Đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 46 - 50)

8. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội

- Dân số và mật độ dân số:

Dân số toàn huyện là 56.166 ngƣời. Diện tích tự nhiên huyện Buôn Đôn rộng 1.412,5 km2. Mật độ dân số bình quân 43,6 ngƣời/km2. Dân số phân bố không đều giữa các đơn vị trong huyện, các xã ở phía Đông Nam của huyện nhƣ: Ea Bar, Cuôr Knia, Tân Hòa, Ea Nuôl có mật độ dân số cao, cao nhất là xã Ea Bar 662,3 ngƣời/km2, thấp nhất là xã Krông Na 4,0 ngƣời/km2. Thành phần dân tộc đa dạng thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau gồm: nhóm ngôn ngữ Việt - Mƣờng có: Kinh; nhóm ngôn ngữ Nam Đảo có: Ê Đê; nhóm ngôn ngữ Mông - Khơ me có: M’Nông; Lào, nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có: Nùng, Tày. Ngoài ra còn một số dân tộc khác số lƣợng ít. Dân tộc thiểu số tại chỗ gồm: Ê Đê, M’Nông và Lào (sang định cƣ đã rất lâu) sống chủ yếu ở các buôn làng; dân tộc thiểu số khác đa phần là Thái, Tày, Nùng là

dân di cƣ từ các tỉnh phía bắc đƣợc sắp ổn định rải rác tại các xã, còn lại là ngƣời Kinh sống tập trung ở khu vực thị trấn. Dân trí hạn chế, trình độ canh tác đơn giản, kinh nghiệm thâm canh cây trồng, vật nuôi cũng nhƣ sản xuất hàng hóa chƣa cao. Đời sống của ngƣời dân trên địa bàn huyện, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn...

- Lao động và việc làm:

Cùng với tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học do di dân từ các tỉnh khác đến lập nghiệp. Số lao động đang làm trong các ngành kinh tế của huyện từ 19,84 nghìn ngƣời năm 2009 tăng lên 31,96 nghìn ngƣời năm 2012. Nguồn nhân lực không ngừng tăng thêm là yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế, song cũng tạo sức ép trong vấn đề xã hội nhƣ: giải quyết việc làm, giáo dục-đào tạo, y tế và trật tự an toàn xã hội…

Do là vùng thuần nông nên tỉ lệ lao động ngành nông nghiệp rất cao, nhƣng phần lớn số lao động này là lao động phổ thông, sản suất theo tập quán và kinh nghiệm, chỉ một số ít đƣợc tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp. Theo số liệu thống kê tính tới năm 2013 số ngƣời trong độ tuổi lao động của huyện Buôn Đôn là 38.000 ngƣời.

Bảng 2.1. Trình độ của lao động trên địa bàn huyện năm 2013

STT Trình độ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%)

1 Chƣa qua đào tạo 20,300 53

2 Sơ cấp 10,000 26

3 Cao đẳng 7,300 19

4 Đại học 400 2

Tổng 38,000 100

Theo số liệu trên dễ nhận thấy tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo chiếm số lƣợng khá lớn (53%) trên tổng số lao động trên địa bàn huyện Buôn Đôn, chiếm ít nhất là số lƣợng lao động có trình độ đại học (2%), số lƣợng lao động đƣợc qua các lớp đào tạo sơ cấp cũng chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn (29%) điều này thực sự chƣa tƣơng xứng với lực lƣợng lao động đông đảo trên địa bàn. Do đó, rất cần có những kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

- Tình hình phát triển kinh tế

Bảng 2.2. Tốc độ tăng GDP huyện Buôn Đôn giai đoạn 2009 - 2014

Năm ĐVT GDP So sánh (%) 2009 Tỷ đ 562,27 114 2010 Tỷ đ 638,44 111 2011 Tỷ đ 712,03 124 2012 Tỷ đ 887 117 2013 Tỷ đ 1.043 115 2014 (KH) Tỷ đ 1.202

( Nguồn: Phòng thống kê huyện Buôn Đôn)

Thông qua số liệu trên Bảng 2.2 ta thấy GDP huyện Buôn Đôn tăng hàng năm và tốc độ tăng khá ổn định

Trong đó: Ngành nông - lâm nghiệp: 425/422 tỷ đồng, đạt 101% KH, tăng 9% so với năm 2013. Cơ cấu kinh tế: Nông-lâm nghiệp 54,84%; Công nghiệp-Xây dựng 18,32%; dịch vụ 26,84% (KH tương ứng 55%; 18%; 27%).

Tổng sản lƣợng lƣơng thực: 45.810/42.260 tấn (trong đó: lúa 13.790 tấn; ngô 32.0200 tấn), đạt 102% KH, tăng 4.860 tấn so với năm 2013; bình

quân lƣơng thực đầu ngƣời: 721kg/ngƣời, đạt 101% kế hoạch.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời (theo giá cố định năm 1994) : 6,55 triệu, tính theo giá hiện hành khoảng 13,97 triệu đồng.

- Thuận lợi:

Kinh tế của huyện Buôn Đôn đã phát triển và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, kinh tế có sự tăng trƣởng. Bƣớc đầu phát huy đƣợc các thế mạnh về trồng cây công nghiệp ngắn, dài ngày, cây ăn quả; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản; dịch vụ... xây dựng kết cấu hạ tầng; mở rộng giao lƣu kinh tế với bên ngoài; gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và củng cố an ninh quốc phòng. Đã tạo đƣợc thế và lực để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trong thời kỳ tới.

Ngoài ra Buôn Đôn là huyện giáp ranh với thành phố Buôn Ma Thuột, có quốc lộ 14 và tỉnh lộ 19A, thuận lợi cho thông thƣơng buôn bán, đặc biệt là các mặt hàng nông sản

- Khó khăn:

sinh hoạt và canh tác có nhiều khác biệt, nguồn lao động khá dồi dào nhƣng phần lớn là lao động phổ thông, chƣa qua đào tạo, gây trở ngại không nhỏ đến khả năng tiếp cận, chuyển giao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Bên cạnh đó Buôn Đôn là huyện mới đƣợc tách ra từ Ea Sup, điều kiện cơ sở hạ tầng nhƣ: đƣờng giao thông, nƣớc sinh hoạt, công trình văn hóa, sân thể thao, chợ… còn thiếu, gây nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt và chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân khá thấp.

Tuy nguồn lao động chiếm tỉ lệ cao trong dân số, song trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn lao động còn thấp; tỉ lệ lao động đƣợc đào tạo tuy có

tăng nhƣng chƣa cao, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý còn thiếu. Đây cũng là một trong những hạn chế của tỉnh trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 46 - 50)