CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1.1. Giả thuyết về mức độ trì hoãn công bố báo cáo tài chính
Mức độ trì hoãn công bố BCTC được đo bằng tỷ lệ giữa độ trễ thực tế và độ trễ lý thuyết. Thông tư 155/2015/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2015) quy định cụ thể về thời hạn các CTNY phải công bố BCTC tùy theo loại BCTC. Đối với BCTC năm, thời hạn là trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đối với BCTC bán niên, đã được soát xét thời hạn là trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét nhưng không được vượt quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính. Đối với BCTC quý thời hạn là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý, BCTC quý được soát xét (nếu có) trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét.
Thông tư trên cũng quy định một số trường hợp được gia hạn, đối với BCTC năm không quá 100 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, BCTC bán niên không quá 60 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính, BCTC quý không quá 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
Theo tìm hiểu của tác giả tuy chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng về sự ảnh hưởng của mức độ trì hoãn công bố BCTC đến mức độ CBTT về EPS trong BCTC, nhưng có một số nghiên cứu đã thực hiện kiểm chứng mối liên hệ giữa độ trễ về CBTT với mức độ CBTT được đặt ra trên cơ sở lý thuyết tính kinh tế của thông tin (chẳng hạn, Nguyen, 2015). Theo lý thuyết này, các nhà quản trị DN sẽ dựa trên sự cân nhắc về mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích để quyết định về thời gian CBTT (liên quan đến độ trễ) và mức độ CBTT trên BCTC. Về lý thuyết, độ trễ quy định dài ngày hơn sẽ giúp cho người
chuẩn bị BCTC giữa niên độ có thêm thời gian để chuẩn bị BCTC, điều này có thể giúp gia tăng mức độ CBTT trên BCTC. Tuy nhiên, việc CBTT kịp thời lại là một trong những chỉ tiêu liên quan đến chất lượng CBTT trên BCTC. Bởi vì, đối với những bên liên quan trên thị trường chứng khoán việc nắm thông tin kịp thời là điều cực kì quan trọng, giúp họ đưa ra những quyết định tốt hơn (Aktas và Kargin, 2011). Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng các nhà quản lý cố tình trì hoãn CBTT bất lợi để có nhiều thời gian để hoàn thành các cuộc đàm phán hợp đồng theo những điều kiện khoản thuận lợi của họ (Verrecchia, 1983).
Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) đã kiểm chứng được mức độ trì hoãn của BCTC có tác động thuận chiều đến chất lượng BCTC. Trong khi đó, Nguyen (2015) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhân tố này đến mức độ CBTT trên BCTC dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế thông tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính kịp thời của việc CBTT có liên quan tích cực với mức độ CBTT, các công ty dành thời gian lâu hơn để phát hành BCTC có thể tiết lộ ít thông tin hơn. Dương Ngọc Như Quỳnh (2017) đã ghi nhận không có mối liên hệ giữa mức độ trì hoãn của BCTC giữa niên độ và mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ.
Vận dụng lý thuyết kinh tế thông tin và trên cơ sở các nghiên cứu trước, luận văn này dự đoán không có mối liên hệ nào giữa độ trễ của BCTC và mức độ CBTT về EPS. Theo đó, giả thuyết thứ nhất (H1) được đặt ra là:
H1 - Không có mối liên hệ giữa mức độ trì hoãn công bố BCTC và mức độ CBTT về EPS trên BCTC của các DN.