Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 69 - 71)

8. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.2.4. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp

Theo số liệu phòng NN&PTNT huyện Buôn Đôn, trên địa bàn huyện tính đến năm 2013 có 27 trang trại giữ nguyên số lƣợng trang trại so với năm 2012, trong đó: 21 trang trại chăn nuôi; 03 trang trại tổng hợp; 03 trang trại trồng trọt. Trong năm 2013, giá trị hàng hoá của trang trại đạt trên 52 tỷ đồng tăng 12 tỷ đồng so với năm 2012. Nhìn chung, tiềm năng phát triển nông nghiệp nói chung và trang trại nói riêng còn rất lớn. Cơ cấu sản xuất của 27 trang trại gồm các loại hình sau: 3 trang trại trồng trọt (10,71%), 21 trang trại chăn nuôi (71,43%) và 03 trang trại tổng hợp (17,86%). Đây là các trang trại

có quy mô tƣơng đối lớn, phát triển ổn định trong những năm qua. Tuy nhiên, tổng diện tích đất của các trang trại trên địa bàn huyện đến năm 2013 là 101,22 ha (chỉ chiếm 0,45% diện tích đất nông nghiệp của huyện); trong đó đất sản xuất nông nghiệp 84,6 ha, chiếm 93,46% diện tích đất trang trại. Diện tích này giảm so với năm 2012 khoảng 10% do thiếu nƣớc sản xuất và một số nguyên nhân chủ quan khác nhƣ chủ trang trại tái canh vƣờn cà phê nên giảm diện tích trồng, thay đổi một số loại cây ngắn ngày khác phù hợp với nhu cầu thị trƣờng...

Lao động đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế trang trại. Tình hình sử dụng lao động đƣợc thể hiện nhƣ sau: Tổng số lao động của các trang trại trên địa bàn huyện năm 2012 là 220 ngƣời, năm 2013 giảm còn khoảng 180 ngƣời; trong đó lao động của chủ trang trại 47 ngƣời, lao động thuê ngoài 52 ngƣời. Bình quân một trang trại sử dụng 8,15 lao động, trong đó 1,74 lao động gia đình (chiếm 21,36%), 1,93 lao động thuê ngoài thƣờng xuyên (chiếm 23,64%) và 4,48 lao động thuê ngoài thời vụ (chiếm 55%). Số lao động phục vụ sản xuất trang trại trong giai đoạn 2008-2012 hầu hết có xu hƣớng giảm vì các chủ trang trại đã quan tâm đến đầu tƣ phát triển sản xuất theo chiều sâu, mua sắm máy móc thiết bị để giảm bớt sức lao động trực tiếp của con ngƣời.

Trong cơ cấu sử dụng lao động thì lao động của loại hình trang trại chăn nuôi chủ yếu là lao động của chủ trang trại và lao động thuê thƣờng xuyên. Đây là do đặc trƣng của ngành chăn nuôi, sản xuất không mang tính thời vụ;

Đối với loại hình trang trại tổng hợp, trong cơ cấu sử dụng lao động có phần tăng về lao động thuê thời vụ. Việc sử dụng lao động sẵn có trong gia đình và lao động thƣờng xuyên đã giúp loại trang trại này có nguồn lao động ổn định, sản xuất mang tính bền vững hơn.

Khác với 02 loại hình trang trại trên, loại hình trang trại trồng trọt chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và sử dụng nhiều lao động thời vụ. Đây là do đặc trƣng của ngành trồng trọt mang tính thời vụ, nhƣng còn hạn chế ở mức độ quy mô nhỏ, chủ yếu do lao động của các chủ trang trại đảm nhiệm.

Bên cạnh đó kinh tế hộ gia đình cũng đóng góp lớn cho kinh tế huyện. Trong năm 2013, giá trị hàng hóa kinh tế hộ gia đình đạt gần 30 tỷ đồng tăng gần 20% so với năm 2012 cũng đã góp phần không nhỏ tới sự ổn định của đời sống ngƣời nông dân. Tuy nhiên, còn một bộ phận không nhỏ hộ gia đình vẫn đang trong cảnh sản xuất tự cấp, tự túc, thậm chí còn nhiều hộ sản xuất tự nhiên, nhất là vùng nhiều đồng bào sinh sống. [17]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)