Đặc điểm kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh quảng bình (Trang 48 - 51)

6. Tổng quan các nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

a. Đặc điểm xã hội

Theo số liệu từ Niên giám thống kê năm 2015 dân số Quảng Bình đạt 872.925 người tăng 18.007 người so với 854.918 người năm 2011. Trên địa bàn tỉnh có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cư phân bố không đều, 80,61% sống ở vùng nông thôn và 19,39% sống ở thành thị.

Mật độ dân số trung bình của tỉnh Quảng Bình là 109 người/km². Tuy nhiên, dân số lại phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn. Thành phố Đồng Hới và Thị xã Ba Đồn có mật độ dân số cao với mất độ là 749 người/km² ở Đồng Hới và 652 người/km² ở Ba Đồn. Ngược lại các huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá dân cư sinh sống thưa thớt. Mật độ dân số thấp nhất ở Huyện Minh Hoá chỉ là 36 người/km². Diện tích, quy mô dân số và mật độ dân số của các huyện, thành phố trong tỉnh Quảng Bình năm 2015 được thể hiện qua bảng 2.1.

Bảng 2.1.Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2015 phân theo huyện, thị xã, thành phố

Diện tích (Km²) Dân số trung bình (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km²) Tổng số 8.000 872.925 109 Thành phố Đồng Hới 156 116.903 749 Thị xã Ba Đồn 162 105.700 652

Huyện Minh Hoá 1.394 49.763 36

Huyện Tuyên Hoá 1.129 78.755 70

Huyện Quảng Trạch 448 105.997 237

Huyện Bố Trạch 2.115 183.181 87

Huyện Quảng Ninh 1.194 89.908 75

Huyện Lệ Thuỷ 1.402 142.718 102

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015.

Qua bảng 2.1 trên có thể thấy dân số tập trung nhiều ở vùng đồng bằng ven biển như Thành phố Đồng Hới và Thị xã Ba Đồn. Các huyện có địa hình đồi núi như Minh Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Ninh, Bố Trạch có mật độ dân số thấp hơn. Điều này cũng sẻ ảnh hưởng đến sự phân bố lực lượng giáo viên trên địa bàn tỉnh.

Là tỉnh có địa hình đồi núi chiếm tỉ lệ cao, việc ưu tiên phát triển nguồn lực cho các địa phương có địa hình khó khăn là cần thiết để đảm bảo phát triển toàn diện cho tỉnh. Vì vậy việc phát triển công tác giáo dục mà nên tảng là nguồn nhân lực đang hoạt động trong ngành giáo dục là cần thiết.

b. Đặc điểm kinh tế

Tình hình kinh tế tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua có những bước phát triển đáng ghi nhận. GDP tăng 12.103 tỷ đồng từ 34.170 tỷ đồng năm 2012 lên 46.273 tỷ đồng năm 2015. Trong đó, nông nghiệp tăng 2.394 tỷ

đồng từ 8.660 tỷ đồng năm 2012 lên 11.054 tỷ đồng năm 2015; Công nghiêp xây dựng tăng nhiều nhất với mức tăng 5.453 tỷ đồng từ 12.203 tỷ đồng năm 2012 lên 17.656 tỷ đồng năm 2015; Dịch vụ tăng 4.257 tỷ đồng từ 13.306 tỷ đồng năm 2012 lên 17.563 tỷ đồng năm 2015. GDP đầu người năm 2015 đạt 1.260 USD so với 1000 USD của năm 2012. GDP và cơ cấu GDP qua các năm của tỉnh Quảng Bình được thể hiện qua bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế tỉnh Quảng Bình qua các năm

Năm Tổng số (Tỷ đồng)

Nông Nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Tổng số (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2012 34.170 8.660 25,35 12.203 35,71 13.306 38,94 2013 37.515 9.167 24,44 13.601 36,26 14.746 39,31 2014 42.169 10.379 24,61 15.577 36,94 16.212 38,45 2015 46.273 11.054 23,89 17.656 38,16 17.563 37,96

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Bình có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, tuy nhiên mức thay đổi là chưa nhiều. Cụ thể cơ cấu ngành nông nghiệp giảm từ 25,35% năm 2012 xuống còn 23,89% năm 2015. Ngành công nghiệp tăng từ 35,71% năm 2012 lên 38,16% năm 2015, đạt mức 17.656 tỷ đồng. Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với 38,94% năm 2012, tuy nhiên năm 2015 tỷ trọng ngành dịch vụ lần đầu giảm thấp hơn tỷ trọng công nghiệp còn 37,96 %.

Nhìn chung kinh tế tỉnh Quảng Bình có những bước phát triển về quy mô của nên kinh tế, cơ cấu kinh tế có thay đổi tuy nhiên mức thay đổi là chưa nhiều, cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ. Việc phát triển kinh tế và đặc biệt là ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi

phải có một đội ngũ nguồn nhân lực phát triển. Chính vì vậy, việc ưu tiên phát triển giáo dục mà cụ thể là phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kì mới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh quảng bình (Trang 48 - 51)