kinh tế thành năm gian đoạn: Giai đoạn xã hội truyền thống (nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế), giai đoạn chuẩn bị cất cánh (đã xuất hiện các khu vực kinh tế có tác dụng lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển), giai đoạn cất cánh (tỷ lệ đầu tƣ tăng từ 5 đến 10% tổng sản phẩm quốc dân), giai đoạn hƣớng tới sự chín muồi kinh tế (tỷ lệ đầu tƣ cao, xuất hiện nhiều cực tăng trƣởng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế), và giai đoạn kỷ nguyên tiêu dùng cao. Với cách phân chia này các nƣớc đang phát triển hiện nay ở vào giai đoạn 1 đến 3. Xã hội có trình độ phát triển còn thấp

thì khu vực nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn về cơ cấu giá trị sản phẩm và cơ cấu lao động. [ 11]

Nhƣ vậy, có thể nói rằng hầu hết các lý thuyết của các nhà kinh tế học trƣớc đây đều không thuần túy tập trung nghiên cứu về phát triển nông nghiệp mà đều đặt nông nghiệp trong mối quan hệ với các ngành, các lĩnh vực khác, trƣớc hết là với công nghiệp. Ngày nay, hơn bao giờ hết, phát triển nông nghiệp càng phải đặt trong mối quan hệ tổng thể với các lĩnh vực, các ngành khác nhƣ: xuất khẩu, du lịch, công nghiệp, môi trƣờng… Do vậy khi nghiên cứu về phát triển nông nghiệp cũng phải nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)