8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của
Ngân hàng Thƣơng mại
Từ phía ngân hàng
Thứ nhất, định hƣớng hoạt động cho vay tiêu dùng: Đây là điều kiện quan trọng vì nó liên quan đến các quyết định chiến lƣợc về chính sách sản phẩm, chăm sóc khách hàng để giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới… Dựa trên cơ sở định hƣớng này, hàng năm Ngân hàng sẽ đề ra kế hoạch phát triển CVTD nhƣ thế nào, tỷ trọng CVTD trong tổng dƣ nợ, nhóm đối tƣợng nào là khách hàng mục tiêu của Ngân hàng đang hƣớng đến, để từ đó có những chiến lƣợc cụ thể để thu hút khách hàng, tăng trƣởng dƣ nợ.
Thứ hai, lãi suất cho vay: Việc quyết định lãi suất cho vay phải dựa trên những căn cứ nhất định và phải bù đắp đƣợc tất cả các chi phí có liên quan, tạo một khoản sinh lời cần thiết để hoạt động của Ngân hàng có lãi và tăng trƣởng. Mức lãi suất sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chế độ quản lý hiện tại của ngân hàng và thu hút đƣợc khách hàng cũng nhƣ tăng khả năng cạnh trạnh với các đối thủ khác. Lãi suất cho vay tiêu dùng thƣờng cao hơn so với các phƣơng thức cho vay khác vì nó có rủi ro lớn, lãi suất CVTD nó cũng biến động qua từng thời kỳ và phụ thuộc rất lớn vào nền kinh tế. Nếu kinh tế tăng trƣởng thì nhu cầu vay tiêu dùng tăng dẫn đến lãi suất CVTD tăng và ngƣợc lại.
nhận hồ sơ từ khách hàng, thu thập thông tin của khách hàng nhƣ mục đích vay vốn, tình hình nhân thân, lịch sử vay vốn, trả nợ, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo...Sau khi tiến hành thẩm định nếu đủ điều kiện sẽ trình lãnh đạo Ngân hàng xem xét giải quyết. Tùy theo quy định, mỗi Ngân hàng sẽ có những quy trình cũng nhƣ thời gian giải quyết hồ sơ nhanh hay chậm, từ đó ảnh hƣởng đến tâm lý của ngƣời đi vay.
Thứ tư, chất lƣợng cán bộ tín dụng: Đối với hoạt động của ngân hàng, yếu tố con ngƣời rất quan trọng. Vì đội ngũ CBCNV là ngƣời trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ. Do đó trong hoạt động CVTD thì cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, hiểu biết rộng, khả năng phân tích, phán đoán, đánh giá từng khoản vay nhanh nhạy, chính xác và đạo đức tốt mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Nhờ có những cán bộ nhƣ vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Nếu cán bộ tín dụng có phẩm chất đạo đức kém thì dễ dẫn đến cho vay sai mục đích, khoản vay kém chất lƣợng dẫn đến tổn thất cho Ngân hàng, ảnh hƣớng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng hiện nay.
Thứ năm, trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý: Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động CVTD là số lƣợng khách hàng nhiều, ngân hàng phải thực hiện một số lƣợng lớn các hồ sơ, hợp đồng cho vay. Do đó, hệ thống công nghệ của ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm đƣợc thời gian công sức của cán bộ tín dụng, vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ trong quá trình giao dịch với khách hàng, tạ sự hài lòng cho khách hàng.
Từ phía khách hàng
Thứ nhất, năng lực tài chính của khách hàng. Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn đƣợc ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lƣỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn lực đủ mạnh nhƣng không ổn định.
Thứ hai, nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng. Ngoài những nhân tố trên còn kể đến nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hƣởng tới cho vay khách hàng cá nhân, đó là đạo đức khách hàng. Đạo đức ngƣời vay tiêu dùng thể hiện độ tín nhiệm của khách hàng đƣợc đánh giá trên cơ sở sự sẵn lòng trả nợ, hơn nữa một khách hàng có đầy đủ các điều kiện pháp lý nhƣng không có thiện chí trả nợ thì khoản vay đó khó có khả năng hoàn trả. Đây là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, đòi hỏi CBTD phải hết sức chú ý khi thẩm định để đi đến quyết định cho vay hay không cho vay. Ngoài ra tài sản đảm bảo của ngƣời vay là điều kiện mang tín dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo khoản cho vay đƣợc an toàn hơn.
Nhân tố ngoài ngân hàng
- Môi trường kinh tế xã hội: Ngân hàng là trung gian tài chính quan trọng nhất đối với nền kinh tế và hoạt động CVTD chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi môi trƣờng kinh tế, khi có sự biến động bất kỳ của nền kinh tế đều ảnh hƣởng đến hoạt động của Ngân hàng trong đó có CVTD. Khi nền kinh tế tăng trƣởng, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng, thất nghiệp giảm, sản xuất mở rộng, tiêu dùng tăng dẫn đến hoạt động của Ngân hàng nói chung và CVTD nói riêng có cơ hội phát triển mạnh, ngƣời dân yên tâm về công việc của mình và lạc quan về tƣơng lai. Từ đó họ có xu hƣớng muốn thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình để đạt đƣợc mức sống nhƣ mong muốn và tìm đến Ngân
hàng. Ngƣợc lại khi nền kinh tế suy thoái kém phát triển thì họ cảm thấy bất ổn, không tin tƣởng nhất là tình trạng thất nghiệp gia tăng nên nhu cầu vay vốn của ngƣời dân thấp xuống.
Tâm lý và thói quen tiêu dùng của ngƣời dân cũng ảnh hƣởng đến phát triển CVTD. Ở một số địa phƣơng ngƣời dân thƣờng có xu hƣớng tiết kiệm, cố gắng làm việc để tích lũy vốn về sau nên họ không quan tâm đến thỏa mãn nhu cầu thực tại về các tiện nghi của cuộc sống. Do đó việc vay tiêu dùng để mua sắm, chi tiêu thƣờng không đƣợc quan tâm.
- Môi trƣờng pháp lý: Hoạt động của Ngân hàng đều dƣới sự điều chỉnh của các quy định pháp luật và hoạt động CVTD cũng vậy. Bên cạnh những văn bản quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, Ngân hàng Nông nghiệp thì hoạt động cho vay của Ngân hàng nói chung và CVTD nói riêng đều có liên quan đến rất nhiều quy định của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan. Nếu những văn bản pháp luật không rõ ràng, đầy đủ sẽ tạo những khe hở pháp luật gây rắc rối và tổn hại đến những lợi ích cho các bên tham gia quan hệ tín dụng. Ngƣợc lại nếu đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý, không rƣờm rà và chồng chéo lên nhau thì các thành phần kinh tế trở nên an tâm, không chần chừ hay e ngại trọng việc thiết lập quan hệ vay vốn với Ngân hàng.
- Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng: Trong thời gian qua, sự gia tăng của các ngân hàng và các Công ty tài chính đã làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Để cạnh tranh, gia tăng thị các ngân hàng, công ty tài chính thƣờng nới lỏng các điều kiện vay vốn, tăng số tiền vay vốn, thời gian và lãi suất vay vốn đối với CVTD, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hƣớng đến hoạt động CVTD của ngân hàng.