Các nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 34 - 36)

8. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.3.1.Các nhân tố tự nhiên

Nhƣ đã phân tích ở phần trên nông nghiệp là một ngành đặc thù, phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, hầu hết các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đang áp dụng vào nông nghiệp chủ yếu nhằm giảm thiểu rủi ro khi nông nghiệp quá phụ thuộc vào thiên nhiên. Do vậy, trong nông nghiệp sự khác nhau về khí hậu, đất đai, nguồn nƣớc...đều là những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới năng suất của nông nghiệp, nắm rõ đƣợc điều kiện tự nhiên của vùng miền khi đó ta sẽ phân bố đƣợc cây trồng, vật nuôi phù hợp, bố trí các ngành nghề, quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung cho phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng nhằm khai thác hiệu quả nhất các nguồn lực, lợi thế và hạn chế rủi ro cũng nhƣ tác động bất lợi của thiên nhiên tới năng suất nông nghiệp. Đồng thời không ngừng nuôi dƣỡng và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái

Đây là những nhân tố quan trọng nhất. Do đặc trƣng của ngành nông nghiệp không thể không dựa vào các yếu tố tự nhiên. Nhóm nhân tố này bao gồm: Đất đai, khí hậu, sông ngòi, động thực vật….

a. Tài nguyên đất:

Vai trò của nhân tố này vô cùng quan trọng vì nó là tƣ liệu sản xuất của nông nghiệp, nếu thiếu đất sẽ không có ngành kinh tế này. Nƣớc ta có tổng diện tích đất sanh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm rất nhiều lại đất nhƣ:

+ Đất phù sa : Chủ yếu phân bố ở các vùng đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nƣớc và một số cây công nghiệp ngắn ngày. Chiếm khoảng 3 triệu ha

+ Đất Feralit :có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp

+ Các loại đất khác: có diện tích khoảng 1 triệu ha phân bố chủ yếu các vùng đất ven biển, thích hợp với các loại cây ngập mặn …

Đây là những thuận lợi rất lớn cho sự phát triển nông nghiệp ở nƣớc ta. Tuy nhiên do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu nên hiện nay nƣớc ta đang đứng trƣớc nguy cơ sói mòn đất, đốt nƣơng làm rẫy, sử dụng các hóa chất độc hại gây thoái hóa đất …

b. Tài nguyên khí hậu

Sự tồn tại và phát triển của bất kỳ sinh vật nào trên trái đất cũng đều chịu sự tác động của thời tiết, khí hậu. Đây là yếu tố tạo ra tính vụ mùa trong nông nghiệp. Nƣớc ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhƣng do vị trí và sự đa dạng về địa hình tạo nên các kiểu khí hậu đặc trƣng khá phong phú thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Những biến động của thời tiết cũng làm ảnh hƣởng tới năng suất của cây trồng: bão, thời tiết sƣơng muối, mƣa nhiều, nắng hạn, rét đậm…

c. Tài nguyên nƣớc

Có thể nói sự sống của con ngƣời và mọi sinh vật trên trái đất đều phụ thuộc vào nƣớc. Chính vì vậy, nguồn nƣớc tƣới rất quan trọng đối với nông nghiệp là nhân tố ảnh hƣởng tới diện tích gieo trồng, năng suất cây trồng,vật nuôi. Hệ thống sông ngòi, ao hồ, đầm lầy phong phú ở nƣớc ta rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp

d. Tài nguyên sinh vật

Nguồn sinh vật bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật. Đây là những sản vật của tự nhiên, là nguồn của cải quý báu của con ngƣời. Nguồn tài nguyên động thực vật phong phú là điều kiện thuận lợi cho nhân dân thuần chủng và lai tạo giống mới có năng suất cao và chống chịu hạn hán tốt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 34 - 36)