Tăng cƣờng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận ngũ hành sơn – thành phố đà nẵng (Trang 100 - 103)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ của Chi nhánh trong thời gian qua luôn ở mức thấp nhƣng thực tế hoạt động kiểm soát rủi ro trong CVTD của Agribank CN Quận Ngũ Hành Sơn vẫn chƣa thực sự bài bản, chƣa có tính hệ thống và vẫn còn nặng nề về biểu hiện hình thức. Vì vậy để hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro trong CVTD thì Agribank CN Quận Ngũ Hành Sơn cần thực hiện theo một số hƣớng sau:

Chấn chỉnh công tác thẩm định CVTD của cán bộ tín dụng, đặc biệt là chú trọng trong khâu thẩm định tƣ cách ngƣời vay và khai thác thông tin từ phỏng vấn trực tiếp khách hàng, thông tin từ bên ngoài nhƣ hàng xóm, đồng nghiệp, bạn bè của ngƣời vay, thông tin từ CIC nhằm nâng cao độ tin cậy của thông tin.

cấp các sản phẩm bảo an tín dụng cho tất cả các sản phẩm cho vay tiêu dùng không có đảm bảo bằng tài sản hay có đảm bảo bằng tài sản là động sản nhằm giúp cho Ngân hàng hạn chế thấp nhất rủi ro về con ngƣời, tài sản trong quá trình vay vốn

Chất lƣợng thẩm định tín dụng là yếu tố quyết định đến chất lƣợng món vay từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đến mức độ rủi ro tín dụng vì vậy cần thực hiện một số giải pháp để nâng cao công tác thẩm định CVTD tại chi nhánh nhƣ:

Để thẩm định tín dụng hiệu quả đỏi hỏi Cán bộ tín dụng phải nắm vững nghiệp vụ, có kinh nghiệm; có sự am hiểu sâu sắc về nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì mới có thể đánh giá một cách chính xác khách hàng vay vốn. Vì vậy, cần tổ chức các khóa huấn luyện nghiệp vụ thẩm định tín dụng CVTD định kỳ hàng quý cho cán bộ tín dụng nhằm bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực tế cho nhân viên, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng từ khâu thẩm định tại Chi nhánh.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát nội bộ khâu thẩm định, đảm bảo các khâu trong quy trình thẩm định tín dụng đƣợc tuân thủ theo quy chế hoạt động của Agribank, theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc và pháp luật liên quan.

Thực hiện giao chỉ tiêu dƣ nợ phù hợp cho từng Cán bộ tín dụng để tránh tình trạng vì áp lực chỉ tiêu lớn mà cán bộ tín dụng nới lỏng điều kiện cho vay dẫn đến rủi ro tín dụng. .

Đẩy mạnh công tác xử lý nợ đặc biệt là các khoản nợ xấu còn tồn đọng tại chi nhánh. Vận dụng các biện pháp quản lý tích cực, linh hoạt và kiên quyết trong thu hồi nợ, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ tín dụng đối với công tác thu hồi nợ xấu. Xem xét đề xuất phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi một số khoản nợ xấu tồn đọng tại chi nhánh để thu hồi nợ.

trong việc quyết định cho vay và mức cho vay, nó là nguồn thu nợ thứ hai nhằm hạn chế rủi ro xảy ra cho ngân hàng. Việc xác định mức độ bảo đảm của tài sản đƣợc xác định dựa trên loại tài sản là động sản hay bất động sản, tính chất sở hữu, nguồn gốc của tài sản là của khách hàng vay, của bên thứ ba, hay tài sản hình thành từ vốn vay…

Bất động sản là loại tài sản mà bất cứ ngân hàng nào cũng muốn sử dụng làm tài sản bảo đảm trong quá trình cho vay, bởi tính an toàn, dễ thẩm định, dễ kiểm soát và dễ xử lý khi có rủi ro phát sinh. Tuy nhiên bên cạnh TSBĐ là bất động sản thì động sản nhƣ xe ô tô cũng là những tài sản có giá trị lớn có thể sử dụng làm TSBĐ cho khoản vay. Song hiện tại đối với KH cá nhân, CN còn e ngại trong việc lựa chọn TSBĐ là động sản hay khi chấp nhận động sản làm TSBĐ thì tỷ lệ bảo đảm tiền vay rất thấp do các tài sản này rủi ro cao, NH khó kiểm soát trong quá trình cho vay.

Trong thời gian tới chi nhánh cần mạnh dạn hơn khi sử dụng loại hình TSBĐ tiền vay nhƣ xe ô tô vì loại tài sản này có giá trị lớn và phổ biến khi đời sống ngƣời dân ngày một nâng cao. Để hạn chế rủi ro CN cần phối hợp chặt chẽ với công ty BH ký kết các hợp đồng BH ba bên trong đó ghi rõ đơn vị hƣởng thụ đầu tiên là Agribank Quận Ngũ Hành Sơn, tỷ lệ TSBĐ khoảng 50% giá trị thị trƣờng, tăng cƣờng công tác kiểm tra, định giá lại tài sản đối với loại hình TSBĐ này.

Khi sử dụng tài sản bảo đảm là động sản cần chú ý không nên nhận những tài sản có thời gian sử dụng lâu (không nhận tài sản có thời hạn lƣu hành trên 5 năm đối với xe ô tô ) và thời gian bảo đảm của tài sản cũng không quá dài (khoảng từ 3- 5 năm) nhằm hạn chế rủi ro.

Cần có sự thay đổi trong công tác định giá TSBĐ là bất động sản theo hƣớng phù hợp với giá trị thị trƣờng của tài sản. Bởi nếu cứ căn cứ vào khung giá đất của nhà nƣớc để định giá thì giá trị thực của tài sản bảo đảm có sự chênh lệch lớn so với

giá trị thị trƣờng,có những nơi mức độ chênh lệch đến >10 lần. Muốn vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ thẩm định, định giá tài sản phải am hiểu thị trƣờng, nắm bắt đƣợc những thay đổi của thị trƣờng nhà đất, phối hợp giữa khung giá nhà nƣớc và giá thị trƣờng của tài sản để định giá sao cho bảo đảm khoản vay an toàn và hiệu quả, tránh tình trạng định giá quá thấp hay quá cao so với giá trị thực của tài sản đó.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận ngũ hành sơn – thành phố đà nẵng (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)