Nội dung phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận ngũ hành sơn – thành phố đà nẵng (Trang 30 - 81)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2.Nội dung phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng

Phân tích tình hình CVTD của NHTM là công việc khá phức tạp, có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá hoạt động CVTD. Nội dung cơ bản của phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại bao gồm:

a. Phân tích bối cảnh và mục tiêu hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại

- Phân tích bối cảnh:

Ngân hàng là trung gian tài chính quan trọng làm cầu nối giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Do đó bất cứ biến động nào của nền kinh tế cũng tác động đến hoạt động của ngân hàng, trong đó bao gồm cho vay tiêu dùng. Khi nền kinh tế ổn định và tăng trƣởng cao, nhu cầu vay tiêu dùng có xu hƣớng tăng lên bởi vì thu nhập và mức sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện, từ đó hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đƣợc mở rộng. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định, khiến thu nhập trong tƣơng lai của ngƣời tiêu dùng trở nên bấp bênh, ngƣời dân sẽ lựa chọn tiết kiệm hơn là đi vay tiêu dùng.

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố thuộc môi trƣờng văn hóa – xã hội cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM nhƣ: thói quen tiêu dùng của ngƣời dân, tập quán sinh hoạt, tâm lý, trình độ, an ninh – quốc phòng … Nếu ngƣời dân cứ duy trì tâm lý và thói quen tiết kiệm, tích lũy và cất giữ những khoản thu nhập họ có đƣợc mà không tiêu dùng để thụ hƣởng nâng cao chất lƣợng cuộc sống nhƣ mua nhà ở, đất ở, đi du lịch, mua xe ôtô … thì NHTM cũng không có cơ hội để mở rộng cho vay tiêu dùng.

Mặc khác, hoạt động ngân hàng cũng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của của pháp luật cũng nhƣ các cơ quan chức năng khác. Điều này không chỉ bảo đảm an toàn cho ngân hàng, mà còn cho các khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng cũng nhƣ sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. Nếu các quy định về tổ chức hoạt động của ngân hàng cũng nhƣ hoạt động CVTD đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý, không rƣờm rà và chồng chéo lên nhau thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng đƣợc mở rộng.

- Phân tích mục tiêu:

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tùy theo từng thời điểm, tùy từng điều kiện mà mỗi ngân hàng xác định cho mình những mục tiêu khác nhau. Các mục tiêu chủ yếu của NHTM có thể là:

+ Gia tăng quy mô cho vay: Gia tăng quy mô cho vay biểu hiện dƣới hình thức là gia tăng dƣ nợ, số lƣợng khách hàng, tỷ trọng cho vay tiêu dùng, gia tăng thị phần. Qui mô cho vay tiêu dùng càng tăng phản ánh ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM.

+ Chiếm lĩnh thị phần: đây là điều mà tất cả các ngân hàng đều mong muốn và luôn luôn hƣớng tới. Việc gia tăng thị phần CVTD gắn liền với việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trƣờng, thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng có thị phần tăng qua các năm phản ánh đƣợc uy tín của Ngân hàng và làm tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng.

+ Nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay: Trong lĩnh vực ngân hàng, chất lƣợng dịch vụ cho vay đƣợc thể hiện ở sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Duy trì và không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất là chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh. Chất lƣợng dịch vụ tốt mang đến hiệu quả thành công lớn cho ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu chất lƣợng dịch vụ kém, không những khả năng tiếp cận khách hàng mới không cao mà lƣợng khách hàng hiện hữu cũng sẽ dần tìm đến những ngân hàng có chất lƣợng dịch vụ tốt hơn.

+ Kiểm soát rủi ro hoạt động cho vay tiêu dùng: Trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thì luôn tiềm ẩn rủi ro. Do đó, Ngân hàng cần phải kiểm soát rủi ro nhằm giảm thiểu những rủi ro trƣớc khi rủi ro xảy ra, đảm bảo an toàn vốn và gia tăng lợi nhuận.

+ Thu nhập: Một trong những mục tiêu của NHTM chính là mục tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay nói chung cũng nhƣ thu nhập từ hoạt động cho vay

tiêu dùng nói riêng nhằm góp phần đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Như vậy, tùy từng điều kiện mà mỗi ngân hàng lựa chọn cho mình một mục tiêu riêng. Nhƣng mục tiêu thông thƣờng và phổ biến nhất mà các ngân hàng hƣớng đến là tăng trƣởng quy mô và phát triển thị phần. Còn nếu ngân hàng đã đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng quy mô phát triển đƣợc thị phần CVTD thì mục tiêu kiểm soát tốt rủi ro và nâng cao chất lƣợng dịch vụ CVTD lại là mục tiêu chính.

b. Phân tích công tác tổ chức cho vay tiêu dùng

- Tổ chức bộ máy và con người: mỗi NHTM đều xây dựng một mô hình tổ chức bộ máy và con ngƣời riêng phù hợp với điều kiện và đặc thù riêng của ngân hàng mình. Có ngân hàng cho phép cán bộ tín dụng là ngƣời trực tiếp tiếp xúc và đƣa ra quyết định cho vay đối với khách hàng. Một số ngân hàng với mô hình hoạt động mới lại phân chia nhân sự thực hiện CVTD theo từng chức năng công việc khác nhau: Nhân viên quan hệ khách hàng làm nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, nhân viên định giá làm nhiệm vụ định giá tài sản.

- Các quy định: Tuỳ theo mô hình hoạt động và tổ chức bộ máy, nhân sự mà mỗi ngân hàng sẽ có những quy trình, quy định cụ thể. Nhằm xác định trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của các cán bộ có liên quan trong hoạt động tín dụng. Các quy định, quy trình là khuôn khổ chuẩn mực để tiến hành kiểm tra giám sát tín dụng.

c. Phân tích các hoạt động triển khai cho vay tiêu dùng

- Hoạt động nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng

Mỗi Ngân hàng cần phải tiến hành nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng và khảo sát nhu cầu của khách hàng từ đó xác định đƣợc những sản phẩm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu của ngân hàng. Bên cạnh đó, hoàn thiện hơn những sản phẩm đang có, phát triển những sản phẩm mới để đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.

-Chính sách sản phẩm

Lãi suất là một nhân tố khá quan trọng ảnh hƣởng đến tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại. Nó thể hiện chi phí sử dụng vốn của ngƣời đi vay phải trả cho các ngân hàng. Chính vì thế nó tác động đến những quyết định vay vốn của khách hàng. Ngân hàng thƣơng mại có chính sách lãi suất phù hợp thì càng có lợi cho việc mở rộng hoạt động cho vay nói chung và mở rộng cho vay tiêu dùng nói riêng. Bên cạnh đó còn nâng cao đƣợc sức cạnh tranh, giữ vững đƣợc mối quan hệ với khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới và đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.

- Chính sách cung ứng sản phẩm

Trong cung ứng sản phẩm việc hoàn thiện chính sách quảng bá sản phẩm và kênh phân phối là hai việc làm quan trọng trong việc phát triển hoạt động CVTD của NHTM. Tuỳ vào đặc điểm của mỗi Ngân hàng, các ngân hàng có thể có những chính sách quảng bá và tổ chức kênh phân phối khác nhau, có thể thực hiện quảng bá chung trong toàn hệ thống hoặc/và thực hiện quảng bá riêng tại từng chi nhánh tùy theo đặc điểm vùng miền, địa bàn hoạt động. Và có thể lựa chọn tổ chức kênh phân phối thông qua các kênh phân phối truyền thống (giao dịch trực tiếp giữa nhân viên ngân hàng với khách hàng thông qua chi nhánh, điểm giao dịch, các nhân viên phục vụ tại nhà khách hàng) hoặc qua các kênh phân phối hiện đại (các thiết bị kỹ thuật điện tử)

- Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng

Uy tín của Ngân hàng, sự hài lòng, tin cậy của khách hàng khi đến giao dịch với Ngân hàng. Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó ảnh hƣởng đến hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng. Để nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động vay tiêu dùng nói riêng, các ngân hàng cần:

+ Hoàn thiện quy trình thủ tục hồ sơ CVTD: thủ tục hồ sơ đƣợc đơn giản nhƣng vẫn đảm bảo tuân theo đúng quy định, quy chế cho vay tiêu dùng của ngân hàng và đƣợc cán bộ tín dụng xử lý nhanh chóng, chính xác và an toàn cũng góp phần làm tăng chất lƣợng hoạt động CVTD của ngân hàng.

+ Có chính sách chăm sóc khách hàng vay tiêu dùng + Đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại. - Biện pháp để kiểm soát rủi ro

Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro vì vậy để đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra trƣớc hết cán bộ chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ trƣớc, trong và sau khi cho vay, nâng cao tính kỷ luật, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

d. Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng

Để phân tích những kết quả mà hoạt động CVTD đã đạt đƣợc, luận văn phân tích dựa trên các tiêu chí sau:

- Phân tích về quy mô cho vay tiêu dùng: đƣợc thể hiện qua việc so sánh chỉ tiêu dƣ nợ, số lƣợng khách hàng vay vốn, dƣ nợ bình quân trên một khách hàng...Trong đó:

+ Dƣ nợ CVTD: phản ánh số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng cũng nhƣ khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng của ngân hàng.

Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay tiêu dùng phản ánh sự biến động tăng/ giảm dƣ nợ CVTD qua từng thời kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh đƣợc xu hƣớng và quy mô hoạt động CVTD tăng trƣởng hay thu hẹp trong thời kỳ nhất định.

Tốc độ tăng dƣ nợ CVTD =

Mức tăng tuyệt đối dƣ nợ CVTD

x 100%

+ Số lƣợng khách hàng vay tăng (giảm) là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức độ hoạt động cho vay, nó thể hiện số lƣợng khách hàng tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay của Ngân hàng, số lƣợng khách hàng đến với Ngân hàng. Số lƣợng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng tăng chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng, uy tín và chất lƣợng phục vụ của Ngân hàng ngày càng một nâng cao.

Mức tăng (giảm) số lƣợng khách hàng = Số lƣợng khách hàng năm t - Số lƣợng khách hàng năm (t-1)

Dƣ nợ bình quân trên một khách hàng CVTD là dƣ nợ CVTD của ngân hàng tại một thời điểm cụ thể chia cho số lƣợng khách hàng CVTD hiện đang vay vốn tại thời điểm đó. Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ tăng /giảm dƣ nợ bình quân trên một khách hàng kỳ sau tăng hay giảm so với kỳ trƣớc. Đây là chỉ tiêu đƣợc các NHTM lựa chọn để đánh giá chi tiết, chuẩn xác đối với hoạt động mở rộng CVTD. Chỉ tiêu này đƣợc đánh giá nhƣ sau:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của ngân hàng trong việc phát triển các quan hệ với khách hàng. Từ đó, định hƣớng cơ cấu khách hàng hợp lý, hoàn thiện các chính sách và cơ chế nhằm tối đa hóa quy mô cấp tín dụng với một khách hàng xác định.

+ Phân tích cơ cấu CVTD

Cơ cấu cho vay bao gồm cơ cấu cho vay theo sản phẩm, loại hình cho vay, thời hạn cho vay (ngắn hạn hay trung dài hạn)…Cơ cấu cho vay đồng đều phản ánh sự đa dạng về sản phẩm, cơ cấu không đồng đều cho thấy ngân hàng đang tập trung vào những sản phẩm chiếm tỷ trọng cao. Tùy theo từng thời kỳ và mục đích mà Ngân hàng có chiến lƣợc và thay đổi cơ cấu CVTD phù hợp.

- Phát triển thị phần trong CVTD

hàng so với tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng của tất cả các Ngân hàng trên địa bàn hoạt động

- Phân tích chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng

Tiêu chí về chất lƣợng dịch vụ cho vay tiêu dùng thể hiện cụ thể qua sự hài lòng của khách hàng trong quá trình ngân hàng cung ứng dịch vụ cho vay. Tiêu chí này đƣợc đánh giá trong (nội bộ ngân hàng) và đánh giá ngoài thông qua khảo sát ý kiến khách hàng.

- Phân tích tình hình kiểm soát rủi ro trong CVTD

Tình hình rủi ro trong CVTD thể hiện qua các chỉ tiêu sau: + Tỷ lệ nợ xấu CVTD

Nợ xấu theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN, là nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.

Dƣ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = ─────── x 100% Tổng dƣ nợ

Tỷ lệ nợ xấu phản ánh đƣợc chất lƣợng tín dụng của NHTM, nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của NH lúc này không còn ở mức độ RRTD thông thƣờng nữa mà là nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ này thấp biểu hiện rủi ro tín dụng ngân hàng thấp và các kế hoạch của khách hàng sẽ đƣợc thực hiện tốt. Ngƣợc lại, rủi ro tín dụng sẽ cao, nó sẽ ảnh hƣởng đến chi phí, lợi nhuận và thanh khoản của ngân hàng.

Số dự phòng đã trích

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = ────────────── x 100% Tổng dƣ nợ

Tùy theo cấp độ rủi ro mà TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro từ 0 – 100% giá trị của từng khoản vay (sau khi trừ giá trị TSĐB đã được định giá lại). Nhƣ vậy nếu một NH có dƣ nợ cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ càng cao. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cao, cho thấy dƣ nợ tín dụng của ngân hàng gặp nhiều rủi ro, có thể bị tổn thất vốn. Ngƣợc lại, tỷ lệ

trích lập dự phòng rủi ro thấp, thể hiện dƣ nợ tín dụng của ngân hàng có chất lƣợng tốt.

- Phân tích mức độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng

Thu nhập là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà ngân hàng nào cũng hƣớng tới. Thu nhập cao thể hiện công tác mở rộng hiệu quả và ngƣợc lại, thu nhập đƣợc cụ thể hóa bằng chỉ tiêu sau:

Tăng trƣởng thu nhập từ CVTD =

TN CVTD kỳ sau – TN CVTD kỳ trƣớc

x 100% TN CVTD kỳ trƣớc

Thu nhập từ hoạt động CVTD càng lớn cũng một phần thể hiện hoạt động cho vay tiêu dùng đang ngày càng đƣợc mở rộng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 là toàn bộ những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng và phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thƣơng mại. Bao gồm những vấn đề cụ thể nhƣ: khái niệm, đặc điểm, vai trò và lợi ích của cho vay tiêu dùng cũng nhƣ các hình thức cho vay tiêu dùng. Đồng thời trong chƣơng cũng nêu lên những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng gồm nhóm các nhân tố từ phía ngân hàng, khách hàng và các nhân tố bên ngoài khác. Bên cạnh đó chƣơng I cũng đƣa ra mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng, những nội dung cơ bản và phƣơng pháp triển khai, phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng. Tóm lại, chƣơng 1 là cơ sở quan trọng để đi sâu vào phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng ở chƣơng 2 để từ đó đƣa các giải pháp phù hợp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận ngũ hành sơn – thành phố đà nẵng (Trang 30 - 81)