Đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận ngũ hành sơn – thành phố đà nẵng (Trang 103 - 123)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại

Cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại là một yếu tố quan trọng mà mỗi ban ngành, lĩnh vực đều quan tâm và hƣớng đến, nó thể hiện bộ mặt của chính bản thân đơn vị đồng thời tăng tính cạnh tranh trên thị trƣờng, đặc biệt là ngành ngân hàng. Do đó chi nhánh cần thƣờng xuyên quan tâm trong việc đầu tƣ cở vật chất, máy móc hiện đại, một mặt tăng tính năng động hiện đại trong công việc, mặt khác giảm thời gian thao tác xử lý công việc, tăng tính chuyên nghiệp.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, chi nhánh đã chủ động trong công tác đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại song do vẫn còn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch giao khoán tài chính hàng năm nên công tác này vẫn còn nhiều hạn chế. Trƣớc hết, với một nguồn ngân sách có hạn chi nhánh cần đầu tƣ, trang thiết bị máy móc hiện đại cho đội ngũ cán bộ trực tiếp giao dịch với khách hàng, nâng cấp các phần mềm hỗ trợ nhằm rút ngắn thời gian xử lý công việc, tạo tiện ích cho khách hàng trong giao dịch, tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng tính chuyên nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng. Ƣu tiên kinh phí cho việc triển khai đồng bộ trang thiết bị hiện đại, giúp ngân hàng trong việc quản lý dữ liệu tập trung, các dữ liệu về khách hàng sẽ đƣợc cập nhật và xử lý kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong công tác quản lý, phân loại và chăm sóc khách hàng.

3.2.7. Tăng cƣờng công tác huy động vốn, đặc biệt là vốn trung dài hạn.

Hiện nay, Agribank CN Quận Ngũ Hành Sơn đang gặp khó khăn trong cân đối kỳ hạn vốn huy động. Chi nhánh thừa vốn ngắn hạn, thiếu vốn trung dài hạn trong khi hoạt động CVTD hiện tại ở Chi nhánh tập trung vào cho vay trung dài hạn đối với sản phẩm cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở và mua nhà, đất ở. bện cạnh đó, việc thay đổi quy định về trả phí điều vốn cũng là điều đáng lo ngại ngại của Chi nhánh hiện nay. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn để thu hút nguồn vốn dài hạn đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn cho hoạt động CVTD

Để khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cƣ, tổ chức kinh tế và chủ động trong hoạt động CVTD, Agribank CN Quận Ngũ Hành nên thực hiện các biện pháp đƣa ra để đa dạng hoá hình thức huy động vốn nhƣ:

- Đa dạng hoá kỳ hạn gửi tiền và hình thức gửi tiền:

Tiếp thị, quảng bá các sản phẩm tiết kiệm nhƣ tiết kiệm an sinh, tiết kiệm học đƣờng, du lịch, du học, tích luỹ nhà đất…nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong tƣơng lai của dân cƣ nhƣ

+ Tiết kiệm học đƣờng :Hiện nay có rất nhiều khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm cho con mình để đi học, đi làm sau này. Áp dụng hình thức huy động này ngân hàng có thể thu hút đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi lớn với kỳ hạn ổn định từ 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng,....

+ Tiết kiệm an sinh: Ngƣời già thƣờng lo lắng cho bản thân về những bất trắc xảy ra lúc ốm đau, họ nghĩ đến việc tích luỹ một số tiền nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu lúc già yếu. Những khoản tiết kiệm của ngƣời già thƣờng có độ ổn định cao và thời gian gởi dài, chính vì vậy đây là một nguồn vốn hiệu quả phục vụ để cho vay trung dài hạn.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC 3.3.1. Kiến nghị đối với Agribank

Agribank cần có các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ cụ thể, kịp thời khi các quy định mới của Chính phủ, NHNN và các bộ ngành về những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ CVTD, tài sản bảo đảm cũng nhƣ giải quyết các vƣớng mắc trong quá trình xử lý TSBĐ thu hồi nợ vay.

Agribank Việt Nam và Agribank TP Đà Nẵng cần xây dựng những định hƣớng cụ thể trong từng giai đoạn đối với hoạt động cho vay cá nhân, hộ gia đình nói chung trong đó có hoạt động CVTD. Có chính sách khen thƣởng kịp thời, phù hợp đối với những cán bộ, CN làm tốt công tác CVTD.

Cần ban hành các phƣơng thức cho vay tiêu dùng mới để tạo sự khác biệt và mang tính cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp.

Cần đƣa ra các chính sách quy định về đào tạo và đạo tạo lại cán bộ trong toàn hệ thống nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Trong công tác nhân sự cần tuyển mới những nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp và đều phải đƣợc tham gia đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng mềm kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác cũng nhƣ tăng tính chuyên nghiệp, tăng uy tín cho Agribank. Đề nghị Agribank TP Đà Nẵng bổ sung CBTD cho CN để giảm áp lực, hạn chế đƣợc tình trạng quá tải trong công việc, góp phần tăng hiệu quả, quản trị tốt hoạt động CVTD.

Hiện nay nhu cầu vay tiêu dùng của ngƣời dân trên địa bàn đang tăng lên rất cao cả về số lƣợng món vay lẫn mức xin vay. Do vậy mức phán quyết cho vay tại PGD là 2 tỷ đối với một KH là thấp so với nhu cầu thực tế tại địa bàn. Để giải quyết cho vay khách hàng PGD phải làm hồ sơ vƣợt quyền phán quyết, điều này làm kéo dài thời gian xử lý cho vay, gây khó khăn phiền hà cho KH. Do vậy, đề nghị Agribank Đà Nẵng có kiến nghị đối với Agribank

Việt Nam xem xét nâng mức phán quyết cho vay đối với KH cá nhân tại những PGD có nhu cầu theo đề xuất của CN để thuận lợi trong việc giải quyết hồ sơ CVTD tại PGD.

Cần thiết nâng cao hiệu quả của Forum Agribank trong giải đáp những vƣớng mắc, khó khăn trong quá trình tác nghiệp nghiệp vụ và trên cơ sở đó các Phòng ban tại trụ sở chính là những ngƣời ban hành văn bản, nắm chắc quy định, thực hiện tƣ vấn và trả lời thắc mắc giúp cho CBCNV trong toàn hệ thống thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật, Ngân hàng Nông nghiệp.

3.3.2. Kiến nghị đối với UBND thành phố Đà Nẵng và UBND Q. Ngũ Hành Sơn

- Chính quyền địa phƣơng cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động kinh doanh hiệu quả nhằm mục đích giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời dân, từ đó kích cầu tiêu dùng.

- Đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Đồng thời có những chỉ đạo cụ thể, đồng bộ trên toàn thành phố tạo thuận lợi trong công tác đăng ký thế TSBĐ về thời gian và thủ tục.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho NH trong việc phối hợp với cơ quan ban ngành liên quan đến việc giải quyết thủ tục vay vốn cũng nhƣ xử lý nợ vay.

- Mặc dù khung giá đất Nhà nƣớc đã có nhiều thay đổi song vẫn chƣa sát với thị trƣờng, vì vậy UBND TP Đà Nẵng cần xây dựng khung giá đất phù hợp nhằm tạo căn cứ tham khảo, thuận lợi cho các NH trong công tác định giá cũng nhƣ đảm bảo quyền lợi cho KH.

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM không chỉ giúp các cá nhân - hộ gia đình giải quyết đƣợc những nhu cầu thiết yếu mà còn góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống, kích thích sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó hỗ trợ Nhà nƣớc trong việc đạt đƣợc các mục tiêu an sinh xã hội nhƣ xóa đói, giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội, cải thiện và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân. Bên cạnh đó, CVTD cũng mang lại cho các NHTM nguồn lợi nhuận không nhỏ, giúp ngân hàng nâng cao đƣợc chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, nâng cao lợi nhuận. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định nhƣ sau:

Thứ nhất là hiểu rõ hơn về những vấn đề cơ bản của hoạt động CVTD, phân tích một cách có hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động CVTD.

Thứ hai thông qua phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank CN Quận Ngũ Hành Sơn nói chung và hoạt động CVTD nói riêng tại Agribank CN Quận Ngũ Hành Sơn, nhận thấy đƣợc nhiều kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong hoạt động CVTD của chi nhánh.

Thứ ba là trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD tại Agribank CN Quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian đến.

Tác giả xin cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân đã tận tình hƣớng dẫn tác giả và Quý Thầy/Cô, các đồng nghiệp tại Agribank CN Quận Ngũ Hành Sơn đã hỗ trợ tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Mặc dù đã cố gắng để nghiên cứu, tìm tòi nhƣng do hạn chế về thời gian và trình độ nên bài luận văn chắc hẳn còn tồn tại một số thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến góp ý của Quý Thầy/Cô để tác giả hoàn thiện hơn bài luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt:

[1] TS. Hồ Diệu (2001), Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh.

[2] PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính.

[3] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc “ Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”.

[4] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc “ Về việc ban hành Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng ”.

[5] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN

ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc “Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”.

[6] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Cẩm nang văn hóa agribank.

[7] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, sổ tay tín dụng.

[8] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Quyết định 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 “Về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam”.

[9] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Quyết định 35/QĐ-HĐTV-NHNo “Về việc ban hành Quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”.

[10] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Quyết định 836/QĐ-NHNo-HSX ngày 07/08/2014 “ Về việc ban hành quy quy trình cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình trong hệ thống Ngân hàng Nno&PTNT Việt Nam”.

[11] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Quyết định 1055/QĐ-HĐTV-TDDN

ngày 26/06/2012 “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 1595/QĐ-HĐTV-TDDN, Quyết định 2130/QĐ-HĐTV-TDDN, Quyết định 858/QĐ-HĐTV-TDDN”.

[12] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR

ngày 30/05/2014 của Chủ tịch HĐTV “Ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank”. [13] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Quyết định số 1377/QĐ-HĐQT-TCCB

ngày 24/12/2007 “V/v ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Việt Nam”.

[14] Ngân hàng No&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn - Thành phố Đà Nẵng, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015, 2016 của chi nhánh.

[15] Niêm giám thống kê Quận Ngũ Hành Sơn.

[16] Đỗ Thị Thùy Trang (2011), Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.

[17] Huỳnh Thị Huyền Trang (2015), Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.

[18] Lƣơng Thị Nhật Thƣơng (2016), Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc

sỹ Quản trị kinh doanh.

[19] Nguyễn Quang Tú (2016), Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Đắk Nông, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.

[20] Nguyễn Thị Chiến (2014), Phân tích tình hình CVTD tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Đăk Lăk”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh

[21] Nguyễn Thị Khuyên (2014), Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu - Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh.

Website:

[22] www.agribank.com.vn [23] www.nguhanhson.com.vn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận ngũ hành sơn – thành phố đà nẵng (Trang 103 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)