6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Đối với báo cáo tài chính quý 2 năm 2016
a) Thống kê mô tả các biến độc lập
Bảng 3.18 trình bày kết quả thống kê mô tả các biến độc lập sử dụng trong mô hình nghiên cứu đối với BCTC. Đặc điểm thống kê của biến thời gian niêm yết (NY) giống như BCTC năm và BCTC bán niên năm 2016. Trong mô hình 1c, không có sự xuất hiện của biến chủ thể kiểm toán (KT) thực hiện soát xét BCTC, do hiện tại ở Việt Nam không bắt buộc các BCTC quý 2 phải được soát xét.
Mức độ trì hoãn nộp BCTC quý 2 (TH): giá trị trung bình là 1,0735 ngày, mức trì hoãn giao động từ 0 đến 5,85 ngày. Như vậy, các CTNY nộp BCTC quý 2 chậm hơn so với quy định. Trong số 200 CTNY được khảo sát thì có đến 72 công ty nộp BCTC trể. Hiện tượng này trái ngược với việc nộp BCTC năm cũng như BCTC bán niên là chỉ có một vài trường hợp chậm nộp trể. Nguyên nhân có thể là do thời gian để chuẩn bị báo cáo của BCTC năm và BCTC bán niên dài hơn BCTC quý 2.
Bảng 3.18. Thống kê mô tả các biến độc lập trên báo cáo tài chính quý 2 năm 2016
Min Max Mean Std. Deviation
TH 0,0000 5,8500 1,0735 0,5154 DBTC 0,0007 7,0581 0,5075 0,5272 KNSL -0,3340 1,3241 0,0403 0,1059 TT 0,1089 70,7938 3,1485 6,1037 NY 1,0000 16,0000 6,5800 3,1660 QM 10,3300 14,9700 11,8957 0,7397
Đối với đòn bẩy tài chính (DBTC), mức độ trung bình cao hơn BCTC năm 0,0205 lần và nhỏ hơn BCTC bán niên là 0,114 lần; mức cao nhất là 7,0581 lần và mức thấp nhất là 0,0007 lần.
Đối với biến khả năng sinh lời (KNSL): Khả năng sinh lời trung bình của các CTNY quý 2 năm 2016 là 0,04 lần thấp hơn nhiều so với BCTC năm và BCTC bán niên. Giá trị thấp nhất -0,334, cũng cho thấy trong quý 2 vẫn có một số công ty hoạt động chưa hiệu quả.
Khả năng thanh toán nhanh (TT): Công ty có khả năng thanh toán là thấp nhất (0,1089 lần), công ty có giá trị cao nhất là 70,7938 lần; trong khi giá trị
trung bình đạt 3,148 lần; sự chênh lệch quá lớn có thể có nhiều DN không đủ khả năng thanh toán ngắn hạn điều này nguy hại đến khả năng chi trả của DN khi xảy ra biến cố.
Tương tự BCTC năm và BCTC bán niên, ở BCTC quý 2 có thời gian niêm yết (NY) trung bình đạt giá trị 6,58 năm; các CTNY đa số đều mới niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán với thời gian lâu nhất là 16 năm, mới nhất là 1 năm.
Quy mô DN (QM): Giá trị trung bình đạt 11,8957 tương ứng với 786,502 tỷ đồng, giá trị này không chênh lệch nhiều so với BCTC năm và BCTC bán niên. Có 86 CTNY trong tổng số 200 CTNY được khảo sát có quy mô đạt giá trị trên mức trung bình.
b. Kiểm định các khiếm khuyết của mô hình
Thực hiện hồi quy mô hình 1c theo phương pháp bình phương bé nhất, ta được kết quả như Bảng 3.19.
Tương tự như hai mô hình trước, để mô hình 1c kiểm định chính xác hơn sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC quý 2, các khiếm khuyết của mô hình đã kiểm tra thông qua các kiểm định gồm: kiểm định sự tốn tại của mô hình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, và kiểm định hiện tượng tự tương quan.
Kiểm định sự tồn tại của mô hình
Theo Bảng 3.19, sig của mô hình bằng 0,011, nên mô hình có nghĩa thống kê. Với hệ số xác định điều chỉnh (Adjusted R2) bằng 0,053; mô hình chỉ giải thích được 5,3% sự biến động của mức độ CBTT về EPS trên CBTC quý 2, còn lại 94,7% được giải thích bởi các biến ngoài mô hình.
Bảng 3.19. Kết quả hồi quy OLS mô hình 1c Giả thuyết Chiều ảnh hƣởng dự kiến Unstandardize
d Coefficients t-stat Sig
(Constant) 1,227 2,699 0,008 TH H1 ? 0,138 2,445 0,015 DBTC H2 + -0,070 -1,292 0,198 KNSL H3 + 0,613 2,341 0,020 TT H4 + -0,002 -0,423 0,672 NY H6 + 0,012 1,335 0,184 QM H7 + -0,071 -1,809 0,072 Adjusted R2 0,053 F-stat 2,866 0,011 Durbin- Watson 1,919
Kiểm định hiện tưởng đa cộng tuyến
Bảng 3.20. Trình bày mối tương quan Pearson giữa các biến độc lập với mức ý nghĩa bằng 0,05. Tương tự mô hình 1a, các hệ số tương quan cặp của các biến độc lập tương đối thấp (đều nhỏ 0,8) nên có thể kết luận không có sự tương quan chặt chẽ, tương đối độc lập với nhau. Cũng có thể nói là khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến là rất thấp.
Bên cạnh phân tích tương quan giữa các biến độc lập, kiểm định về hiện tượng đa cộng tuyến cũng được thực hiện. Kết quả kiểm định được thể hiện ở Bảng 3.21. Các giá trị tolerance đều cao từ 0,908 đến 0,996 cho thấy mức độ chấp nhận của biến là tốt và thể hiện một độ phù hợp tốt của tổ hợp kết hợp
tuyến tính của các biến trong mô hình. Hơn nữa hệ số phóng đại phương sai VIF đều khá nhỏ và nhỏ hơn 5, cho thấy không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau.
Bảng 3.20. Bảng phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình 1c TH DBTC KNSL TT NY QM TH 1,000 DBTC -0,082 1,000 KNSL -0,028 -0,007 1,000 TT -0,050 -0,192 -0,016 1,000 NY -0,062 -0,011 0,056 -0,014 1,000 QM 0,270 0,070 -0,004 -0,046 0,015 1,000
Bảng 3.21. Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình 1c
Nhân tố Collinearity Statistics
Tolerance VIF TH 0,908 1,101 DBTC 0,946 1,057 KNSL 0,996 1,004 TT 0,958 1,044 NY 0,992 1,009 QM 0,917 1,090
Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan
Theo Bảng 3.19, hệ số Durbin – Watson của mô hình 1c là 1,919 nên mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Field, 2009).
c) Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC quý 2 năm 2016
Sau khi kiểm định mức độ tương quan cặp giữa các biến độc lập trong mô hình 1c, tác giả tiến hành hồi quy và kiểm định các giả thuyết của mô hình.
Theo Bảng 3.19, hệ số P-value của mô hình là 0,011 (nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%) nên mô hình 1c có ý nghĩa thống kê. Khác với kết quả của mô hình 1a và 1b, có 2 biến độc lập có giá trị sig nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% là biến TH (0,015) và biến KNSL (0,02). Cho thấy, biến mức độ trì hoãn và biến khả năng sinh lời có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích mức độ CBTT về EPS trong BCTC quý 2, các biến độc lập còn lại đều không có ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC quý 2 năm 2016.
Các kết quả cho thấy không có sự liên quan đáng kể nào giữa đòn bẫy tài chính (DBTC), thời gian niêm yết (NY) và quy mô DN (QM) với mức độ CBTT về EPS trên BCTC bán niên. Kết quả này thống nhất với trường hợp BCTC năm và BCTC bán niên.
Đối với giả thuyết H1 về ảnh hưởng của mức độ trì hoãn (TH): Ngược với mô hình BCTC năm và BCTC bán niên, kết quả kiểm định mô hình hồi quy đã chứng tỏ rằng biến mức độ trì hoãn nộp BCTC có ý nghĩa thống kê. Với giá trị sig là 0,015, khác với dự đoán mức độ trì hoãn có mối quan hệ thuận chiều với mức độ CBTT về EPS trên BCTC quý 2. Hay nói cách khác, khi mức độ trì hoãn thời gian nộp BCTC quý 2 cao hơn sẽ giúp cho người chuẩn bị BCTC có thêm thời gian để chuẩn bị các thông tin về EPS nên mức độ CBTT trên BCTC quý 2 cũng nhiều hơn.
Đối với giả thuyết H2 về đòn bẩy tài chính (DBTC): Kết quả hồi quy thống nhất với mô hình 1a và mô hình 1b và không ghi nhận được mối liên hệ nào giữa đòn bẩy tài chính và mức độ CBTT về EPS trên BCTC quý 2. Như vậy, giả thuyết H2 bị bác bỏ.
Giả thuyết về ảnh hưởng của khả năng sinh lời (H3) dự đoán răng DN có khả năng sinh lời càng cao thì mức độ CBTT về EPS trên BCTC quý 2 càng cao. Phù hợp với dự đoán, giá trị sig của biến KNSL là 0,02 và có tác động thuận chiều đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC quý 2 năm 2016 với mức ý nghĩa 5% (ngược với kết quả hồi quy của mô hình 1a trên BCTC năm và mô hình 1b trên BCTC bán niên). Kết quả cho thấy rằng, nếu các biến khác không đổi, nếu khả năng thanh toán tăng thêm 1 thì mức độ CBTT về EPS trên BCTC quý 2 tăng lên 0,613. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Singhvi và Desai (1971), đã chỉ ra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và mức độ CBTT trên BCTC năm.
Giả thuyết H4 về khả năng thanh toán (TT) dự đoán rằng: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán càng cao thì mức độ CBTT về ESP trên BCTC quý 2 càng cao. Kết quả hồi quy cho thấy giá trị sig của biến TT là 0,672 nên giả thuyết H4 bị bác bỏ. Có nghĩa là giữa mức độ CBTT về EPS trên BCTC quý 2 và khả năng thanh toán nhanh không có mối liên hệ nào, điều này thống nhất với kết quả hồi quy của mô hình 1a trên BCTC năm và mô hình 1b trên BCTC bán niên.
Thống nhất với kết quả kiểm định tại BCTC năm và BCTC bán niên, thời gian niêm yết (NY) không có mối liên hệ với mức độ CBTT về EPS trên CBTC quý 2.
Trong khi quy mô DN (QM) có ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm, thì kết quả hồi quy của mô hình 1c trên BCTC quý 2 lại cho
thấy kết quả ngược lại (giá trị sig của biến QM là 0,072), tuy nhiên lại thống nhất với kết quả hồi quy của mô hình 1b trên BCTC bán niên.
Tóm lại, kết quả ước lượng hồi quy đã chứng tỏ được sự ảnh hưởng khác nhau của mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm, BCTC bán niên, BCTC quý 2 bởi các nhân tố về mức độ trì hoãn (TH), khả năng sinh lời (KNSL), quy mô DN (QM) và chủ thể kiểm toán (KT). Cụ thể, quy mô DN có ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm, nhưng lại không ảnh hưởng đến BCTC bán niên và BCTC quý 2. Tương tự, chủ thể kiểm toán có ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC bán niên nhưng không ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm. Khả năng sinh lời và mức độ trì hoãn thì lại có ảnh hưởng đối với BCTC quý 2 với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, không có biến độc lập nào ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên cả ba loại BCTC.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương 3 báo cáo và thảo luận các kết quả đo lường mức độ CBTT về EPS và kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT này trên cơ sở phân tích hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất ba mô hình đã được xây dựng ở Chương 2 (tương ứng với BCTC năm, BCTC bán niên và BCTC quý 2).
Kết quả khảo sát ghi nhận được mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm là cao nhất, tiếp theo là trên BCTC bán niên, và BCTC quý 2 là thấp nhất. Cụ thể là mức độ CBTT bắt buộc về EPS trên BCTC năm đạt 75,1%, trên BCTC bán niên đạt 73,03%, trên BCTC quý 2 chỉ đạt 36,1%. Mức độ CBTT tuỳ ý về EPS trên cả ba loại BCTC đều rất thấp, chỉ đạt 35,92%, 35,83%, 23,33% tương ứng trên BCTC năm, BCTC bán niên và BCTC quý 2.
Kết quả phân tích hồi quy chứng tỏ cả ba mô hình được phát triển trong Chương 2 là có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, mức độ CBTT về EPS trên các loại BCTC khác nhau chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau. Nhân tố mức độ trì hoãn (TH), khả năng sinh lời (KNSL) có ảnh hưởng đến BCTC quý 2; chủ thể kiểm toán (KT) có ảnh hưởng đến BCTC bán niên, quy mô DN (QM) có ảnh hưởng đến BCTC năm. Các biến còn lại bao gồm: Đòn bẫy tài chính (DBTC), thời gian niêm yết (NY) và khả năng thanh toán nhanh (TT) không có ý nghĩa thống kê trong cả ba mô hình.
CHƢƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN