Chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi theo hƣớng hiệu quả

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 84 - 94)

2020

3.2.1.Chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi theo hƣớng hiệu quả

a. Cơ cấu cây trồng

Huyện cần lập kế hoạch quy hoạch toàn bộ diện tích đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đến năm 2020. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, có sức cạnh tranh trên thị trƣờng, nhằm tăng năng suất, sản lƣợng, tăng thu nhập cho ngƣời nông dân.

* Đối với nhóm các cây lƣơng thực hàng năm:

- Tiếp tục phát triển cây lúa: Theo hƣớng đầu tƣ thâm canh tăng năng suất, sản lƣợng, tập trung phát triển diện tích lúa lai, các giống lúa cao sản và các giống đặc sản. Quy hoạch vùng chuyên canh lúa cao sản (376 ha) tại các cánh đồng: Ea Mar- Krông Na: 35 ha; Nà Xƣợc – Ea Huar: 25 ha; Nà Xô- Ea Wer: 30 ha; Sình 1+2- Tân Hòa: 110 ha; cánh đồng B- Ea Bar: 60 ha; 10/3 – Cuôr Knia: 116 ha,…

- Đối với cây ngô: Tập trung đầu tƣ thâm canh tăng năng suất. Cơ cấu chủ yếu là giống ngô lai, phát triển diện tích sản xuất ngô giống, phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo cung ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài huyện. Dự kiến phát triển ngô lai trong các trang trại đến năm 2020 diện tích: 19 ha, năng suất bình quân 7-7,5 tấn/ha. (tập trung ở xã Tân Hòa và Ea Wer)

* Đối với các loại cây công nghiệp ngắn ngày:

Huar, Ea Wer, Tân Hòa. Dự kiến đến năm 2020 diện tích bông vải tăng lên là 11,3 ha so với hiện nay.

- Cây lạc: Có thể trồng tập trung tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dầu thực vật, thực phẩm chế biến khác và xuất khẩu lạc nhân. Mục tiêu đến năm 2020 diện tích trồng lạc là tăng 14 ha. Tập trung sản xuất tại các xã: Ea Huar, Ea Wer và Ea Nuôl

- Đậu tƣơng: Đến năm 2020 tăng diện tích đậu tƣơng tăng lên 16 ha. Cần sử dụng giống mới, kỹ thuật canh tác tiến tiến nhằm nâng cao năng suất và sản lƣợng. Tập trung sản xuất tại các xã: Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Nuôl

- Cây mía: Diện tích trồng mía toàn huyện là 659 ha (năm 2013) đến năm 2020 duy trì diện tích tuy nhiên sản lƣợng sẽ nâng cao. Cây mía đƣợc phát triển chủ yếu ở 4 xã: Ea Nuôl, Ea Bar, Ea Huar và Ea Wer

* Đối với các loại cây công nghiệp lâu năm:

- Cây cà phê: Trong những năm tới, cây cà phê vẫn đƣợc xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện. Do vậy cần ổn định diện tích đến năm 2015 khoảng 3.800 ha; 4.000 ha vào năm 2020. Tập trung đầu tƣ chăm sóc theo định hƣớng canh tác bền vững, cải tạo thay thế dần các vƣờn cà phê già cỗi, kém năng suất bằng phƣơng pháp tái canh hoặc ghép chồi giống chất lƣợng tốt, tạo độ đồng đều, phát huy tiềm năng và ổn định năng suất. Trồng mới trên những chân đất phù hợp đã đƣợc khuyến cáo (khả năng thích nghi cây trồng), bảo đảm nguồn nƣớc tƣới, sử dụng giống có năng suất, chất lƣợng cao, khả năng kháng bệnh tốt. Các giống cho năng suất cao, chất lƣợng tốt phổ biến hiện nay là TR4, TR11, TR12…

Bên cạnh đó, chú trọng đầu tƣ xây dựng, sửa chữa hệ thống thủy lợi bảo đảm phục vụ nƣớc tƣới cho cây cà phê trong mùa khô. Tập trung chủ yếu tại 04 xã cánh Nam.

- Cây tiêu : Với chi phí hàng năm 76,90 triệu đồng/ha, thu nhập 318,00 triệu đồng/ha, cây tiêu cho lợi nhuận cao nhất. Sở dĩ có đƣợc lợi nhuận cao nhƣ vậy là vì giá hồ tiêu trong những năm gần đây luôn cao và thị trƣờng tiêu thụ đƣợc mở rộng. Tuy nhiên, diện tích trồng tiêu ở huyện còn rất khiêm tốn (chi phí ban đầu đầu tƣ cho vƣờn tiêu là rất cao) chỉ với 671 ha (năm 2013) trong đó 223 ha đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Hiện nay huyện đã có đề án phát triển ổn định 700 ha tiêu vào năm 2015; phấn đấu 800 ha vào năm 2020. Tuy nhiên cần tập trung đầu tƣ thâm canh, quản lý dịch hại theo định hƣớng IPM nhằm cải thiện và nâng cao năng suất, chất lƣợng và tăng hiệu quả kinh tế; bố trí trồng mới trên những chân đất phù hợp, sử dụng các giống tiêu: Vĩnh Linh, La đa,…hiện rất phù hợp với điều kiện địa bàn và khả năng đầu tƣ chăm sóc của nhân dân. Ngoài ra khuyến cáo các hộ nông dân trồng cây trụ sống nhƣ Muồng đen, Lồng mức, Keo dậu, Trôm,…tránh khai thác cây rừng làm trụ, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái. Tập trung chủ yếu trồng tiêu hiện nay đƣợc trồng xen trong lô cà phê tại 04 xã cánh Nam và xã Ea Wer

- Cây điều: Tập trung chăm sóc diện tích điều đang có hiệu quả. Hiện tại năng suất điều có xu hƣớng giảm vì vậy cần chuyển đổi những diện tích điều kém hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi, ca cao ghép trồng dƣới tán điều và các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; ổn định khoảng 900 ha vào năm 2015; và giảm dần diện tích tuy nhiên sẽ duy trì khoảng 700 ha vào năm 2020

Với mức hiệu quả kinh tế thấp, nhƣng điều là loại cây trồng ƣa thích của đồng bào dân tộc thiểu số bởi ít tốn công chăm sóc và chi phí đầu vào rất thấp. Cây điều phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc và khu vực gần trung tâm huyện.

- Cây ca cao: Phát triển ổn định 180 ha vào năm 2015; 200 ha vào năm 2020. Hiện nay một số diện tích cây điều kém hiệu quả đã dần đƣợc trồng xen cây ca cao, măng tre. Tính đến thời điểm 2012 thì diện tích ca cao của toàn huyện là 130 ha, cần chú ý đối với diện tích trồng trên những vƣờn điều mật độ không đảm bảo, vì vậy cần hƣớng dẫn cho các hộ nông dân cụ thể nhƣ cách bổ sung che bóng, tƣới nƣớc đủ ẩm cho cây trong giai đoạn đầu; chú trọng việc bón phân vì đất trồng điều thƣờng xấu.

Diện tích cây ca cao hiện tại đang phát triển rất tốt trên địa bàn huyện, một số đã cho thu bói số lƣợng quả rất nhiều. Tuy vậy vẫn cần theo dõi thêm để đánh giá hiệu quả của cây ca cao trên đất điều kém hiệu quả. Do đó chỉ tập trung phát triển ở những vùng đất phù hợp không nên để phát sinh hiện tƣợng trồng tràn lan không quy hoạch kéo theo hiệu quả thấp của loại cây này. Diện tích ca cao hiện tại trồng tập trung chủ yếu tại 3 xã cánh Bắc và xã Tân Hòa, Ea Nuôl.

- Cây cao su: Tập trung chăm sóc diện tích hiện có và trồng mới, đạt 1.000 ha cao su vào năm 2015; 1.100 ha vào năm 2020 theo hình thức dự án và tiểu điền. Do là loại cây mới đƣa vào trồng thử nghiệm nên cần theo dõi sinh trƣởng phát triển và hiệu quả kinh tế để có định hƣớng tiếp theo. Dự kiến diện tích cao su trong các trang trại đến năm 2020 là 33,6 ha, chủ yếu đƣợc trồng ở 3 xã phía Bắc huyện là Krông Na, Ea Huar và Ea Wer

* Đối với các loại cây trồng khác

- Cây ăn quả các loại: Phát triển, trồng xen, trồng tận dụng các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng của địa phƣơng nhƣ: Me ngọt, bƣởi, bơ ghép, sầu riêng hạt lép, mít nghệ, xoài, chôm chôm, nhãn, cam quýt, thanh long… đây là các cây trồng phát triển tốt, đã có thời gian thích ứng lâu tại vùng, có thể mang lại thu nhập đáng kể cho

các hộ nông dân. Dự kiến diện tích 400 ha vào năm 2015; 500 ha vào năm 2020 theo hƣớng tập trung đầu tƣ thâm canh tăng năng suất, hiệu quả kinh tế. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi một số diện tích đất phù hợp sang trồng cao su dự án, tiểu điền đƣợc trồng chủ yếu nhất là các xã phía Bắc và vùng đồng bào dân tộc

- Cây rau quả : Phát triển ổn định và tăng cƣờng đầu tƣ chiều sâu, phát triển theo hƣớng sản xuất sản phẩm sạch và an toàn. Ngoài các giống rau hiện có, định hƣớng khảo nghiệm và khuyến khích sản xuất các giống rau cao cấp có giá trị thƣơng phẩm cao. Bên cạnh đó, nhân rộng và phổ biến đại trà các loại rau phục vụ đời sống, tạo sự đa dạng về sản phẩm. Tiến hành xây dựng vùng chuyên canh rau ở các xã: Tân Hoà, Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Wer và Ea Nuôl.

Ngoài một số cây trồng trên cần nghiên cứu tuyển chọn để phát triển một số cây rau xanh hoặc cây bản địa có giá trị nhƣ rau rừng, cà đắng hoặc lúa nếp để phục vụ nhu cầu du lịch của huyện. Tập trung chủ yếu ở Buôn Niêng, Ea Súp. Do đó cần mở rộng quy mô diện tích các loại sản phẩm có giá trị trong các trang trại chuyên canh tiêu, cà phê hiện nay để tăng sản phẩm và hiệu quả của trang trại

Phát triển các trang trại tổng hợp trồng hoa, cây cảnh tập trung tại các khu vực trung tâm huyện Buôn Đôn và các vùng giáp ranh với thành phố Buôn Ma Thuột.

b. Cơ cấu vật nuôi

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi huyện Buôn Đôn nói riêng và Đắk Lắk nói chung luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhƣ : thiếu con giống chất lƣợng cao, dịch bệnh xảy ra liên tục, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, thị trƣờng tiêu thụ thiếu tính ổn định.... Tuy nhiên, nhìn chung vẫn đảm

bảo thực phẩm tiêu dùng trong huyện và cung cấp ra thị trƣờng ngoài huyện, góp phần ổn định kinh tế - xã hội trên địa bàn. Để chăn nuôi phát triển nhanh theo xu hƣớng hàng hóa và bền vững trong thời gian tới vẫn cần có quy hoạch đồng bộ, rất cần sự tháo gỡ, vào cuộc của các cấp chính quyền và các ngành chuyên môn.

Trên địa bàn huyện hiện nay chƣa hình thành vùng sản xuất chăn nuôi tập trung, do đó chăn nuôi nhỏ lẻ và phụ thuộc khá nhiều vào quyết định của nông hộ chƣa có quy hoạch chăn nuôi tổng thể trên địa bàn huyện. Tuy nhiên hiện nay phƣơng thức chăn nuôi đang thay đổi theo hƣớng giảm số hộ chăn nuôi phân tán, nhƣng số gia trại, trang trại đang có xu hƣớng tăng. Hiệu quả kinh tế ở các trang trại đã từng bƣớc làm thay đổi nhận thức và quan điểm của ngƣời chăn nuôi. Vì vậy, với thực trạng chăn nuôi trong thời gian qua huyện Buôn Đôn đã phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2013-2015 và định hƣớng đến năm 2020. Dự kiến phát triển chăn nuôi của các trang trại đến năm 2020 khoảng hơn 1.500 con bò, 9.000 con heo, 30 ngàn con gia cầm các loại, 400 con dê và khoảng 2.000 con vật nuôi khác. Cụ thể nhƣ sau:

* Đối với chăn nuôi đại gia súc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chăn nuôi trâu, bò tại huyện Buôn Đôn có một vai trò rất quan trọng với ngƣòi dân địa phƣơng do vậy cần khuyến khích nhân dân phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê ở các vùng có diện tích đồng cỏ dƣới tán rừng (tại các xã: Ea Nuôl, Ea Wer, Ea Huar và Krông Na).

- Đối với đàn bò: Hiện tại Buôn Đôn là huyện có tổng đàn bò khá lớn so với các huyện trong trong tỉnh, chủ yếu là giống bò vàng địa phƣơng và một số ít bò lai ở cấp độ thấp. Tuy nhiên có sự kết hợp giữa các hộ chăn nuôi và dƣới sự hƣớng dẫn của phòng Nông nghiệp, phòng Thú y huyện đã từng

bƣớc cải tạo đàn bò vàng địa phƣơng nhằm nâng cao tầm vóc, chất lƣợng đàn bò hiện có theo hƣớng Zêbu hoá (bằng phƣơng pháp thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp); từng bƣớc chọn lọc tạo lập đàn bò cái nền lai Zebu để tiếp tục phối giống với các con giống bò thịt cao sản tạo ra đàn bò thịt chất lƣợng cao.

Dự kiến phát triển đàn bò đến năm 2015 đạt 17.660 con (bò lai Zebu 9.890 con), năm 2020 đạt 28.440 con (bò lai Zebu 16.490 con). Đàn bò tập trung tại các xã Krông Na, EaHuar, EaWer, Tân Hòa, EaNuôl, Ea Bar

- Đối với đàn trâu: Hiện tại đàn trâu của huyện có tầm vóc khá lớn, chất lƣợng tốt, dễ chăn thả. Cần duy trì, nâng cao tầm vóc đàn trâu bằng các biện pháp chọn lọc, cải tiến nuôi dƣỡng. Dự kiến phát triển đàn trâu đến năm 2015 đạt 3.710 con, năm 2020 đạt 4.120 con.

Đàn trâu của huyện Buôn Đôn con tập trung chủ yếu trên địa bàn ở 2 xã phía Bắc là Krông Na và EaWer, xã Tân Hòa. Chăn nuôi trâu gắn liền với địa hình và điều kiện bãi chăn thả và truyền thống, tập quán chăn nuôi của ngƣời dân. Xã Krông Na và xã Ea Wer là 2 địa phƣơng có diện tích bãi chăn dƣới tán rừng rộng thuận lợi cho chăn nuôi trâu.

Nhìn chung, đàn trâu, bò tăng đàn chậm, do khả năng sinh sản của con cái có nhiều hạn chế, bãi chăn thả thu hẹp, dịch bệnh xảy ra liên tục. Do vậy cần chính sách hỗ trợ các hộ nông dân trong việc phát triển đàn, tái đàn trâu, bò. Cụ thể đối với vật nuôi: Đối với các xã đặc biệt khó khăn, hỗ trợ 100% giống vật nuôi (hiện vật) có tính hiệu quả cao, phù hợp với địa bàn từng xã theo chỉ số phân tích của đề án; các xã khác hỗ trợ 50% ( hiện vật)

- Chăn nuôi heo: Cần vận động nhân dân phát triển đàn heo theo quy mô hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi công nghiệp quy mô vừa và nhỏ nhƣ: nuôi heo thịt, heo siêu nạc (Giống heo Yorshier, Landrace…), sản xuất heo giống có chất lƣợng tốt nhằm cung cấp thịt và con giống cho nhân dân

trên địa bàn cũng nhƣ mở rộng thị trƣờng tiêu thụ.Bên cạnh đó cần chú ý phát triển giống heo địa phƣơng (móng cái, lợn sóc), chất lƣợng thịt ngon, tỷ lệ nạc cao, đang đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng;

Dự kiến phát triển đàn lợn nái sinh sản đến năm 2015 đạt 4.840 con, năm 2020 đạt 7.410 con; đàn lợn thịt đến năm 2015 đạt 39.010 con, năm 2020 đạt 54.200 con.

Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, phát triển chăn nuôi theo hƣớng trang trại với các mô hình nuôi heo thịt thâm canh, heo siêu nạc, sản xuất heo giống có chất lƣợng tốt (tập trung tại xã Tân Hòa). Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y; phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tốt hơn. Đàn lợn tập trung tại các địa phƣơng Krông Na, Ea Huar, Ea Wer, Tân Hòa, Cuôr Knia, Ea Nuôl và Ea Bar

- Đối với đàn dê: Nhằm nâng cao chất lƣợng đàn dê, thực hiện chƣơng trình cải tạo đàn dê bằng phƣơng pháp nhập dê đực giống ngoai chuyên thịt hoặc kiêm dụng sữa thịt cho phối giống với giống dê địa phƣơng, dê Bách thảo. Hình thức chăn nuôi theo hộ gia đình, gia trại và trang trại nhỏ. Đàn dê nuôi tập trung chủ yếu tại các xã Ea Wer, Ea Huar và Krông Na

Nhìn chung, chăn nuôi đại gia súc tại huyện Buôn Đôn dựa vào tự nhiên là chủ yếu. Đây là những vùng với diện tích đất xấu, tầng dày mỏng nên khả năng trồng các cây trồng nông nghiệp thấp, tƣới tiêu không thuận lợi, do đó các hộ chăn nuôi tận dụng diện tích đồng cỏ tự nhiên và bãi chăn ven bờ sông suối, bờ đƣờng và đồng cỏ dƣới tán rừng thƣa. Tuy nhiên, năng suất và chất lƣợng cỏ tại các diện tích nói trên rất thấp. Bên cạnh đó hệ thống cây thức ăn tại địa phƣơng này chƣa đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện, chƣa tìm ra cây thức ăn chủ lực thích hợp với địa phƣơng huyện Buôn Đôn.

Bên cạnh những nguồn thức ăn từ tự nhiên, huyện cũng đang có một nguồn phụ phẩm rất dồi dào và khả năng sử dụng khai thác còn hạn chế. Đây là nguồn thức ăn cần đƣợc chú trọng chế biến để bổ sung cho phát triển chăn nuôi, nhất là trong điều kiện mùa khô thức ăn ngày một khan hiếm. Cụ thể theo số liệu nghiên cứu của Phòng Nông nghiệp huyện buôn Đôn lƣợng phụ phẩm của lúa đạt 9.142 tấn, phụ phẩm cây ngô đạt 47.435 tấn; khối lƣợng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 84 - 94)