TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ LỢ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu về công bố thông tin lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 25)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ LỢ

NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHIẾU

Các nghiên cứu có liên quan đến việc kiểm chứng ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC còn khan hiếm nên luận văn có đề cập đến các nghiên cứu về CBTT chung trong BCTC để làm cơ sở xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ở chương tiếp theo.

Các nhân tố thường được các nghiên cứu trước về CBTT trong BCTC gồm: mức độ trì hoãn việc công bố các BCTC, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán nhanh, chủ thể kiểm toán (soát xét) các BCTC, thời gian niêm yết của DN và quy mô DN.

1.3.1. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố mức độ trì hoãn công bố báo cáo tài chính

Mức độ trì hoãn công bố BCTC được đo bằng tỉ lệ giữa độ trễ thực tế so với độ trễ lý thuyết. Độ trễ thực tế là số ngày từ khi kết thúc kì kế toán (năm, giữa niên độ) đến khi SGDCK nhận được BCTC, còn độ trễ lý thuyết được quy định theo các văn bản pháp luật có liên quan (Nguyen, 2015).

Có rất ít bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa mức độ trì hoãn và CBTT. Chẳng hạn như Tower và cộng sự (1999), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) ở sáu nước châu Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ ngược chiều giữa độ trể về CBTT và mức độ CBTT trên BCTC năm của các CTNY. Tuy nhiên, trong nghiên cứu trên thì độ trể thực tế là ngày kết thúc niên độ BCTC đến ngày BCTC được công bố, sự chênh lệch về độ trể thực tế so với thời gian quy định không được tính đến.

Kết quả nghiên cứu của Nguyen (2015) cho thấy đối với CBTT trên BCTC giữa niên độ thì mức độ CBTT cao hơn ở các CTNY có thời gian phát

hành BCTC giữa niên độ ngắn hơn. Các công ty có động cơ hơn trong việc cung cấp thông tin kịp thời cho người sử dụng, qua đó nâng cao chất lượng CBTT và nhận được nhiều lợi ích hơn.

1.3.2. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố đòn bẩy tài chính

Các tài liệu hiện nay cung cấp các bằng chứng không nhất quán về mối liên hệ giữa đòn bẩy tài chính và CBTT. Chẳng hạn như nghiên cứu của Ahmed và Nicholls (1994), Tan và Tower (1999), Palmer (2008) thực hiện ở Úc và Nguyen (2015) khảo sát tại bảy nước thuộc Châu Á – Thái Bình Dương.

Theo Ahmed và Nicholls (được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Hảo, 2015) nghiên cứu này cho thấy mối liên hệ cùng chiều giữa đòn bẩy tài chính và mức độ CBTT trong BCTC năm. Palmer (2008), đã khảo sát mức độ tuân thủ chuẩn mực BCTC quốc tế (AASB) đối với 150 công ty tại Úc. Kết quả chỉ ra đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tích cực với CBTT trên BCTC.

Ngược lại, theo nghiên cứu của Tan và Tower (được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Hảo, 2015) lại cho thấy mối quan hệ ngược chiều. Gần đây nhất trong lĩnh vực CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ, nghiên cứu của Nguyen (2015) đã kết luận rằng không có sự liên quan giữa đòn bẩy tài chính và mức độ CBTT tùy ý.

1.3.3. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của một DN được đánh giá, đo lường dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE). Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

Về bằng chứng định lượng, đa số là các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra nhân tố khả năng sinh lời có tác động tích cực đến CBTT, chẳng hạn như nghiên cứu của Palmer (2008), Nguyễn Thị Thủy Hưởng (2014), hay Nguyễn Thị Thu Hảo (2015). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lời và mức độ CBTT như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (2013), hay Nguyen (2015). Hoặc có những nghiên cứu không tìm thấy được sự liên quan giữa khả năng sinh lời đến mức độ CBTT (Vũ Thị Mai Hương, 2017; Dương Ngọc Như Quỳnh, 2017).

1.3.4. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán hay còn gọi là tính thanh khoản là khả năng đáp ứng tình hình nợ của DN trong ngắn hạn. Tính thanh khoản được hiểu là việc chứng khoán hay các khoản nợ, các khoản phải thu có khả năng chuyển đổi thành tiền dễ dàng, thuận tiện cho việc chi tiêu hay thanh toán và thường được đo lường bằng chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành trong các nghiên cứu trước đây.

Kết quả kiểm chứng mối quan hệ giữa tính thanh khoản và mức độ CBTT không đồng nhất ở các nghiên cứu trước. Nghiên cứu của Singhvi và Desai (1971); Nguyễn Thị Thủy Hưởng (2014); Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), đã tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tính thanh khoản và mức độ CBTT. Ngược lại, nghiên cứu của Wallace và cộng sự (1994), Barako (2007), hay Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018) lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa hai yếu tố này.

1.3.5. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của chủ thể kiểm toán

Các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chủ thể kiểm toán đến mức độ CBTT và thường được kiểm chứng theo cách tiếp cận là BCTC được kiểm

toán (soát xét) bởi các công ty kiểm toán lớn có mức độ CBTT cao hơn các BCTC được kiểm toán (soát xét) bởi các công ty kiểm toán nhỏ hơn (Beattie và cộng sự, 2004; Khlif và Souissi, 2010; Phạm Hồng Thái và Lê Dũng Hiệp, 2016). Tuy nhiên, vẫn có nghiên cứu kiểm chứng được chủ thể kiểm toán có ảnh hưởng ngược chiều đến mức độ CBTT trong BCTC (Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc, 2018); hay chủ thể kiểm toán không có ảnh hưởng đến mức độ CBTT (như Phạm Thị Thu Đông, 2013).

1.3.6. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố thời gian niêm yết của doanh nghiệp

Thời gian niêm yết của DN có ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Thời gian niêm yết được tính từ lúc DN bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán đến thời điểm nghiên cứu.

Về bằng chứng định lượng, các nghiên cứu trước đây cung cấp bằng chứng không nhất quán về mối liên hệ giữa thời gian niêm yết của DN và mức độ CBTT. Trong khi, một số nghiên cứu cho thấy sự tác động tích cực (Owusu-Ansah, 2005) thì vẫn có những nghiên cứu lại không tìm thấy mối liên hệ giữa thời gian niêm yết và mức độ CBTT (Phạm Thị Thu Đông, 2013; Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc, 2018).

1.3.7. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố quy mô doanh nghiệp

Các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của quy mô DN đến mức độ CBTT thường đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng cùng chiều của nhân tố này. Chẳng hạn như, nghiên cứu của Jouini và cộng sự (2002) đã kết luận rằng quy mô công ty càng lớn thì mức độ CBTT trên BCTC năm càng cao (xem Nguyễn Trọng Nguyên, 2014). Gần đây nhất là nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc, 2018) đã chỉ ra quy mô DN có ảnh hưởng tích cực đến

mức độ CBTT trên BCTC của các DN ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngược lại, nghiên cứu của Dương Ngọc Như Quỳnh (2017) đã chỉ ra không có mối liên hệ nào giữa quy mô DN và mức độ CBTT tuỳ ý trên BCTC bán niên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương này nêu những lý luận cơ bản về CBTT trên BCTC ở Việt Nam từ việc giới thiệu nội dung, vai trò, quy định, đo lường CBTT về EPS trên BCTC. Chương này cũng đã tóm tắt các lý thuyết có liên quan đến CBTT và thường được vận dụng để giải thích cho sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT trên BCTC. Kết quả tổng hợp được từ các nghiên cứu trước về CBTT cho thấy các nhân tố thường được khảo sát gồm: mức độ trì hoãn việc công bố các BCTC, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán nhanh, chủ thể kiểm toán (soát xét) các BCTC, thời gian niêm yết của DN và quy mô DN. Các lý thuyết và các nghiên cứu ảnh hưởng các nhân tố đến mức độ CBTT trên BCTC này là cơ sở để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.1.1. Giả thuyết về mức độ trì hoãn công bố báo cáo tài chính

Mức độ trì hoãn công bố BCTC được đo bằng tỷ lệ giữa độ trễ thực tế và độ trễ lý thuyết. Thông tư 155/2015/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2015) quy định cụ thể về thời hạn các CTNY phải công bố BCTC tùy theo loại BCTC. Đối với BCTC năm, thời hạn là trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đối với BCTC bán niên, đã được soát xét thời hạn là trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét nhưng không được vượt quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính. Đối với BCTC quý thời hạn là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý, BCTC quý được soát xét (nếu có) trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét.

Thông tư trên cũng quy định một số trường hợp được gia hạn, đối với BCTC năm không quá 100 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, BCTC bán niên không quá 60 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính, BCTC quý không quá 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

Theo tìm hiểu của tác giả tuy chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng về sự ảnh hưởng của mức độ trì hoãn công bố BCTC đến mức độ CBTT về EPS trong BCTC, nhưng có một số nghiên cứu đã thực hiện kiểm chứng mối liên hệ giữa độ trễ về CBTT với mức độ CBTT được đặt ra trên cơ sở lý thuyết tính kinh tế của thông tin (chẳng hạn, Nguyen, 2015). Theo lý thuyết này, các nhà quản trị DN sẽ dựa trên sự cân nhắc về mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích để quyết định về thời gian CBTT (liên quan đến độ trễ) và mức độ CBTT trên BCTC. Về lý thuyết, độ trễ quy định dài ngày hơn sẽ giúp cho người

chuẩn bị BCTC giữa niên độ có thêm thời gian để chuẩn bị BCTC, điều này có thể giúp gia tăng mức độ CBTT trên BCTC. Tuy nhiên, việc CBTT kịp thời lại là một trong những chỉ tiêu liên quan đến chất lượng CBTT trên BCTC. Bởi vì, đối với những bên liên quan trên thị trường chứng khoán việc nắm thông tin kịp thời là điều cực kì quan trọng, giúp họ đưa ra những quyết định tốt hơn (Aktas và Kargin, 2011). Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng các nhà quản lý cố tình trì hoãn CBTT bất lợi để có nhiều thời gian để hoàn thành các cuộc đàm phán hợp đồng theo những điều kiện khoản thuận lợi của họ (Verrecchia, 1983).

Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) đã kiểm chứng được mức độ trì hoãn của BCTC có tác động thuận chiều đến chất lượng BCTC. Trong khi đó, Nguyen (2015) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhân tố này đến mức độ CBTT trên BCTC dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế thông tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính kịp thời của việc CBTT có liên quan tích cực với mức độ CBTT, các công ty dành thời gian lâu hơn để phát hành BCTC có thể tiết lộ ít thông tin hơn. Dương Ngọc Như Quỳnh (2017) đã ghi nhận không có mối liên hệ giữa mức độ trì hoãn của BCTC giữa niên độ và mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ.

Vận dụng lý thuyết kinh tế thông tin và trên cơ sở các nghiên cứu trước, luận văn này dự đoán không có mối liên hệ nào giữa độ trễ của BCTC và mức độ CBTT về EPS. Theo đó, giả thuyết thứ nhất (H1) được đặt ra là:

H1 - Không có mối liên hệ giữa mức độ trì hoãn công bố BCTC và mức độ CBTT về EPS trên BCTC của các DN.

2.1.2. Giả thuyết về đòn bẩy tài chính

Lý thuyết đại diện hàm ý rằng các công ty có lợi nhuận cao thì có chi phí đại diện cao. Với sự gia tăng của đòn bẩy tài chính, các công ty có nhiều động

lực để công bố thêm thông tin cho bên ngoài nhằm giảm chi phí giám sát và chi phí đại diện. Tuy chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và BCTT về EPS trên BCTC, nhưng đã có nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra mối quan hệ thuận chiều của đòn bẩy tài chính và CBTT chung (Ahmed và Nicholls, 1994; Ahmed và Courtis, 1999). Ngược lại, theo nghiên cứu của Tan và Tower (được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Hảo, 2015) lại cho thấy mối quan hệ ngược chiều. Gần đây nhất là nghiên cứu của Nguyen (2015) nghiên cứu mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ ở các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã kết luận rằng không có sự liên quan giữa đòn bẩy tài chính và mức độ CBTT tùy ý.

Vận dụng lý thuyết đại diện và trên cơ sở các nghiên cứu trước, luận văn này dự đoán rằng các CTNY có đòn bẩy tài chính càng cao thì càng tích cực CBTT về EPS trên BCTC để cũng cố niềm tin của các chủ nợ, điều này làm giảm chi phí giám sát và giảm bớt khả năng khoản nợ bị thu hồi. Theo đó, giả thuyết thứ hai (H2) được đặt ra là:

H2 - DN có đòn bẩy tài chính càng lớn thì mức độ CBTT về EPS trên BCTC càng cao

2.1.3. Giả thuyết về khả năng sinh lời

Sự ảnh hưởng của nhân tố này đến mức độ CBTT trên BCTC được lý giải dựa trên lý thuyết tín hiệu. Phần lớn các nghiên cứu trước cho rằng công ty có khả năng sinh lời cao thường có động cơ CBTT nhiều hơn, như một tín hiệu tốt để thu hút nhiều nhà đầu tư, tạo ra sự khác biệt với các công ty khác, nâng cao giá trị của công ty và kết luận rằng khả năng sinh lời có ảnh hưởng tích cực đến CBTT, điển hình là nghiên cứu của Singhvi và Desai (1971). Ngược lại, nghiên cứu của Nguyen (2015) dựa trên lý thuyết kinh tế thông tin lại kiểm chứng được mối liên hệ ngược chiều.

Theo tìm hiểu của tác giả, chưa có nghiên cứu nào trước đây kiểm chứng ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời đến CBTT về EPS trên BCTC. Tuy nhiên, vận dụng lý thuyết kinh tế thông tin và thống nhất với phần lớn các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực CBTT chung, luận văn này dự đoán rằng các CTNY có khả năng sinh lời cao thì sẽ cung cấp thông tin EPS trên BCTC đầy đủ và chi tiết hơn để đem lại nhiều lợi ích hơn là chi phí. Theo đó, giả thuyết thứ ba (H3) được đặt ra là:

H3 - DN có khả năng sinh lời càng cao thì mức độ CBTT về EPS trên BCTC càng cao

2.1.4. Giả thuyết về khả năng thanh toán nhanh

Giả thuyết này được đặt ra dựa trên lý thuyết tín hiệu. Các nghiên cứu trước đây cho rằng khả năng thanh toán nhanh càng cao, DN càng tích cực CBTT trên BCTC năm để chứng minh tình trạng hoạt động tốt của DN mình, đồng thời cũng để phát tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư trên thị trường (Singhvi và Desai, 1971, Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016, v.v). Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng các DN có khả năng thanh toán thấp có thể tăng cường CBTT để cho những cổ đông, nhà quản lý bớt lo lắng (Wallacen và cộng sự, 1994; Barako, 2007).

Theo tìm hiểu của tác giả thì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng ảnh hưởng của nhân tố khả năng thanh toán nhanh đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC. Mặc dù vậy, vận dụng lý thuyết tín hiệu cũng như thừa kế các nghiên cứu trước trong lĩnh vực CBTT chung, luận văn này dự đoán rằng khả năng thanh toán nhanh có tác động cùng chiều đến mức độ CBTT trên BCTC. Theo đó, giả thuyết thứ tư (H4) được đặt ra là:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu về công bố thông tin lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)