Đối với đơn vị công bố thông tin

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu về công bố thông tin lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.1.1. Đối với đơn vị công bố thông tin

Kết quả thống kê mô tả cho thấy chỉ số CBTT tổng hợp về EPS trên các loại BCTC (quý 2, bán niên, và năm) cũng như mức độ CBTT bắt buộc và tùy ý đều có sự chênh lệch khá lớn; mức độ CBTT về EPS cơ bản và EPS pha loãng cũng rất khác biệt. Điều này phản ánh các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ tuân thủ việc CBTT bắt buộc về EPS chứ chưa chú trọng đến việc công bố chi tiết các chỉ tiêu có liên quan đến EPS. Kết quả còn phản ánh việc CBTT về EPS chỉ được chú trọng trong BCTC năm và BCTC bán niên còn trong BCTC quý thì còn sơ sài, mang tính hình thức.

Để cải thiện mức độ CBTT về EPS. Thứ nhất, các DN phải trình bày rõ ràng việc lập BCTC được tuân thủ theo chuẩn mực kế toán VAS 30, VAS 27 chứ không phải tuyên bố chung chung là tuân thủ theo chế độ kế toán DN, các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản pháp lý có liên quan (Nguyễn Hữu Cường, 2015).

Thứ hai, khi trình bày số liệu về EPS cơ bản hay pha loãng trên báo cáo KQHĐKD thì cũng phải trình bày rõ hơn ở phần thuyết minh BCTC, hay khi giải trình chỉ tiêu EPS trong thuyết minh BCTC thì cũng phải trình bày số liệu cụ thể của chỉ tiêu này trên báo cáo KQHĐKD. Thông qua khảo sát 200 CTNY, nghiên cứu này ghi nhận được còn khá nhiều công ty chỉ trình bày chỉ tiêu EPS trên báo cáo KQHĐKD hoặc thuyết minh BCTC mà không đồng thời trình bày trên cả hai.

Thứ ba, đối với việc CBTT về EPS pha loãng, như đã phân tích ở trên, phần lớn các CTNY không CBTT về chỉ tiêu này. Cần lưu ý rằng, VAS 30 (đoạn 65) quy định DN có thể trình bày chung một số liệu trên báo cáo KQHĐKD nếu EPS cơ bản và EPS pha loãng bằng nhau.

Thứ tư, trong BCTC bán niên và BCTC quý, DN cần chú trọng đến việc trình bày chỉ tiêu EPS. Không phải chỉ CBTT về chỉ tiêu này trên BCTC năm, mà cần phải trình bày trên cả 3 loại BCTC (theo quy định tại đoạn 64 của VAS 30) để người sử dụng biết được tình hình biến động EPS qua từng kỳ báo cáo trong năm.

Thứ năm, khi CBTT về EPS ngoài việc phải trình bày trên báo cáo KQHĐKD, DN cần nêu rõ cách thức tính tử số và mẫu số của EPS trong bản thuyết minh BCTC. Ngoài ra có thể cung cấp thêm thông tin so sánh cho người sử dụng BCTC.

4.1.2. Đối với nhà nƣớc

Quy định về CBTT về EPS pha loãng tại Việt Nam vẫn còn một số nội dung trình bày chưa rõ như trong đoạn 10 của VAS 27 sử dụng khái niệm “Lợi nhuận trên một cổ phiếu trước và sau ngày phân phối” thay vì dùng thuật ngữ thống nhất với IAS 34 là lợi nhuận cơ bản và pha loãng trên mỗi cổ phiếu. Thông tư 20/2006/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2006) cũng không có giải thích gì thêm vệc trình bày chỉ tiêu lợi nhuận pha loãng trên mỗi cổ phiếu.

Điều này có thể ảnh hưởng đến việc trình bày chỉ tiêu trên (xem Nguyễn Hữu Cường, 2015). Vì vậy, để góp phần nâng cao mức độ CBTT về EPS trên BCTC, Nhà nước và cơ quan quản lý nên hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn về CBTT về EPS trên thị trường chứng khoán ngày càng rõ ràng, cụ thể và phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là quy định về việc trình bày EPS trong BCTC quý.

Mức độ CBTT tuỳ ý về EPS còn rất thấp so với mức độ CBTT bắt buộc về EPS. Điều này có thể do bản chất của việc CBTT tuỳ ý là không có quy định chi tiết về việc công bố nên các CTNY có thể còn e ngại do không hiểu rõ hoặc không muốn công bố. Từ thực tế như vậy, các cơ quan quản lý nên thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về chính sách mới, các quy định mới về CBTT về EPS, cũng như những lợi ích từ việc CBTT đến các CTNY để họ hiểu được những quyền lợi khi CBTT về EPS kịp thời và các bất lợi khi chỉ CBTT theo kiểu hình thức, mang tính đối phó.

Trong khi các quy định hiện hành yêu cầu các CTNY phải công bố cả hai loại EPS cơ bản và EPS pha loãng trên BCTC năm và BCTC bán niên, thì kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT bắt buộc về EPS còn thấp, đặc biệt là về EPS pha loãng. Điều này có thể là do các chế tài xử phạt vi phạm CBTT của các CTNY vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc và đủ tính răng đe. Chính vì vậy cần phải nâng cao tính hiệu quả giám sát, xử lý các sai phạm liên quan đến việc CBTT về EPS trên thị trường chứng khoán.

SGDCK Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nên soát xét kịp thời các BCTC được các CTNY công bố. Căn cứ vào đó, SGDCK kịp thời yêu cầu các CTNY giải trình hoặc điều chỉnh các chỉ tiêu về EPS chưa tuân thủ. Sau khi soát xét, các CTNY sẽ được thông báo bằng văn bản và theo đó các CTNY sẽ nộp lại BCTC đã được chỉnh sửa kèm theo giải trình (Nguyễn Hữu Cường, 2016).

4.1.3. Hàm ý từ sự ảnh hƣởng của chủ thể kiểm toán

Tuy rằng, kết quả nghiên cứu cho thấy chủ thể kiểm toán chỉ ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC bán niên, nhưng cũng thấy được rằng khi BCTC được kiểm toán bởi các đơn vị kiểm toán là những công ty lớn thì khả năng ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC cao hơn so với các công ty được chủ thể kiểm toán nhỏ kiểm toán BCTC. Từ đó thấy được chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán cần phải được nâng cao hơn, điều này đòi hỏi các DN làm dịch vụ kiểm toán cần phải đào tạo nguồn lực tốt hơn và xây dựng các quy trình, tài liệu hướng dẫn cụ thể cho việc kiểm toán phù hợp với từng loại hình, quy mô kiểm toán. Nhà nước và các cơ quan quản lý nên siết chặt những quy định về tư cách hành nghề của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán, xử phạt nghiêm khắc khi có những hành vi gian lận, cấu kết giữa công ty kiểm toán và CTNY để cố tình làm sai, điều chỉnh số liệu, dẫn đến sai lệch tình hình tài chính của CTNY.

4.1.4. Hàm ý từ sự ảnh hƣởng của mức độ trì hoãn công bố BCTC

Tương tự như chủ thể kiểm toán, nhân tố mức độ trì hoãn CBTT chỉ có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC quý 2. Tuy vậy, mối quan hệ của mức độ CBTT và mức độ trì hoãn lại làm ảnh hưởng đến tính kịp thời và minh bạch của thông tin được công bố. Vì thế, các cơ quan quản lý cũng nên xử lý nghiêm những trường hợp các CTNY cố tình trì hoãn việc nộp BCTC cũng như các SGDCK nhận được BCTC của CTNY nhưng để chậm trễ trong việc công bố chính thức ra thị trường.

Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu thì mức độ trì hoãn CBTT không ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm và BCTC bán niên, hay nói cách khác là những hạn chế về thời gian để chuẩn bị hai loại BCTC này không ảnh hưởng đến mức độ thông tin được công bố nên các nhà hoạch định

chính sách có thể cân nhắc rút ngắn thời gian phát hành BCTC năm và BCTC bán niên (Nguyen, 2015).

4.1.5. Hàm ý từ sự ảnh hƣởng của quy mô DN

Quy mô DN được xác định là có ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm. Điều này có thể được hiểu là các CTNY có quy mô lớn hơn thì sẽ có động cơ hơn đối với việc phát đi các tín hiệu tích cực đến các nhà đầu tư. Theo đó, khi DN hoạt động hiệu quả thì tổng tài sản tăng lên, làm cho mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm sẽ được cải thiện. Nhờ đó, DN có thể nâng cao được uy tín và danh tiếng trên thị trường chứng khoán, thu hút nhiều nhà đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của DN.

4.1.6. Hàm ý từ sự ảnh hƣởng của khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu theo kết quả nghiên cứu thì có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC quý 2. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông và vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên, việc CBTT về EPS càng rõ ràng thì cổ phiếu của DN càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn, điều này phù hợp với lý thuyết tín hiệu.

4.2. KẾT LUẬN

4.2.1. Kết quả đạt đƣợc

Hiện nay tại Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu về mức độ CBTT trên BCTC của các DN và hầu hết đều là CBTT tổng hợp nhưng lại chưa có nghiên cứu nào nói riêng về mức độ CBTT về EPS trên BCTC của các CTNY; Trong khi đó, EPS là một chỉ tiêu rất có ý nghĩa đối với các bên liên quan, đặc biệt là các nhà đầu tư. Đề tài này nghiên cứu sâu hơn về mức độ CBTT và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên hai SGDCK

lớn nhất Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT về EPS (bao gồm EPS cơ bản và EPS pha loãng) trên các loại BCTC còn thấp, cả về mức độ tuân thủ cũng như tùy ý.

Mặc dù, kết quả nghiên cứu chưa tìm ra nhân tố ảnh hưởng chung đến việc CBTT về EPS cho tất cả các loại BCTC, nhưng với từng loại BCTC luận văn cũng đã tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến việc CBTT. Từ đó, cung cấp cho người đọc một cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình CBTT EPS trên từng loại BCTC hiện nay tại Việt Nam.

Ngoài ra, với việc chọn mẫu nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, nghiên cứu mong rằng kết quả sẽ phản ánh chính xác tình hình thực trạng so với việc chọn mẫu theo quy mô như các nghiên cứu trước đây.

4.2.2. Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu này có những hạn chế về quy mô của mẫu nghiên cứu: chỉ nghiên cứu 200 BCTC năm, 200 BCTC bán niên, 200 BCTC quý 2 năm 2016 của 200 CTNY trên hai SGDCK Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu bằng việc tăng cỡ mẫu để nghiên cứu có mức độ tin cậy hơn.

Các chỉ tiêu để xác định mức độ CBTT về EPS còn hạn chế, chưa đánh giá được mức độ quan trọng theo từng mục tin mà chỉ cố gắng bao quát đầy đủ các thông tin liên quan đến việc công bố EPS. Thang đo chỉ mới dừng lại ở việc vận dụng phương pháp không có trọng số. Do đó, các nghiên cứu sau có thể khảo sát các bên có liên quan để đánh giá được mức độ hữu ích của từng mục tin; trên cơ sở đó lựa chọn được các chỉ tiêu quan trọng để đưa vào hệ thống chỉ mục để đánh giá mức độ CBTT về EPS chính xác và đáng tin cậy hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Qua quá trình thu thập số liệu, tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu các vấn đề liên quan, luận văn đã góp phần giúp người đọc hiểu được thực trạng CBTT về EPS trên BCTC của các CTNY tại Việt Nam. Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình hình CBTT về EPS trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng như các khiến nghị của tác giả với mong muốn góp một phần nhỏ giúp các CTNY tại Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của việc CBTT về EPS trên BCTC, từ đó chú trọng hơn trong việc lập và CBTT trong BCTC của DN để giảm thiếu những sai phạm trong việc CBTT trên BCTC.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Bộ Tài chính. (2005). Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005

Ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 5).

[2] Bộ Tài chính. (2005). Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 Ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 4).

[3] Bộ Tài chính. (2006). Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 Hướng dẫn kế toán thực hiện sáu chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 12/2005/Q Đ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

[4] Bộ Tài chính. (2014). Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp.

[5] Bộ Tài chính. (2015). Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 Hướng dẫn Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

[6] Dương Ngọc Như Quỳnh. (2017). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

mức độ công bố thông tin tùy ý trên báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khóa Việt Nam. Luận

văn thạc sĩ kế toán, Đại học Đà Nẵng.

[7] Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường (2014), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Phát triển Kinh tế, số 290, tr 42- 60.

[8] Hoàng Thị Bích Ngọc (2017), “Nghiên cứu kế toán quản trị môi trường dưới góc nhìn của các lý thuyết kinh tế chính trị”, Tạp chí Kế toán và

Kiểm toán, số T4/2017.

[9] Ngô Thu Giang. (2014). Tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm công ty

niêm yết tới mức độ công bố thông tin và hệ quả của nó. Luận án tiến

[10] Nguyễn Hữu Cường. (2015). Công bố thông tin trong báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Tồn tại và giải pháp. Kinh tế và phát triển, 221, tr 82-90. [11] Nguyễn Hữu Cường. (2016). Báo cáo tài chính giữa niên độ ở Việt Nam:

Thực tiễn và giải pháp. Nghiên cứu kinh tế, 9(460), tr 31-37.

[12] Nguyễn Hữu Cường. (2017). Lý thuyết khung áp dụng trong các nghiên cứu công bố thông tin trong báo cáo tài chính. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, 163, tr 22-25.

[13] Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc. (2018). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp thuộc ngành tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu kinh tế, 4(479), tr 33-41.

[14] Nguyễn Thị Thu Hảo. (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE.

Phát triển Kinh tế, 26(11), tr 99-115.

[15] Nguyễn Thị Phương Hồng. (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của CTNY trên thị trường chứng khoán – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Luận án tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh.

[16] Nguyễn Thị Thuỷ Hưởng. (2014). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong Báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp chế biến lương thực thực phẩm niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ kế toán, Đại

học Đà Nẵng.

[17] Nguyễn Trọng Nguyên (2014), Tác động của quản trị công ty đến chất lượng thông tin BCTC tại các CTNY tại Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ

[18] Nguyễn Thị Thanh Phương. (2013). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong Báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[19] Phạm Hữu Hồng Thái và Lê Dũng Hiệp. (2016). Yếu tố quyết định giá cổ phiếu niêm yết và hàm ý chính sách. Tạp chí Tài chính, 638, tr 61- 64.

[20] Phạm Thị Thu Đông. (2013). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh Tế, Đại học Đà

Nẵng.

[21] Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (2013), Sổ tay công bố thông tin dành cho công ty niêm yết.

[22] Trương Đông Lộc. (2014). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá cổ phiếu: Các bằng chứng từ Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 33, tr 72-78.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu về công bố thông tin lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)