CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết lập mô hình nghiên cứu
Để trả lời cho câu hỏi nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm, BCTC bán niên, BCTC quý 2, luận văn xây dựng mô hình sau để kiểm định các giả thuyết đã đặt ra.
ADi = β0 + β1 THi + β2 DBTCi + β3 KNSLi + β4 TTi + β5 KTi + β6 NYi + β7 QMi + ε
Mô hình này dùng để kiểm chứng sự ảnh hưởng của các nhân tố đối với mức độ CBTT về EPS và lần lượt được kiểm định đối với các biến tương ứng với BCTC năm (mô hình 1a), BCTC bán niên (mô hình 1b), và BCTC quý 2
(mô hình 1c) của các CTNY tại Việt Nam năm 2016. Trong đó:
ADi : Mức độ CBTT tổng hợp trên BCTC của CTNYi, (ADi = MDi + DDi)
MDi : Mức độ CBTT bắt buộc trên BCTC của CTNYi DDi : Mức độ CBTT tùy ý trên BCTC của CTNYi THi : Mức độ trì hoãn công bố BCTC của CTNYi DBTCi : Đòn bẩy tài chính của CTNYi
KNSLi : Khả năng sinh lời của CTNYi
TTi : Khả năng thanh toán nhanh của CTNYi
KTi : Chủ thể kiểm toán thực hiện kiểm toán (soát xét) BCTC của CTNYi
NYi : Thời gianniêm yết của CTNYi QMi : Quy mô của CTNYi
β0; β1; β2; β3; β4; β5; β6; β7: là các hệ số hồi quy; là sai số ngẫu nhiên
Hiện tại ở Việt Nam không có quy định bắt buộc về việc soát xét các BCTC quý, nên mô hình 1c sẽ không có biến KT.
2.2.2. Đo lƣờng biến phụ thuộc
Bước 1. Xây dựng hệ thống các chỉ mục để đánh giá mức độ công bố thông tin bắt buộc
Để đo lường mức độ CBTT bắt buộc, các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận theo phương pháp không trọng số hay có trọng số. Trong luận văn này, vì tính chất của các mục tin được sử dụng để đo lường mức độ CBTT về EPS ít thể hiện sự khác biệt về tính hữu ích đối với người sử dụng nên phương pháp đo lường không trọng số được sử dụng. Theo đó, từng khoản mục bắt buộc phải CBTT trên BCTC sẽ được gán điểm một nếu có công bố trên BCTC theo quy định và được gán điểm không nếu không được công bố. Ngoài ra, hai giá trị này ra, giá trị NA (not applicable – không có liên quan) được gán cho những mục tin hiển nhiên không có liên quan đến đơn vị lập BCTC.
Hệ thống chỉ mục được sử dụng để đánh giá mức độ CBTT về EPS trong BCTC của các CTNY ở Việt Nam được tác giả thiết lập căn cứ vào những quy định bắt buộc về CBTT quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC (Bộ Tài
chính, 2014) và Thông tư số 155/2015/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2015) gồm có 19 chỉ mục (xem Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Các chỉ mục và phương pháp chấm điểm để đo lường sự công bố thông tin bắt buộc
Chỉ
tiêu Yêu cầu về thông tin công bố
Thang đo Chú thích I Chính sách kế toán áp dụng md1 Trình bày phương pháp tính EPS cơ bản 1/0 Khoản 4.3, Điều 115, TT 200/2014/TT-BTC md2 Trình bày phương pháp tính
EPS pha loãng 1/0
Khoản 4.3, Điều 115, TT 200/2014/TT-BTC
II EPS cơ bản
md3
Công bố khoản lợi nhuận cơ
bản trên cổ phiếu 1/0
Khoản 3.19, Điều 113, TT 200/2014/TT-BTC
md4
Lợi nhuận (lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông
1/0 Khoản 3.19, Điều 113, TT 200/2014/TT-BTC
md5
Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông dùng để tính EPS cơ bản
1/0 Khoản 3.19, Điều 113, TT 200/2014/TT-BTC
III EPS pha loãng
md6 Công bố khoản lợi nhuận pha
loãng trên cổ phiếu 1/0/NA
Khoản 3.20, Điều 113, TT 200/2014/TT-BTC
md7
Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông dùng để tính EPS pha loãng
1/0/NA
Khoản 3.20, Điều 113, Thông tư 200/2014/TT- BTC
Chỉ
tiêu Yêu cầu về thông tin công bố
Thang
đo Chú thích
md8
Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông dùng để tính EPS pha loãng
1/0/NA
Khoản 3.20, Điều 113, Thông tư 200/2014/TT- BTC
VI Các giao dịch cổ phiếu
md9 Phát hành cổ phiếu phổ thông 1/0/NA
Điểm l, Khoản 1, Điều 9, TT 155/2015/TT- BTC
md10 Phát hành cổ phiếu ưu đãi 1/0/NA
Điểm k, Khoản 1, Điều 9, TT 155/2015/TT- BTC
md11 Mua cổ phiếu quỹ 1/0/NA
Điểm d, Khoản 1, Điều 9, TT 155/2015/TT- BTC
md12 Bán cổ phiếu quỹ 1/0/NA
Điểm d, Khoản 1, Điều 9, TT 155/2015/TT- BTC
md13 Tách cổ phiếu phổ thông 1/0/NA
Điểm đ, Khoản 1, Điều 9, TT 155/2015/TT- BTC
md14 Gộp cổ phiếu phổ thông 1/0/NA
Điểm đ, Khoản 1, Điều 9, Thông tư
155/2015/TT-BTC
md15 Trả cổ tức bằng cổ phiếu 1/0/NA
Điểm đ, Khoản 1, Điều 9, Thông tư
155/2015/TT-BTC
md16
Chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi
sang cổ phiếu phổ thông 1/0/NA
Điểm l, Khoản 1, Điều 9, Thông tư
Chỉ
tiêu Yêu cầu về thông tin công bố
Thang
đo Chú thích
md17 Phát hành quyền chọn mua cổ
phiếu 1/0/NA
Điểm d, Khoản 1, Điều 9, Thông tư
155/2015/TT-BTC
md18 Cổ phiếu phổ thông dự kiến
phát hành 1/0/NA
Điểm k, Khoản 1, Điều 9, Thông tư
155/2015/TT-BTC
md19 Phát hành trái phiếu chuyển đổi 1/0/NA
Điểm k, Khoản 1, Điều 9, Thông tư
155/2015/TT-BTC
Ghi chú: Bảng 2.1 liệt kê các chỉ mục dùng để đo lường mức độ CBTT về
EPS. Từng chỉ mục (từ md1 đến md19) sẽ được gán cho điểm số là “1” nếu BCTC của đơn vị có CBTT về chỉ mục này đúng như được yêu cầu, và “0” nếu mục tin được yêu cầu không được công bố, và ngoại lệ là “NA” (tức là không tính điểm) nếu mục tin yêu cầu rõ ràng là không liên quan đến các đơn vị lập báo cáo. Cách tiếp cận này kế thừa từ các nghiên cứu trước như: Beattie và cộng sự (2004), hay Nguyễn Hữu Cường (2016).
Bước 2: Tính chỉ số về mức độ tuân thủ CBTT bắt buộc (MD)
Để xác định mức độ tuân thủ về mức độ CBTT của từng báo cáo, mỗi mục tin được đối chiếu với thông tin đã được trình bày trên BCTC năm và BCTC bán niên và BCTC quý 2 tương ứng.
Mỗi một mục tin (từ md1 đến md19) được đánh giá trên cơ sở đọc và đối chiếu với thông tin trên BCTC tương ứng công bố bởi từng CTNY. Trên cơ sở đó, từng mục tin được cho điểm hoặc là 1 điểm (tức là tuân thủ) nếu thông tin đó được công bố trong BCTC, hoặc là 0 điểm (tức là không tuân thủ), hoặc là không tính điểm (tức là thông tin yêu cầu công bố hiển nhiên không liên quan đến CTNY nên không được công bố). Điểm số biểu thị mức độ CBTT
về EPS của một BCTC (MDi) được tính bằng tổng điểm đánh giá được của tất cả các mục tin được công bố chia cho điểm tối đa của tất cả các mục tin cần phải khai báo sau khi loại trừ các mục tin không liên quan đến từng BCTC. Như vậy, chỉ số về mức độ tuân thủ CBTT về EPS trên từng BCTC được xác định theo công thức sau:
∑
Trong đó MDi là mức độ CBTT bắt buộc trên BCTC tương ứng (BCTC năm, BCTC giữa niên độ, hay BCTC quý 2), n là tổng số mục nghiên cứu (19 mục tin), mNA là tổng số mục không liên quan, và mdj là điểm số tuân thủ của mục thông tin thứ j (được đánh giá bằng hoặc là bằng “0”, hoặc bằng “1”).
Bước 3: Tính chỉ số công bố thông tin tùy ý (DD)
Một số mục tin trong Bảng 2.1 có thể được các CTNY công bố chi tiết ở các mức độ khác nhau vì việc công bố các mục tin này cụ thể như thế nào chưa được quy định cụ thể. Việc công bố thông tin như vậy được gọi là CBTT tùy ý (Nguyen, 2015). Để đánh giá mức độ CBTT tùy ý về EPS, hai trong số 19 chỉ mục ở Bảng 2.1 mà DN có thể tùy ý trình bày ở các mức độ chi tiết khác nhau được lựa chọn (xem Bảng 2.2) để đánh giá mức độ CBTT chi tiết về EPS. Việc đo lường mức độ CBTT tùy ý (DDi) cũng được thực hiện tương tự như việc xác định mức độ CBTT bắt buộc về EPS nhưng với các điểm số tương ứng với mức độ chi tiết của thông tin được công bố, từ “0” (nếu không được công bố), đến “1” (chi tiết ở mức độ thấp – chỉ khai báo sự hiện diện của mục tin theo yêu cầu), đến “2” (chi tiết ở mức độ trung bình – có giải thích các mục tin trong thuyết minh BCTC), và cao nhất là “3” (chi tiết ở mức độ cao nhất – có cung cấp thông tin so sánh, trình bảy sự ảnh hưởng của mục tin công bố đến các thông tin cụ thể khác về các sự kiện và giao dịch). Với trường hợp mục tin (dd) nếu hiển nhiên không liên quan đến đơn vị công bố
thì sẽ được gán cho giá trị là “NA” để loại trừ ra khỏi tổng điểm tối có thể đạt được khi tính mức độ CBTT chi tiết về EPS của đơn vị này. Như vậy, chỉ số về mức độ CBTT tùy ý về EPS trên từng BCTC được xác định theo công thức sau:
∑
Trong đó DDi là mức độ CBTT tùy ý trên BCTC tương ứng (BCTC năm, BCTC giữa niên độ, hay BCTC quý 2), n là tổng số mục nghiên cứu, mNA là tổng số mục không liên quan, và ddj là mức độ CBTT tùy ý của mục thông tin thứ j (được đánh giá bằng một trong các giá trị “0”, “1”, “2”, hoặc “3”).
Bước 4: Tính chỉ số về mức độ CBTT tổng hợp về EPS (AD)
Chỉ số CBTT tổng hợp về EPS của một BCTC (ADi) là chỉ số tổng hợp (cộng đại số) của hai chỉ số CBTT bắt buộc về EPS (MDi) và CBTT tùy ý về EPS (DDi)
∑
Bảng 2.2. Các chỉ mục và phương pháp chấm điểm để đo lường sự công bố thông tin tùy ý
Chỉ
tiêu Yêu cầu về thông tin công bố Thang đo
dd1 Công bố chi tiết khoản lợi nhuận cơ bản trên cổ phiếu 0/1/2/3
dd2 Công bố chi tiết khoản lợi nhuận pha loãng trên cổ
Bảng 2.3. Bảng điểm đánh giá công bố thông tin tùy ý Chỉ Tiê u Yêu cầu về công bố thông tin Điểm số NA = Không liên quan 1 = Thấp 2 = Trung bình 3 = Cao dd1 Công bố chi tiết khoản lợi nhuận cơ bản trên cổ phiếu Chỉ công bố chỉ số EPS cơ bản Trình bày cách tính tử số và mẫu số của EPS cơ bản trong thuyết minh BCTC Thông tin so sánh như: EPS cơ bản từ
hoạt động liên tục, từ ngừng hoạt động,
EPS cơ bản có điều chỉnh… dd2 Công bố chi tiết khoản lợi nhuận pha loãng trên cổ phiếu Không có sự pha loãng EPS trong kỳ Chỉ công bố chỉ số EPS pha loãng Trình bày cách tính tử số và mẫu số của EPS pha loãng
trong thuyết minh BCTC
Thông tin so sánh như: EPS pha loãng
từ hoạt động liên tục, từ ngừng hoạt động, EPS pha loãng có điều chỉnh… 2.2.3. Đo lƣờng biến độc lập
Ký hiệu, cách đo lường và chiều ảnh hưởng của các biến độc lập được mô tả trong Bảng 2.4. Ngoại trừ giá trị của biến trì hoãn (TH) và thời gian niêm yết (NY), giá trị của các biến độc lập còn lại được tính toán trên cơ sở số liệu của các BCTC tương ứng (BCTC năm, BCTC bán niên, BCTC quý 2). Mức độ trì hoãn của BCTC (TH) được xác định theo “ngày đăng tin” của BCTC tương ứng được khai báo trên hệ thống trang web của hai SGDCK. Còn thời gian niêm yết (NY) là thời gian kể từ khi DN niêm yết lần đầu trên SGDCK đến thời điểm nghiên cứu.
Bảng 2.4. Mô tả và đo lường biến độc lập
Ký hiệu
biến Tên biến Giải thích
Dự kiến chiều hƣớng ảnh hƣởng đối với biến phụ thuộc TH Mức độ trì hoãn của BCTC Đo bằng tỷ lệ của độ trễ thực tế/độ trễ quy định. Độ trễ thực tế là số ngày từ khi kiểm toán ký báo cáo kiểm toán đến ngày mà các sở giao dịch chứng khoán nhận được BCTC. Việc đo lường này kế thừa nghiên cứu trước như của Nguyen (2015)
Chưa rõ
DBTC Đòn bẩy tài chính
Đo bằng tỷ lệ của tổng nợ trên tổng tài sản, việc đo lường này kế thừa nghiên cứu trước như của Nguyen (2015)
Quan hệ thuận với biến AD KNSL Khả năng sinh lời (ROE)
Đo bằng tỷ lệ của tổng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Việc đo lường này kế thừa nghiên cứu trước như của Nguyễn Thị Thu Hảo (2015)
Quan hệ thuận với biến AD TT Khả năng thanh toán nhanh Đo bằng tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn, việc đo lường này kế thừa nghiên cứu trước như của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) Quan hệ thuận với biến AD KT Loại chủ thể kiểm toán thực hiện soát xét BCTC
Chủ thể kiểm toán BCTC có phải là một trong bốn công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 hay không, nếu đúng thì KT = 1, ngược lại thì KT = 0.Việc đo lường này kế thừa nghiên cứu trước như của Nguyen (2015)
Quan hệ thuận với biến AD
NY Thời gian niêm yết
Số năm tính từ thời điểm CTNY lần đầu. Việc đo lường này kế thừa nghiên cứu trước như của Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018)
Quan hệ thuận với biến AD
QM Quy mô
của DN
Đo bằng Logarith của tổng tài sản, Việc đo lường này kế thừa nghiên cứu trước như của Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018)
Quan hệ thuận với biến AD
2.3. MẪU NGHIÊN CỨU
Trong số 718 các CTNY trên hai SGDCK Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh (tính đến thời điểm ngày 31/12/2016), có 200 CTNY được lựa chọn để đo lường mức độ CBTT về EPS và kiểm chứng ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT này. Trong đó, 100 CTNY trên SGDCK Hà Nội và 100 CTNY trên SGDCK Thành Phố Hồ Chí Minh được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống như sau:
Để chọn được 100 trong số 378 CTNY trên SGDCK Hà Nội được thực hiện trên cơ sở khoảng cách chọn mẫu là ba (378/100 ≈ 3). Căn cứ vào danh sách 378 CTNY đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của mã chứng khoán, chọn ngẫu nhiên một đơn vị mẫu đầu tiên trong các công ty có số thứ tự từ một đến ba. Với khoảng cách mẫu là ba, 99 CTNY còn lại được chọn theo nguyên tắc cứ cách đều ba công ty trong danh sách (so với CTNY đầu tiên đã được chọn) thì chọn ra tiếp một công ty nữa vào mẫu. Cụ thể, công ty đầu tiên được chọn có số thứ tự là hai (ACM – CTCP Tập đoàn khoáng sản Á Cường) trong danh sách 378 CTNY thì các công ty tiếp theo được chọn lần lượt có số thứ tự là 5, 8, 11, v.v, và cuối cùng là 299. Tuy nhiên, có một số công ty không tải được BCTC quý 2 nên bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu và chọn thay vào đó là các công ty khác, công ty cuối cùng có số thứ tự là 323.
Đối với 100 trong số 340 CTNY trên SGDCK Thành Phố Hồ Chí Minh, cách lựa chọn cũng tương tự với khoảng cách chọn mẫu là ba (≈ 340/100) do tổng cộng có 340 CTNY. Cụ thể, công ty đầu tiên được chọn có số thứ tự là ba (ABT – CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre), thì các công ty tiếp theo được chọn lần lượt có số thứ tự 6, 9, 12, v.v, và cuối cùng là 300. Cũng tương tự như trường hợp của SGDCK Hà Nội, trong số 340 CTNY này cũng có một số công ty không tải được BCTC quý 2 đã bị loại ra khỏi mẫu nghiên
cứu và thay vào đó bởi các công ty khác nên công ty cuối cùng có số thứ tự là 318.
BCTC năm 2016 và BCTC bán niên, BCTC quý 2 năm 2016 của 200 CTNY được chọn làm mẫu nghiên cứu này được tải thủ công từ hai trang web chính thức của SGDCK Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Việc đánh giá mức độ CBTT về EPS cũng như xác định các nhân tố ảnh hưởng được thực hiện lần lượt với 200 BCTC năm 2016, 200 BCTC bán niên 2016 và 200 BCTC quý 2 năm 2016 của 200 CTNY được lựa chọn này.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trên cơ sở lý thuyết khung và tổng quan các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTC đã trình bày ở Chương 1,