Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 36 - 37)

8. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.3.2. Các nhân tố kinh tế xã hội

a. Dân cƣ và nguồn lao động

Sản xuất rất cần có lao động và đây đồng thời cũng là thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Nƣớc ta hiện với dân số trên 90 triệu ngƣời, có tỷ lệ nhóm dân số trẻ từ 10-24 tuổi chiếm gần 40 % dân số, nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ“ Cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ thanh - thiếu niên cao nhất trong lịch sử. Đây thực sự là lực lƣợng lao động dồi dào cho phát triển kinh tế nói chung và cho ngành nông nghiệp nói riêng.

Nông nghiệp nƣớc ta là ngành sản xuất vật chất lâu đời gắn liền với nền văn minh, nền văn hóa khác nhau. Việt Nam hiện có 54 dân tộc anh em thì tƣơng ứng với 54 phƣơng thức canh tác, phong tục, tập quán, kinh nghiệm trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ sinh hoạt đời sống hàng ngày khác nhau. Hơn nữa, mật độ dân số, quy mô và tốc độ tăng dân số cũng không đồng đều, điều này cũng tác động tới việc bố trí, quy hoạch giống cây trồng, vật nuôi dẫn tới ảnh hƣởng đến vấn đề xã hội nhất là việc làm,thu nhập, nghèo đói và bất bình đẳng xã hội.

Bên cạnh đó nguồn vốn sử dụng trong việc đầu tƣ tái sản xuất của ngành nông nghiệp cũng rất quan trọng bởi có nguồn vốn mới có thể đầu tƣ giống cây, vât nuôi, con giống tốt nhất, trang bị những thiết bị hay những máy móc dùng trong nông nghiệp cũng cần lƣợng vốn nhất định nên cần xem xét tăng cƣờng cơ chế đầu tƣ vốn trong nông nghiệp.

Hơn nữa, truyền thống ngƣời Việt Nam cần cù sáng tạo lao động, giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, và tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh đều là những điều kiện giúp cho phát triển nông nghiệp Việt Nam phát triển thuận lợi. Do vậy cũng cần đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng nguồn nhân lực, tận dụng năng lực cũng nhƣ phát huy mọi tiềm năng của tập thể cũng nhƣ cá nhân để tạo ra chất lƣợng và hiệu quả kinh tế [5],[6],[7]

b. Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Hệ thống cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của mọi ngành kinh tế. Do đó kết cấu hạ tầng ở nông thôn là điều kiện rất quan trọng để phát triển nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng phát triển tốt sẽ đảm bảo cho kinh tế hàng hóa phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho dân cƣ nông thôn. Bởi có hình thành hệ thống thủy lợi, kênh mƣơng, với các thiết bị tƣới tiêu hiện đại mới có thể tính tới việc tăng năng suất và chất lƣợng các sản phẩm nông nghiệp, giảm dần sự phụ thuộc vào tự nhiên góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp tránh lãng phí nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)