8. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2.2. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nông nghiệp
a. Nguồn lực đất đai:
Đối với nông nghiệp đất là nguồn lực rất quan trọng và là tƣ liệu không thể thay thế. Do đó việc sử dụng đất đai hiệu quả và hợp lý, quy hoạch cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng, từng loại đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tổng diện tích đất của toàn huyện.
Hiện nay với sự biến đổi khí hậu bất thƣờng mƣa ít, nắng nhiều khiến rất nhiều diện tích đất khô không đủ nƣớc tƣới dẫn tới đất bị bỏ hoang hóa dần khiến nhiều diện tích đất dành cho nông nghiệp bị bỏ hoang
Bảng 2.6. Phân loại đất huyện Buôn Đôn 2008 - 2013
Các loại đất
2008 2009 2010 2011 2012 2013
Diện tích Tỷ trọng Diện tích Tỷ trọng Diện tích Tỷ trọng Diện tích Tỷ trọng Diện tích Tỷ trọng Diện tích Tỷ trọng
(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)
Đất sản xuất nông nghiệp 17,116 12,4 17,826 12,8 18,310 13 22,314 16 22,569 16 22,487 16 Đất lâm nghiệp 114,447 83 115,126 82 115,126 82 110,916 80 110,506 79 109,055 79 Đất chuyên dùng 5,543 4 5, 775 4,1 5,557 3,9 4,638.60 3,35 4,831.50 3 4,879 3,5 Đất ở 497 0,6 517 1,1 520 1,1 541,2 0,65 542,89 2 561 1,5 Tổng cộng 137,603 100 139,244 100 139,513 100 138,409.80 100 138,449.39 100 136,982 100
137,603 139,244 139,513 138,409 138,449 136,982 135,500 136,000 136,500 137,000 137,500 138,000 138,500 139,000 139,500 140,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 2.3. Tình hình sử dụng các loại đất huyện Buôn Đôn qua các năm
Qua số liệu phân loại đất huyện Buôn Đôn từ 2008 -2013 đã phản ánh số lƣợng đất sử dụng cho nông nghiệp năm 2008 có 17.116 ha đã tăng lên 22.487 ha năm 2013 và đất ở tăng dần lên hàng năm từ 497ha năn 2008 lên 561ha năm 2013, tuy nhiên đất lâm nghiệp lại có xu hƣớng giảm nhẹ từ 114,447 ha năm 2008 xuống còn 109,055 ha năm 2013 mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn (79%) trong tổng số 136,982 ha diện tích đất toàn huyện nhƣng do đất lâm nghiệp chủ yếu là các loại rừng đặc dụng và vƣờn quốc gia nên suy giảm diện tích cũng là việc cần đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm. Đặc biệt đất chuyên dùng (gồm các loại đất sử dụng cho xây dựng, đƣờng giao thông và sử dụng cho thủy lợi) giảm dần qua từng năm từ 5,543 ha năm 2008 xuống còn 4,879 ha năm 2013.
b. Nguồn vốn đầu tƣ:
Vốn - một nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng, nhƣng cũng nhƣ các nguồn lực khác vốn có giới hạn nhƣng có nhiều cách sử dụng và dẫn tới nhiều kết quả khác nhau. Huy động đƣợc và sử dụng vốn hiệu quả luôn là một vấn đề lớn không dễ giải
quyết nếu không có chính sách phù hợp
Trƣớc hết có vốn là cơ sở để tái đầu tƣ, nâng cao năng lực sản xuất của ngành nông nghiệp. Vì vậy ảnh hƣởng của nguồn vốn đƣợc phản ánh rõ nhất trong sự tăng trƣởng chung, điều này kéo theo sự phân phối hiệu quả của đồng vốn trong từng ngành
Về tình hình sử dụng vốn trong thời gian qua tại huyện Buôn Đôn bên cạnh nguồn vốn ngân sách hàng năm cấp chiếm 30% tổng vốn địa phƣơng (Ngân sách huyện đầu tƣ khoảng 62.065 triệu đồng), còn lại nguồn vốn khác nhƣ nguồn vốn của các TCTD, nguồn vốn tự có của các hộ nông dân....
Theo số liệu thống kê tính tới năm 2013 tổng doanh số cho vay của NH No&PTNT và NH CSXH đứng chân trên địa bàn tăng gần 200 tỷ đồng, tăng trên 50 tỷ đồng so với năm 2011 với 5.000 hộ vay bình quân, số liệu này vẫn chƣa thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu cần vốn của các hộ nông dân vì có khá nhiều hộ nông dân vay vốn tại các TCTD khác hệ thống, khác địa bàn chƣa có số liệu thống kê cụ thể. Tuy vậy nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân trên địa bàn vẫn còn rất lớn.
Theo số liệu tính trung bình cứ mỗi hộ nông dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đầu tƣ khoảng 10 triệu đồng/năm vào chăn nuôi hoặc trồng trọt thì trong đó vốn tự có 96% và số còn lại là vốn vay ngân hàng.
Cũng theo số liệu thống kê năm 2013 một đồng vốn bỏ vào sản xuất nông nghiệp tạo ra đƣợc 1,05 đồng giá trị sản xuất và 0,75 đồng thu nhập. Nhƣ vậy, nguồn vốn sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tự có. [14]
Các vấn đề chính của nông dân khi vay vốn tín dụng chính thức gồm: rủi ro không trả đƣợc nợ, không đủ tài sản thế chấp, chi phí tiếp cận dịch vụ cao, lãi suất vay vẫn khá cao. Vì vậy số lƣợng các hộ tiếp cận đƣợc nguồn vốn
vẫn còn khá hạn chế
c. Nguồn lao động
Hiện nay Việt Nam đang bƣớc vào thời kỳ “ Cơ cấu dân số vàng” nhƣ đã đề cập phần trên và qua số liệu cân đối lao động xã hội của huyện Buôn Đôn từ 2008 - 2013 nhận thấy nguồn lao động không ngừng tăng lên về số lƣợng ngƣời trong độ tuổi lao động lẫn ngoài độ tuổi thực tế có lao động. Điều này chứng tỏ Buôn Đôn có lực lƣợng lao động rất dồi dào là điều kiện tốt để phát triển ngành nông nghiệp huyện.
Bảng 2.7. Bảng cân đối lao động xã hội huyện Buôn Đôn 2008 - 2013
ĐVT: Người Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn Lao động 29,849 30,415 33,355 33,487 34,868 36,107 1. Số ngƣời trong độ tuổi lao động 28,520 29,180 31,806 32,204 33,665 34,100 + Có khả năng lao động 27,035 27,535 30,050 30,350 31,645 32,000 + Mất khả năng lao động 1,485 1,645 1,756 1,854 2,020 2,100 2. Số ngƣời ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động 2,814 2,880 3,305 3,137 3,223 4,107 + Trên độ tuổi lao động 1,504 1,545 1,652 1,589 1,623 2,367 + Dƣới độ tuổi lao động 1,310 1,335 1,653 1,548 1,600 1,740
Nhìn qua bảng số liệu trên ta nhận thấy số lƣợng lao động không ngừng tăng lên, cụ thể là số lƣợng có khả năng lao động đang ở thời kỳ cao nhất tính tới năm 2013 là 34.100 ngƣời. Điều này chứng tỏ huyện đang có một lực lƣợng lao động nhiều và khá ổn định.
Đối với lao động dƣới độ tuổi lao động cũng tăng đều qua các năm từ năm 2008 là 1,310 ngƣời, tính tới năm 2013 là 1,740 ngƣời cho thấy đây sẽ là nguồn lao động thay thế cho lực lƣợng lao động chính trong tƣơng lai.
Bên cạnh đó số ngƣời trên độ tuổi lao động cũng tăng từ 1,504 ngƣời năm 2008 lên 2,367ngƣời năm 2013 điều này đồng nghĩa với việc đối với mỗi công việc sử dụng lao động phổ thông tại địa phƣơng đều có một lực lƣợng lao động khá lớn đáp ứng đƣợc công việc ở mỗi cấp độ khó và vất vả khác nhau.
Theo Niên giám thống kê huyện Buôn Đôn trong năm 2013 đã giải quyết việc làm đƣợc 1200 ngƣời (trong đó: nam là 607 ngƣời, nữ 593 ngƣời) đạt 90,2% KH, vƣợt 22,3% so với năm 2012, đây cũng là thành công của huyện trong thời gian vừa qua trong việc giải quyết việc làm cho lực lƣợng lao động trên địa bàn, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 34% (trong đó qua đào tạo nghề chiếm trên 27%).
Nhƣ trên có thể thấy số lƣợng lao động có trình độ chiếm tỷ lệ không cao chủ yếu là lao động thủ công nên tình trạng lao động thiếu việc làm vẫn khá nhiều.
Qua những số liệu trên đã phản ánh nhận thấy một lợi thế cho phát triển nông nghiệp của huyện khi lao động phổ thông hiện nay vẫn ƣu tiên đƣợc sử dụng. Tuy vậy, nếu nhƣ không có chính sách tạo thêm việc làm mới hàng năm và bố trí công việc hợp lý, phù hợp thì đây lại là gánh nặng xã hội khiến kinh tế huyện khó có bƣớc tiến mới.
d. Các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp
- Các cơ chế, chính sách của nhà nƣớc:
Quyết định số 755/2013/QĐ - TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;
Quyết định số 54/2012/QĐ - TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015
Quyết định số 1489/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ký ngày 08/10/2012 về việc phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015
Quyết định số: 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24/6/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thực hiện chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng
- Các cơ chế, chính sách của tỉnh Đăk Lăk và huyện Buôn Đôn:
Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 17/11/2008 của UBND tỉnh v/v phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020;
Quyết định số 1621/QĐ-UBND ngày 25/7/2012 của UBND tỉnh v/v phê duyệt dự án rà soát đánh giá quy hoạch chăn nuôi 2005-2010, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020 tỉnh Đăk Lăk;
Nghị quyết 02-NQ/HU ngày 22/4/2011 của Huyện ủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện Buôn Đôn;
Quyết định số 37/2012/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 của UBND tỉnh v/v ban hành quy định nội dung và định mức chi hỗ trợ cho các hoạt động
khuyến nông từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk;
Quyết định số 3196/2010/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 của UBND tỉnh v/v phê duyệt Dự án rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Buôn Đôn đến năm 2020;
Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy ngày 7/4/2011 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020.
Nghị quyết số 23 của HĐND huyện Buôn Đôn ngày 23/05/2011 về những hỗ trợ cụ thể và tiêu chí đánh giá hộ nghèo
Nghị quyết số 230/ NQ- HU, ngày 24.12.2011, về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó Buôn Đôn thực hiện tích cực các chƣơng trình của Chính phủ 132, 134, 135, 167, 168, 1592, 102, vận dụng theo nghị quyết 30a về giảm nghèo bền vững, chƣơng trình xây dựng Trung tâm cụm xã.
Chƣơng trình trợ giá trợ cƣớc: Thực hiện việc hỗ trợ giống vật nuôi (giống bò), hỗ trợ mua giống điều ghép, mít nghệ với tổng số tiền 1,2 tỷ đồng.
Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại huyện Buôn Đôn giai đoạn 2013-2015 và định hƣớng đến năm 2020