Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 66 - 69)

8. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.2.3.Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý

Nông nghiệp huyện Buôn Đôn đã có những bƣớc phát triển khá, cơ cấu ngành nông nghiệp đã và đang có sự dịch chuyển đúng hƣớng mang lại giá trị kinh tế cao và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.

Trong ngành nông nghiệp thuần, ngành trồng trọt luôn tăng trƣởng đều qua các năm và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu ngành (chiếm trên 80% giá trị

sản xuất nông nghiệp). Cụ thể phản ánh tại Bảng cơ cấu của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Buôn Đôn từ 2008 - 2013.

Bảng 2.8. Cơ cấu của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Buôn Đôn 2008 - 2013

Năm Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 2008 564,941 87 87,370 13 2009 601,898 85 89,752 15 2010 675,097 87 97,265 13 2011 713,234 85 129,665 15 2012 723,122 81 165,907 19 2013 845,956 83 172,172 17

( Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Buôn Đôn)

87 85 87 85 81 83 13 15 13 15 19 17 0 20 40 60 80 100 120 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ngành chăn nuôi ngành trồng trọt

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Buôn Đôn

Qua bảng số liệu trên nhận thấy cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp qua các năm ít biến động lớn. Tuy nhiên đối với ngành chăn nuôi có sự chuyển

dịch từ 13% năm 2010 lên tới 15% năm 2011 và 19% năm 2012. Điều này chứng tỏ chuyển dịch cơ cấu đang dần đi vào ổn định và đúng hƣớng mặc dù sự chuyển biến này diễn ra khá chậm và tỷ trọng ngành chăn nuôi vẫn còn rất thấp trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn huyện. Trong khi đó chăn nuôi của huyện đƣợc xem là có lợi thế, nhất là đối với chăn nuôi đại gia súc.

+ Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

Trong ngành nông nghiệp trồng trọt luôn là ngành sản xuất chính của huyện, tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng dần qua từng năm và đạt 845,956 triệu đồng vào năm 2013 với tốc độ tăng bình quân 1.1% .Đây cũng là ngành thu hút đại bộ phận lao động trên địa bàn huyện

Quá trình chuyển dịch cơ cấu nội tại của ngành nông nghiệp huyện vẫn diễn ra hết sức chậm chạp. Theo số liệu niên giám thống kê năm 2013 giá trị sản xuất của các loại cây công nghiệp ngắn ngày (bông, lạc, đậu tƣơng, mía..) luôn khá cao chiếm 34,54% giá trị của toàn ngành trồng trọt tƣơng đƣơng với 454.941 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2012. Giá trị sản xuất của các loại cây công nghiệp lâu năm (cà phê, tiêu, điều, ca cao, cao su) xếp thứ 2 chiếm 34,45% tƣơng đƣơng 453,834 triệu đồng, tăng 5% so với năm 2012. Tiếp đến là nhóm cây lƣơng thực hàng năm chiếm 25.13% tƣơng đƣơng 331,047 triệu đồng, giữ nguyên giá trị so với năm 2012. Cuối cùng là các loại cây trồng khác chiếm 0,66% tƣơng đƣơng 8,693 triệu đồng.

+ Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi

Trong ngành chăn nuôi đã có sự thay đổi cơ cấu đàn gia súc và gia cầm theo hƣớng tăng số lƣợng và tỷ trọng gia súc nuôi lấy thịt, sữa. Riêng số lƣợng gia cầm có xu hƣớng tăng, theo số liệu niên giám thống kê năm 2013 số lƣợng gia cầm là 277 nghìn con tăng 30 nghìn con so với năm 2012 tƣơng

đƣơng với mức sản lƣợng 490 tấn thịt tăng 93 tấn so với năm 2012. Trong đó giá trị sản xuất của đàn lợn gần nhƣ giữ nguyên và chiếm 42.36% năm 2013 trên tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi toàn huyện tƣơng đƣơng 85,728 triệu đồng. Giá trị sản xuất của đang trâu bò cũng trong tình trạng tƣơng tự chiếm 21,38% tƣơng đƣơng 43,272 triệu đồng năm 2013 gần nhƣ giữ nguyên giá trị trong 2 năm liên tiếp.

Việc phát triển chăn nuôi tuy có hiệu quả hơn so với trồng cây lƣơng thực nhƣng cũng gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro do sự bấp bênh của thị trƣờng, sự hạn chế về nhân giống những con giống có năng suất cao cũng nhƣ khả năng phòng chống dịch bệnh ở quy mô lớn. Mặc dù đạt đƣợc những kết quả khả quan nhƣ đã nêu nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của huyện

Hoạt động dịch vụ nông nghiệp huyện do không đƣợc chú trọng phát triển nên ít có sự biến động và gần nhƣ không đáp ứng đƣợc việc phục vụ cho ngành nông nghiệp. Các hoạt động chủ yếu: hoạt động vƣờn ƣơm cây giống, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và hoạt động thuê mƣớn nhỏ nhƣ gieo cấy, tƣới nƣớc, làm cỏ, làm đất, gặt lúa... [16]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 66 - 69)