8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Đa dạng hóa các sản phẩm, áp dụng các chƣơng trình lãi suất
linh hoạt, thu phí trả nợ trƣớc hạn
- Đa dạng hoá hơn nữa những sản phẩm đang có: Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tƣ số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 và có hiệu lực vào ngày 15/03/2017, thì việc không cho phép khách hàng sử dụng hạn mức thấu chi dƣới hình thức rút tiền mặt thông qua thẻ ghi nợ đã gây không ít khó khăn cho Chi nhánh vì hầu hết các khách hàng sử dụng hạn mức thấu chi thẻ ghi nợ nội địa để bù đắp những thiếu hụt tức thời trong đời sống hằng ngày. Nhƣng đây cũng là cơ hội cho Chi nhánh trong việc tiếp thị, phát triển sản phẩm cho vay qua Thẻ tín dụng và tăng khả năng cạnh trạnh với cho vay thẻ tín dụng của các Công ty tài chính do mức lãi và phí thấp hơn.
Mở rộng thêm các loại hình dịch vụ CVTD, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm cung ứng cho thị trƣờng, không chỉ dừng lại ở những sản phẩm truyền thống nhƣ: cho vay bất động sản (cho vay chuyển nhƣợng nhà ở, cho vay mua đất, cho vay sửa chữa nhà) mà Chi nhánh cần triển khai thêm một số lĩnh vực cho vay tiềm năng khác nhƣ cho vay du học, cho vay du lịch, cho vay khám chữa bệnh, cho vay tín chấp đối với CBNV các đơn vị uy tín có trả lƣơng qua tài khoản Agribank…
Về lãi suất cho vay, Chi nhánh cần đƣa ra nhiều gói lãi suất khác nhau cho khách hàng lựa chọn: Ƣu đãi 3 tháng, 6 tháng, 1 năm tùy theo thời gian vay. Biên độ điều chỉnh lãi suất phù hợp với các Ngân hàng khác trên địa bàn
(ở mức biên độ 3,5%/năm – 4%/năm). Mức lãi suất tham chiếu để điều chỉnh lãi suất vay khi đến hạn cần đƣợc công bố công khai tại quầy giao dịch hoặc trên website của Ngân hàng để tạo sự tin tƣởng cho khách hàng.
Trong môi trƣờng cạnh tranh nhƣ hiện nay, các tổ chức tín dụng luôn tìm mọi cách để thu hút các KH cả các khách hàng mới lẫn các khách hàng đang có quan hệ tín dụng tốt tại các NH bạn. Bên cạnh các ƣu đãi khác, lãi suất luôn là công cụ quan trọng để sử dụng khi lôi kéo khách hàng, vì vậy chi nhánh cần đƣa ra các mức lãi suất phù hợp để giữ chân khách hàng cũ, tiếp thị khách hàng mới đến với NH.
Đối với các khách hàng có sử dụng dịch vụ tiết kiệm cũng nhƣ các dịch vụ khác của NH nhƣ giao dịch tài khoản, thẻ ATM, chuyển tiền ... duy trì số dƣ lớn với mức độ thƣờng xuyên thì cần có những chính sách ƣu đãi khi KH có nhu cầu vay vốn. Hoặc đƣa ra những gói sản phẩm vay vốn trong đó KH vay cam kết sử dụng các gói sản phẩm khác trong thời gian dài với doanh số nhất định thì áp dụng mức lãi suất phù hợp để KH có thể lựa chọn.
Định kỳ hàng tuần, hàng tháng chi nhánh phân công các cán bộ đi điều tra lãi suất cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng đối thủ cạnh tranh và tìm hiểu về các chƣơng trình khuyến mãi sản phẩm cho vay tiêu dùng mới đang đƣợc các ngân hàng đối thủ triển khai. Mục đích của hoạt động này là giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về đối thủ, các ƣu điểm và nhƣợc điểm trong sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, để từ đó có cách ứng xử kịp thời về lãi suất, chính sách ƣu đãi để tăng khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng.
Bên cạnh đó, cập nhật thƣờng xuyên các chƣơng trình, chính sách khuyến mại của NHTM khác đang áp dụng đối với khách hàng nhằm chủ động đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách sản phẩm dịch vụ của Agrbank.
Trong thời gian trƣớc Agribank Quận Ngũ Hành Sơn chƣa áp dụng thu phí trả nợ trƣớc hạn đã tạo một lợi thế cạnh tranh tốt so với các NHTM CP
khác. Song từ khi có quy định thu phí trả nợ trƣớc hạn đối với KH đã phần nào hạn chế trong công tác CVTD. Theo công văn này giám đốc CN có quyền quyết định tỷ lệ thu phí trả nợ trƣớc hạn (từ 0-3%) do vậy CN có thể đƣa ra 2 cách áp dụng lãi suất cho vay để KH dễ dàng chọn lựa, phù hợp với khả năng của mình. Cách thứ nhất, có thu phí phạt trả nợ trƣớc hạn với những khoản vay có mức lãi suất thấp để đảm bảo thu nhập cho ngân hàng. Cách thứ hai,
không thu phí phạt với mức lãi suất cao hơn phù hợp với quy định về lãi suất, vì có nhiều KH có thể có các nguồn thu nhập khác từ bán nhà và đất, hay thu hồi nợ từ hoạt động kinh doanh nhƣng chƣa xác định đƣợc chính xác cụ thể thời gian sẽ lựa chọn cách áp dụng lãi suất này.