Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận ngũ hành sơn – thành phố đà nẵng (Trang 82 - 87)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Thứ nhất, cho vay tiêu dùng tuy có tăng trƣởng nhƣng với nhịp độ chậm. Tỷ trọng CVTD trên tổng dƣ nợ rất thấp, năm 2014 chiếm tỷ trọng 17,38% đến năm 2016 mới chỉ chiếm 26,16% trên tổng dƣ nợ. Bên cạnh đó cho vay đối với CBCNV chuyển lƣơng qua tài khoản thì chỉ cho vay với mức bình quân 70 triệu đồng/ngƣời mà với mức nhƣ vậy thì ngƣời vay chỉ sử dụng

vốn vào những mục đích đơn giản với nhu cầu vốn thấp.

Thứ hai, công tác nghiên cứu, khảo sát thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng mới chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Mặc dù đã có tổ dịch vụ tuy nhiên tất cả các thành viên tổ dịch vụ đều là cán bộ tín dụng kiêm nhiệm thêm nên công tác quảng bá, tiếp thị còn chậm chƣa thực sự kịp thời và hiệu quả.

Thứ ba, công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm, chăm sóc khách hàng trong cho vay tiêu dùng còn chậm chạp, chƣa thực sự hiệu quả còn mang tính hình thức. Chi nhánh chƣa chủ động trong việc giới thiệu các sản phẩm CVTD đến với khách hàng, nhiều ngƣời dân trên địa bàn có nhu cầu vay vốn vẫn chƣa có thông tin đầy đủ về các sản phẩm cho vay của chi nhánh. Nhiều nhu cầu CVTD của KH vẫn chƣa đƣợc đáp ứng hoặc đáp ứng chƣa đầy đủ, mặc dù họ thỏa mãn đầy đủ các điều kiện vay nhƣng do chƣa biết đến các sản phẩm CVTD của NH cũng nhƣ tâm lý e ngại nhiều thủ tục rƣờm rà khi làm hồ sơ vay.

Mặc dù cho vay tiêu dùng mang lại một nguồn lợi không nhỏ cho chi nhánh song công tác chăm sóc, tiếp thị khách hàng vay tiêu dùng chƣa thật sự đƣợc quan tâm, chƣa có chính sách cụ thể trong việc chăm sóc khách hàng truyền thống cũng nhƣ tiếp cận KH mới.

Thứ tư, tiến độ giải quyết hồ sơ đôi lúc chƣa kịp thời, cụ thể thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn mặc dù đã đƣợc công khai và quy định rõ ràng nhƣng vẫn có một số trƣờng hợp thời gian giải quyết cho khách hàng kéo dài hơn quy định.

Thứ năm, mức phán quyết của các PGD còn thấp, tối đa 2 tỷ đồng/ một khách hàng vay, do vậy mỗi khi khách hàng có nhu cầu vay cao hơn phải thực hiện hồ sơ vƣợt quyền phán quyết điều này gây chậm trễ trong công tác xử lý hồ sơ vay, gây phiền hà cho khách hàng. Khi xã hội phát triển, đời sống nâng cao, nhu cầu về vay tiêu dùng mua sắm nhà ở trong dân cƣ lớn cộng với sự

tăng giá của bất động sản trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn nhƣ hiện nay thì mức phán quyết đối với PGD nhƣ thế này sẽ gây cản trở trong việc phát triển hoạt động CVTD tại chi nhánh.

Thứ sáu, chƣa chú trọng đến sự kết hợp với các đơn vị khác nhƣ Công ty mua bán xe máy, trung tâm tƣ vấn du học, các ban giải tỏa đền bù, trung tâm môi giới bất động sản,... để tăng doanh số cho vay.

Thứ bảy, hệ thống công nghệ thông tin chƣa đƣợc tốt, tình trạng nghẽn mạng giao dịch hay xảy ra làm ảnh hƣởng đến công tác chăm sóc và phục vụ khách hàng.

b.Nguyên nhân

Thứ nhất, sự cạnh trạnh của các Ngân hàng và các công ty tài chính trên địa bàn khá gay gắt. các Ngân hàng TMCP khác thực hiện các chính sách ƣu đâĩ lãi suất linh hoạt hơn. Đặc biệt là các Công ty tài chính có quy trình vay vốn khá đơn giản chỉ cần CMND, hộ khẩu là có thể vay đƣợc và thời gian giải quyết cho vay nhanh chóng.

Thứ hai, tâm lý e ngại của ngƣời tiêu dùng: Do nhận thức của ngƣời dân về lợi ích khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của NH còn hạn chế, họ e ngại và cho rằng thủ tục vay vốn rƣờm rà, mất thời gian.

Thứ ba, lực lƣợng cán bộ còn quá ít và mỏng làm ảnh hƣởng đến công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trƣờng cũng nhƣ quảng bá sản phẩm mới cũng nhƣ giải quyết hồ sơ và quản lý khoản vay. Mặc khác, lực lƣợng cán bộ làm công tác tín dụng tại chi nhánh còn trẻ, tuy năng động ham học hỏi nhƣng kinh nghiệm còn hạn chế

Thứ tư, chính sách kiểm soát tín dụng hạn chế rủi ro, nợ xấu quá chặt chẽ dẫn đến khó tăng trƣởng tín dụng. Cụ thể để giảm thiểu rủi ro, chi nhánh chủ yếu cho vay có thế chấp tài sản đa số là thế chấp bất động sản của chính ngƣời vay hoặc bất động sản của bên thứ ba là cha, mẹ, anh, em ruột đối với

ngƣời vay mà hạn chế cho vay đối với tài sản là động sản. Đối tƣợng và mức CVTD tín chấp còn hạn chế so với nhu cầu vay vốn, chƣa đủ sức cạnh tranh với các NHTM cổ phần khác trên địa bàn. Hiện tại CN chỉ giải quyết cho vay tín chấp đối với các KH có quan hệ chuyển lƣơng qua tài khoản tại ngân hàng, chƣa áp dụng cho vay tín chấp đối với các KH chuyển lƣơng qua thẻ tại CN Agribank khác hay NHTM cổ phần khác. Điều này làm hạn chế việc phát triển hoạt động CVTD bởi nhu cầu VTD và thu nhập của các đối tƣợng KH này ngày càng cao, trong khi mức cho vay này duy trì đã nhiều năm qua nên đã không còn đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Dựa trên các lý thuyết về cho vay tiêu dùng, chƣơng 2 đã giới thiệu kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng thời gian qua và phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Từ kết quả thực tế tình hình cho vay tiêu dùng, kết hợp với phân tích thực trạng các biện pháp thực hiện mục tiêu, công tác triển khai CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng từ đó nêu lên những mặt đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại. Trên cơ sở những kết quả phân tích ở chƣơng 2 Luận văn sẽ đề xuất các giải pháp giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng trong chƣơng tiếp.

CHƢƠNG 3

KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN NGŨ HÀNH SƠN ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận ngũ hành sơn – thành phố đà nẵng (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)