CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1.6. Giả thuyết về thời gian niêm yết
Theo lý thuyết tín hiệu, một DN càng trẻ có thể chịu một bất lợi cạnh tranh càng lớn nếu nó công bố các thông tin về chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí vốn và chi phí phát triển sản phẩm mới. Ngược lại, DN càng lâu năm có thể càng có thêm động lực để công bố các thông tin như vậy vì việc CBTT ít có khả năng làm tổn hại đến vị thế cạnh tranh của các đơn vị này. Các DN lâu năm cũng được cho là có năng lực hơn và đã thiết lập được một hệ thống báo cáo tốt hơn. Điều này có thể lý giải được việc CBTT đầy đủ đối với họ là ít tốn kém.
1
Ngoài ra, chi phí thu thập, xử lý và CBTT bắt buộc cũng có thể là một gánh nặng đối với DN trẻ. Đồng thời, các DN này cũng thường ít có động cơ để công bố nhiều thông tin, bởi vì các DN này chưa có nhiều danh tiếng trên thị trường nên việc công bố nhiều thông tin có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế cạnh tranh của họ. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng thời gian niêm yết của DN tác động tích cực đến mức độ CBTT (Owusu-Ansah, 2005).
Vận dụng lý thuyết đại diện và trên cơ sở thừa kế các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực CBTT chung, luận văn này cũng dự đoán rằng thời gian niêm yết càng dài thì mức độ CBTT về EPS trên BCTC càng cao. Theo đó, giả thuyết thứ sáu (H6) được đặt ra là:
H6 - DN niêm yết có thời gian niêm yết càng dài thì mức độ CBTT về EPS càng cao.